"Muốn làm tiếp viên hàng không ở Đài Loan, đâu chỉ chỉ thi đỗ là xong chuyện!?"
Trở thành nữ tiếp viên hàng không, có lẽ là ước mơ của rất nhiều cô gái trẻ bởi nhiều người nghĩ rằng, làm nghề này được đi nhiều, biết rộng và có mức thu nhập cao.
Trên mỗi chuyến bay, nữ tiếp viên bao giờ cũng xuất hiện với vẻ ngoài xinh đẹp, ăn mặc chỉn chu. Ngoài đời, trên các trang mạng xã hội, họ lại thể hiện một cuộc sống vui vẻ, thường xuyên đi du lịch, check-in ở nhiều địa điểm với những hàng quán "sang chảnh"... Những điều ấy, chỉ nghĩ thôi cũng đủ làm nhiều người ghen tị.
Ít ai biết, nghề này rất vất vả. Ngay cả chuyện thi đỗ vào các hãng hàng không, nhất là các hãng nước ngoài đều chẳng hề dễ dàng.
Chia sẻ về chuyện trở thành tiếp viên hàng không tại Đài Loan, Dương Hoàng Hải Yến (SN 1989, hiện đang làm việc tại hãng Eva Air) tâm sự: "Để thi đỗ vào hãng đã rất khó nhưng có thể trụ lại sau khóa huấn luyện thì càng khó hơn vì nếu không đạt yêu cầu, bạn sẽ bị sàng lọc".
Chia sẻ về quá trình thi tuyển làm tiếp viên hàng không tại Đài Loan, Yến tâm sự: "Việc thi tuyển tương đối khó, hồ sơ dự tuyển rất nhiều, khoảng 800 hồ sơ mà chỉ chọn gần 40 bạn, chưa kể trong quá trình đào tạo sẽ chọn lọc tiếp".
Yến kể, trong suốt 12 tuần tập huấn, cô liên tục phải thi rất nhiều môn. Có môn vừa học xong hôm nay, ngày mai đã phải làm bài thi và điểm số bắt buộc đạt 100%. Chỉ một sai sót nhỏ, tiếp viên tương lai sẽ phải thi lại lần 2 và nếu lần sau vẫn không đạt, họ buộc phải xách vali về nước.
Suốt thời gian đó, cô và các ứng viên khác đều rất căng thẳng. Ngày nào họ cũng học từ 8h30 đến 17h30, sau đó đi ăn và khi về phòng lại tiếp tục lao đầu vào học và chuẩn bị cho bài thi ngay hôm sau.
"Mình và các bạn cùng phòng thường ăn xong, về chợp mắt một lát vì quá mệt. Sau đó 21h thì bật dậy, học cho đến 2-3h sáng rồi mới ngủ. Thế nhưng, sáng hôm sau vẫn dậy sớm vì còn phải trang điểm, bới tóc đúng kỹ thuật", Yến kể về những ngày tháng vất vả mà cô từng trải qua.
Theo Yến, hãng hàng không cô làm việc cực kỳ khắt khe trong quá trình đào tạo. Nếu không thi qua các bài kiểm tra hoặc các thầy, cô cảm thấy ai đó không đủ điều kiện, họ sẵn sàng đánh trượt. Vì thế, việc qua đợt thi tuyển mới chỉ là nấc thang đầu tiên dành cho các nữ tiếp viên.
Muốn làm tiếp viên hàng không tại Đài Loan, tiếng Hoa là một lợi thế
Theo Hải Yến, tiêu chí lựa chọn tiếp viên hàng không của mỗi hãng đều khá giống nhau, bao gồm chiều cao quy định, khả năng ngoại ngữ và điều kiện sức khỏe.
"Tuy nhiên nếu muốn làm việc tại Đài Loan, tiếng Anh giao tiếp của các bạn phải cực tốt vì ở đây, có lẽ bất cứ ai cũng có thể nói tiếng Anh, từ nhân viên nhà bếp tại công ty của mình hay nhân viên lái xe khách sạn...", Yến nói.
