Trong quá trình đó, cô đã gặp Shama, cô gái trẻ bị thiêu sống vì lên tiếng tố cáo những kẻ đã hiếp dâm mình.
Người phụ nữ trẻ bị cháy đen, nứt toác và phồng rộp sau khi thoát khỏi đám cháy. Tuy nhiên, không phải cô bị mắc kẹt trong một đám cháy nhà hay một vụ tai nạn xe hơi mà cô bị thiêu sống khi đứng ra đấu tranh với những kẻ đã hãm hiếp cô.
Shama bị những kẻ đã hiếp dâm mình đổ dầu lên người rồi thiêu sống.
Sự dũng cảm của người phụ nữ có tên Shama bị đáp trả bằng những đám cháy. Những kẻ đã tấn công cô đổ đầy dầu lên người cô rồi chẩm lửa thiêu sống cô, để mặc cô vùng vẫy trong sợ hãi và đau đớn.
Smita Sharma, người kể lại vô vàn các câu chuyện đau thương của những nạn nhân trong suốt 2 năm qua nói với các phóng viên “Trước đây tôi chưa bao giờ nhìn thấy một người bị bỏng nặng như vậy. Anh trai và chị gái của cô ấy đang ở trong viện và họ cho phép tôi vào. Lẽ ra tôi không nên có mặt tại đây, nhưng mẹ cô gái muốn tôi kể lại mọi chuyện”.
Shama (tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính) cùng chịu chung số phận như những nạn nhân bị hãm hiếp khác. Tuy nhiên, ở Ấn Độ các nạn nhân bị đối xử như những tên tội phạm và những thủ phạm luôn được bào chữa, bảo vệ.
“Có một luật sư nói với tôi rằng “Bạn đang thổi phồng sự việc lên. Bất kì ai từ 12 đến 40 tuổi có quan hệ tình dục thì đó là quan hệ tình dục đồng thuận, không phải hiếp dâm”. Ông ta là một luật sư và tôi thực sự tức giận trước những gì ông ta nói”, Smita chia sẻ.
Sonia đang trên đường trở về nhà với người bạn của mình thì 2 tên lái xe tải là bạn của
gia đình đề nghị đưa các cô về nhà, nhưng chúng đã đưa 2 cô bé đi rồi hãm hiếp liên tục.
Cô bé 12 tuổi Pinky đã đến tham dự một lễ cưới trước khi một người phụ nữ mời cô sang
nhà mình chơi rồi bịt miệng cô bé cho người anh rể của mình hãm hiếp. chúng bắt Pinky
phải giữ im lặng nhưng cô đã dũng cảm kể lại cho bố mẹ mình rồi họ cùng đi báo cảnh sát.
Smita hi vọng rằng những câu chuyện như thế này sẽ khuyến khích mọi người nói
ra hoàn cảnh của mình.
Những câu chuyện của Smita không chỉ hướng đến các cô gái còn sống sót mà còn hướng đến gia đình của các nạn nhân, những người sẵn sàng phá vỡ các điều cấm kị và lên tiếng cho người thân của mình.
Trong 2 năm vừa qua, chương trình Chronicles of Courage (Những câu chuyện về lòng dùng cảm) đã mang Smita đến với rất nhiều trường hợp tội phạm gây sốc tại đất nước có tới 36,735 vụ hiếp dâm chỉ riêng năm 2014.
Mansi, 13 tuổi, bị một người đàn ông buôn bán và hãm hiếp. Cô đã tìm cách trốn thoát
trước khi người đàn ông đó bán cô cho nhà thổ. Mansi đã tố cáo với cảnh sát nhưng
thay vì truy tố người đàn ông đó, họ đã bắt giam cô. Người đàn ông đó đến từ cộng
đồng Yadav và rất có ảnh hưởng tài chính. Theo Smita, Mansi không phải
là nạn nhân nhỏ tuổi nhất bị hãm hiếp như vậy
Smita chỉ có thể sưu tầm các câu chuyện bằng cách sử dụng chiếc camera như là chiếc áo giáp, bảo vệ cô khỏi những tình huống tồi tệ nhất vào thời gian đó. Chỉ đến khi cô bắt đầu dùng những hình ảnh, cô mới có thể truyền tải được hết tất cả những điều khủng khiếp mà cô được nghe.
Giống như câu chuyện của Tabbu, một cô bé 6 tuổi bị hãm hiếp rồi giết chết bởi một người đàn ông bệnh hoạn. Bố mẹ cô bé đã phát hiện con gái mình bị người đàn ông này hiếp dâm trước đó, nhưng họ chọn cách bỏ qua.
“Họ đang tìm kiếm một cô gái để kết hôn với người đàn ông đó, hi vọng rằng điều này sẽ giải quyết được mọi vấn đề”, Smita cho biết.
Tuy nhiên mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Lần cuối cùng cô bé được nhìn thấy đang ngồi lên vai của người đàn ông. Vài giờ sau đó, anh ta là một trong những người trong làng cùng đi tìm kiếm Tabbu. Chỉ đến khi người phụ nữ nhìn thấy cô bé và người đàn ông này đi chung với nhau tiết lộ những gì cô đã chứng kiến, anh ta mới thú nhận tội ác của mình.
Sau đó, anh ta đã đưa bố mẹ của Tabbu đến nơi anh ta bỏ rơi cô bé, trần truồng trên một cánh đồng.
“Khi tôi nói chuyện với mẹ của Tabbu, bà nói với tôi rằng nếu anh ta hãm hiếp con bé, bà ấy có thể chịu đựng được nhưng tại sao anh ta lại giết con bé?”, người mẹ của Tabbu đau đớn nói.