Theo Yến, nếu bạn trẻ nào biết thêm tiếng Hoa thì đó là một lợi thế rất lớn. "Cũng không cần phải có bằng cấp tiếng Hoa vì nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra khả năng này trong quá trình phỏng vấn", Yến nói thêm.
Yến kể, làm việc tại Đài Loan cũng có rất nhiều khó khăn mà trước hết là những cú sốc văn hóa. "Đài Loan là một nơi cực kỳ văn minh. Ở đây, người dân có thể xếp hàng dài cả cây số chỉ để chờ lên thang máy hay chờ đi xe buýt... Khi tới đây học tập và làm việc, mình bắt buộc phải đặt mình vào khuôn khổ và phép tắc mà người ta đã đặt ra. Lúc đầu cũng có chút chưa quen nhưng bây giờ thì mình rất yêu mảnh đất này".
Nhưng đó chỉ là vấn đề hòa nhập cuộc sống nơi xứ người. Đối với bản thân Yến, cô còn gặp phải rất nhiều khó khăn khác. Yến chia sẻ, cô là một trong số ít tiếp viên người Việt của hãng. Vì thế, có nhiều chuyến bay, chỉ có mình cô là người Việt Nam. Khi mới vào làm việc, Yến cảm thấy rất cô đơn khi trên những chuyến bay dài 15-16 tiếng đồng hồ mà không có ai có chia sẻ, tâm sự cùng mình.
"Đôi khi mình còn gặp phải chuyện bất đồng về ngôn ngữ vì mặc dù nói tiếng Anh nhưng dù sao đó cũng không phải là tiếng mẹ đẻ. Điều này tạo nên những hiểu lầm giữa mình và các tiếp viên khác, có lúc không biết phải giải thích thế nào", Yến kể.
Tiếp viên hàng không phải là người đa-zi-năng
Theo Yến, ngoài việc có ngoại hình tốt, khả năng sử dụng tiếng Anh, tiếng Hoa trong giao tiếp, các nữ tiếp viên còn phải rất nhanh nhẹn và có tính cẩn thận, hết lòng vì công việc.
Thực tế, hàng không tuy được đánh gia là an toàn nhưng cũng không ít rủi ro. Vì thế, trên máy bay, các nữ tiếp viên phải chuẩn bị tinh thần cho tất cả các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ít ai biết, họ có thể giúp hành khách thoát hiểm chỉ trong vòng 90 giây, là những người thoát hiểm sau cùng để chắc chắn rằng không có một hành khách nào bị thương hay còn lại trên máy bay cũng như phải nắm chắc được tình trạng hư hại trên máy bay sau khi sự cố xảy ra, để có bước xử lý tiếp theo.
Nữ tiếp viên không chỉ biết bưng bê, phục vụ trà, cà phê mà họ còn phải một mình, kéo những xe thức ăn cùng đồ uống nặng cả trăm cân để phục vụ cho hơn 200 khách hàng. "Mọi người nghĩ đơn giản nghề này chỉ là việc phục vụ thôi nhưng đối với con gái bọn mình, trên máy bay còn có rất nhiều việc nặng nhọc, đôi khi rất cần phái mạnh giúp đỡ".
Đối với tiếp viên Việt Nam bên hãng hàng không mà Yến làm việc, họ chủ yếu sẽ bay các chuyến đi Mỹ nên đa phần là bay đêm. Họ cứ bay hết một chuyến lại về Việt Nam nên việc sang Mỹ ngủ giờ Việt Nam và Việt Nam lại quen múi giờ Mỹ xảy ra khá phổ biến. Điều ấy khiến cuộc sống của các tiếp viên cũng ít nhiều bị xáo trộn.
"Việc thay đổi múi giờ khiến nhiều bạn bị mất ngủ trầm trọng, cần đến sự trợ giúp của thuốc. Như mình khi về đến Việt Nam, đa phần thời gian là ngủ, quỹ thời gian dành cho gia đình, bạn bè cũng hạn chế hơn. Đó là một thiệt thòi nhưng vì yêu nghề, mình buộc phải chấp nhận và làm quen".
Yến cho rằng, ngoài khả năng nghiệp vụ chuyên môn, để làm tốt công việc tiếp viên hàng không, bạn cần có một cơ thể khỏe mạnh. "Chế độ tập luyện phải được chú trọng. Ở công ty mình luôn có đủ trang thiết bị để phục vụ việc tập luyện của tiếp viên".
Yến chia sẻ, trong suốt quãng thời gian làm việc tại Đài Loan, cô luôn tâm niệm, mình phải cố gắng trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, đảm bảo lúc nào cũng nắm chắc các kiến thức an toàn bay để biết cách xử lý tốt nhất khi gặp các tình huống bất ngờ.
"Trên máy bay cũng có rất nhiều rủi ro nên các nữ tiếp viên phải hết sức cẩn thận, nhanh nhẹn và trên hết là giữ thái độ phục vụ hành khách hết lòng. Nhiều người cứ nghĩ đây là nghề "sang chảnh" nhưng khi thực sự bắt tay vào làm mới biết, ngoài những hào nhoáng, nghề này cũng có nhiều vui buồn và nhất là rất vất vả", Yến tâm sự.
Trở thành nữ tiếp viên hàng không, có lẽ là ước mơ của rất nhiều cô gái trẻ bởi nhiều người nghĩ rằng, làm nghề này được đi nhiều, biết rộng và có mức thu nhập cao.
Trên mỗi chuyến bay, nữ tiếp viên bao giờ cũng xuất hiện với vẻ ngoài xinh đẹp, ăn mặc chỉn chu. Ngoài đời, trên các trang mạng xã hội, họ lại thể hiện một cuộc sống vui vẻ, thường xuyên đi du lịch, check-in ở nhiều địa điểm với những hàng quán "sang chảnh"... Những điều ấy, chỉ nghĩ thôi cũng đủ làm nhiều người ghen tị.
Trở thành tiếp viên hàng không là niềm mơ ước của rất nhiều cô gái trẻ.
Ít ai biết, nghề này rất vất vả. Ngay cả chuyện thi đỗ vào các hãng hàng không, nhất là các hãng nước ngoài đều chẳng hề dễ dàng.
Chia sẻ về chuyện trở thành tiếp viên hàng không tại Đài Loan, Dương Hoàng Hải Yến (SN 1989, hiện đang làm việc tại hãng Eva Air) tâm sự: "Để thi đỗ vào hãng đã rất khó nhưng có thể trụ lại sau khóa huấn luyện thì càng khó hơn vì nếu không đạt yêu cầu, bạn sẽ bị sàng lọc".
Hải Yến chụp ảnh cùng Tina - nữ tiếp viên người Việt làm việc cho hãng hàng không Hàn Quốc.
Chia sẻ về quá trình thi tuyển làm tiếp viên hàng không tại Đài Loan, Yến tâm sự: "Việc thi tuyển tương đối khó, hồ sơ dự tuyển rất nhiều, khoảng 800 hồ sơ mà chỉ chọn gần 40 bạn, chưa kể trong quá trình đào tạo sẽ chọn lọc tiếp".
Yến kể, trong suốt 12 tuần tập huấn, cô liên tục phải thi rất nhiều môn. Có môn vừa học xong hôm nay, ngày mai đã phải làm bài thi và điểm số bắt buộc đạt 100%. Chỉ một sai sót nhỏ, tiếp viên tương lai sẽ phải thi lại lần 2 và nếu lần sau vẫn không đạt, họ buộc phải xách vali về nước.
Hải Yến quê gốc ở Sơn La, làm tiếp viên hàng không tại Đài Loan từ năm 2013.
Bức ảnh Hoàng Yến chụp chung với thần tượng là ca sĩ Lam Trường.
Suốt thời gian đó, cô và các ứng viên khác đều rất căng thẳng. Ngày nào họ cũng học từ 8h30 đến 17h30, sau đó đi ăn và khi về phòng lại tiếp tục lao đầu vào học và chuẩn bị cho bài thi ngay hôm sau.
"Mình và các bạn cùng phòng thường ăn xong, về chợp mắt một lát vì quá mệt. Sau đó 21h thì bật dậy, học cho đến 2-3h sáng rồi mới ngủ. Thế nhưng, sáng hôm sau vẫn dậy sớm vì còn phải trang điểm, bới tóc đúng kỹ thuật", Yến kể về những ngày tháng vất vả mà cô từng trải qua.
Theo Yến, hãng hàng không cô làm việc cực kỳ khắt khe trong quá trình đào tạo. Nếu không thi qua các bài kiểm tra hoặc các thầy, cô cảm thấy ai đó không đủ điều kiện, họ sẵn sàng đánh trượt. Vì thế, việc qua đợt thi tuyển mới chỉ là nấc thang đầu tiên dành cho các nữ tiếp viên.
Muốn làm tiếp viên hàng không tại Đài Loan, tiếng Hoa là một lợi thế
Theo Hải Yến, tiêu chí lựa chọn tiếp viên hàng không của mỗi hãng đều khá giống nhau, bao gồm chiều cao quy định, khả năng ngoại ngữ và điều kiện sức khỏe.
"Tuy nhiên nếu muốn làm việc tại Đài Loan, tiếng Anh giao tiếp của các bạn phải cực tốt vì ở đây, có lẽ bất cứ ai cũng có thể nói tiếng Anh, từ nhân viên nhà bếp tại công ty của mình hay nhân viên lái xe khách sạn...", Yến nói.
Theo Yến, tiếp viên hàng không phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cực tốt.
Theo Yến, nếu bạn trẻ nào biết thêm tiếng Hoa thì đó là một lợi thế rất lớn. "Cũng không cần phải có bằng cấp tiếng Hoa vì nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra khả năng này trong quá trình phỏng vấn", Yến nói thêm.
Yến kể, làm việc tại Đài Loan cũng có rất nhiều khó khăn mà trước hết là những cú sốc văn hóa. "Đài Loan là một nơi cực kỳ văn minh. Ở đây, người dân có thể xếp hàng dài cả cây số chỉ để chờ lên thang máy hay chờ đi xe buýt... Khi tới đây học tập và làm việc, mình bắt buộc phải đặt mình vào khuôn khổ và phép tắc mà người ta đã đặt ra. Lúc đầu cũng có chút chưa quen nhưng bây giờ thì mình rất yêu mảnh đất này".
Khi mới sang Đài Loan, dù đã tìm hiểu kỹ nhưng Yến vẫn gặp nhiều khó khăn để hòa nhập với môi trường nước sở tại.
Nhưng đó chỉ là vấn đề hòa nhập cuộc sống nơi xứ người. Đối với bản thân Yến, cô còn gặp phải rất nhiều khó khăn khác. Yến chia sẻ, cô là một trong số ít tiếp viên người Việt của hãng. Vì thế, có nhiều chuyến bay, chỉ có mình cô là người Việt Nam. Khi mới vào làm việc, Yến cảm thấy rất cô đơn khi trên những chuyến bay dài 15-16 tiếng đồng hồ mà không có ai có chia sẻ, tâm sự cùng mình.
"Đôi khi mình còn gặp phải chuyện bất đồng về ngôn ngữ vì mặc dù nói tiếng Anh nhưng dù sao đó cũng không phải là tiếng mẹ đẻ. Điều này tạo nên những hiểu lầm giữa mình và các tiếp viên khác, có lúc không biết phải giải thích thế nào", Yến kể.
Tiếp viên hàng không phải là người đa-zi-năng
Theo Yến, ngoài việc có ngoại hình tốt, khả năng sử dụng tiếng Anh, tiếng Hoa trong giao tiếp, các nữ tiếp viên còn phải rất nhanh nhẹn và có tính cẩn thận, hết lòng vì công việc.
Thực tế, hàng không tuy được đánh gia là an toàn nhưng cũng không ít rủi ro. Vì thế, trên máy bay, các nữ tiếp viên phải chuẩn bị tinh thần cho tất cả các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ít ai biết, họ có thể giúp hành khách thoát hiểm chỉ trong vòng 90 giây, là những người thoát hiểm sau cùng để chắc chắn rằng không có một hành khách nào bị thương hay còn lại trên máy bay cũng như phải nắm chắc được tình trạng hư hại trên máy bay sau khi sự cố xảy ra, để có bước xử lý tiếp theo.
Yến chia sẻ, nghề tiếp viên hàng không đâu chỉ là nhân viên phục vụ đơn thuần
mà họ còn "gánh" trên vai rất nhiều trách nhiệm.
mà họ còn "gánh" trên vai rất nhiều trách nhiệm.
Nữ tiếp viên không chỉ biết bưng bê, phục vụ trà, cà phê mà họ còn phải một mình, kéo những xe thức ăn cùng đồ uống nặng cả trăm cân để phục vụ cho hơn 200 khách hàng. "Mọi người nghĩ đơn giản nghề này chỉ là việc phục vụ thôi nhưng đối với con gái bọn mình, trên máy bay còn có rất nhiều việc nặng nhọc, đôi khi rất cần phái mạnh giúp đỡ".
Đối với tiếp viên Việt Nam bên hãng hàng không mà Yến làm việc, họ chủ yếu sẽ bay các chuyến đi Mỹ nên đa phần là bay đêm. Họ cứ bay hết một chuyến lại về Việt Nam nên việc sang Mỹ ngủ giờ Việt Nam và Việt Nam lại quen múi giờ Mỹ xảy ra khá phổ biến. Điều ấy khiến cuộc sống của các tiếp viên cũng ít nhiều bị xáo trộn.
"Việc thay đổi múi giờ khiến nhiều bạn bị mất ngủ trầm trọng, cần đến sự trợ giúp của thuốc. Như mình khi về đến Việt Nam, đa phần thời gian là ngủ, quỹ thời gian dành cho gia đình, bạn bè cũng hạn chế hơn. Đó là một thiệt thòi nhưng vì yêu nghề, mình buộc phải chấp nhận và làm quen".
Yến cho rằng, ngoài khả năng nghiệp vụ chuyên môn, để làm tốt công việc tiếp viên hàng không, bạn cần có một cơ thể khỏe mạnh. "Chế độ tập luyện phải được chú trọng. Ở công ty mình luôn có đủ trang thiết bị để phục vụ việc tập luyện của tiếp viên".
Sở thích khi rảnh rỗi của Yến là đi du lịch.
Nhờ đặc thù nghề nghiệp, cô từng đặt chân đến rất nhiều quốc gia.
Cô cũng rất thích chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đẹp.
Yến chia sẻ, trong suốt quãng thời gian làm việc tại Đài Loan, cô luôn tâm niệm, mình phải cố gắng trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, đảm bảo lúc nào cũng nắm chắc các kiến thức an toàn bay để biết cách xử lý tốt nhất khi gặp các tình huống bất ngờ.
"Trên máy bay cũng có rất nhiều rủi ro nên các nữ tiếp viên phải hết sức cẩn thận, nhanh nhẹn và trên hết là giữ thái độ phục vụ hành khách hết lòng. Nhiều người cứ nghĩ đây là nghề "sang chảnh" nhưng khi thực sự bắt tay vào làm mới biết, ngoài những hào nhoáng, nghề này cũng có nhiều vui buồn và nhất là rất vất vả", Yến tâm sự.
Theo Trí Thức Trẻ