Cha của tên thủ phạm đã lao vào một đoàn tàu để tự tử ngay trong đêm hôm đó vì xấu hổ. Sau đó người ta cũng tìm thấy xác của một người phụ nữ bị giết và vất trên đường phố với đôi mắt đã bị kiến ăn mòn.
Kalpana, 17 tuổi, bị ép phải kết hôn với kẻ đã hãm hiếp mình sau khi cô mang thai.
Cô không chịu và đã bị đuổi ra khỏi nhà. Cô đã chuyển đên Kolkata và làm việc trong
một salon làm tóc. Smita tin rằng, tại một số nơi, nếu phụ nữ được giáo dục
và trao quyền nhiều hơn, mọi vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
Con gái của Hemanti, Sumana mới chỉ 20 khi cô bị hãm hiếp nhiều lần bởi ba người đàn ông,
trước khi chúng giết chết cô. Tại Ấn Độ, khi xảy ra một vụ hiếp dâm, người ta thường đổ
lỗi cho nạn nhân hơn là truy cứu trách nhiệm của thủ phạm. Smita mong rằng dự án
của cô có thể cải thiện thực tế này.
Một nhân viên văn phòng đã bị hãm hiếp và giết chết bởi 2 người đàn ông , một 20 tuổi và một 17 tuổi.
“Mẹ của cô gái vô cùng giận giữ. Một cô gái như vậy, bị giết chết một cách tàn bạo... thực sự rất tàn bạo”, Smita cho biết.
Các cô gái đầu tiên nói chuyện với Smita là Sonia và bạn của cô Prajuna, những cô bé mới chỉ 14 tuổi. Khi đó, những người đàn ông là bạn của gia đình các cô gái đề nghị đưa các cô về nhà
“Chúng thay nhau hãm hiếp các họ. Các cô bé bị chảy máu nghiêm trọng. Họ bị đưa đến nơi không có ánh sáng cũng chẳng có điện. Họ thức dậy vào lúc nửa đêm, trần truồng và chảy máu. Họ đi bộ hơn 5km để trở về nhà”.
Gia đình của các cô gái đã dũng cảm tố cáo và những tên đàn ông này đã bị bắt và bỏ tù. Đổi lại, họ đã bị trưởng làng đe dọa vì hành động làm mất thể diện làng của mình. Nó toàn toàn giống với những gì Smita phải trải qua khi cô cố gắng sưu tầm các câu chuyện về những người phụ nữ nơi đó. Trong một số trường hợp, Smita còn bị 10 đến 12 người đàn ông cầm dao bao vây và truyền đạt lại lời đe dọa của trưởng làng.
“Họ hỏi tôi những gì tôi đang làm tại đó. Họ đang cố bảo vệ mọi thứ trong ngôi làng của họ. Họ lo sợ danh dự của làng có thể bị ảnh hưởng khi những câu chuyện của tôi lan truyền ra xã hội. Tất cả chỉ vì danh dự và sự xấu hổ”, Smita chia sẻ.
Rabri, là mẹ của Rajani, 15 tuổi, đã bị cưỡng hiếp bởi một người đàn ông
trong làng khi cô ra ngoài đi vệ sinh
Nurse Parama, 23 tuổi, đã bị cưỡng hiếp bởi người chồng cũ của mình trước mặt 4 người
bạn của anh ta. những người bạn của anh ta được mời để chứng kiến anh ta sỉ nhục vợ mình.
Chúng vỗ tay reo hò cổ vũ cho người bạn mình hiếp dâm.
Kể từ đó, Smita giả làm một nhân viên y tế, thậm chí cô phải đến thăm các hộ gia đình khác, đưa ra các lời khuyên để làm cho câu chuyện của mình hợp lý hơn.
Cho đến hiện tại, có khoảng 20 nạn nhân sống sót, hoặc gia đình của họ đồng ý nói chuyện với Smita, một con số ấn tượng tại nơi có quá nhiều điều cấm kị xung quanh những nạn nhân bị hãm hiếp.
Thậm chí ngay cả Smita, người bị lạm dụng tình dục bởi một vị giáo sư khi cô còn trẻ cũng nhận thức được rằng việc nói ra mọi chuyện là vô cùng khó khăn. Smita đã bị bắt phải giữ im lặng khi cô bị tấn công. Cô nói đó là sự “non nớt và ngây thơ”.
“Mọi người đã lên tiếng nhiều hơn, đặc biệt là ở các thành phố. Nhưng nếu bạn đi đến các thị trấn hoặc ngôi làng nhỏ, mọi thứ sẽ tồi tệ hơn. Với tôi, tôi nhắm mục tiêu vào những phụ nữ được giáo dục và có quyền lực trong gia đình và xã hội”.
Shama là một trong những cô gái có giáo dục, thành viên duy nhất trong nhà được theo học đại học khi cô bị hãm hiếp và thiêu sống. Một thời gian ngắn sau vụ tấn công, cô và mẹ mình tìm đến sự giúp đỡ của cảnh sát để tìm ra những kẻ đã cố gắng giết cô. Nhưng họ đã không làm gì cả cho đến khi Shama chết và các tổ chức bên ngoài lên tiếng giúp đỡ gia đình cô tìm lại công lý cho cô gái nhỏ bất hạnh.
Smita đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình sưu tầm các câu chuyện của
những người phụ nữ bất hạnh nhưng cô luôn tự nhủ mình phải tiếp tục dù phía trước
có khó khăn thế nào đi chăng nữa.
Đó là câu chuyện của Shama và của rất nhiều những phụ nữ may mắn sống sót khác, những người đã thúc đẩy Smita tiến lên và viết tiếp các câu chuyện.
“Thực tế cho thấy rằng họ luôn cố gắng biện minh cho những điều đã xảy ra. Điều đó khiến tôi cảm thấy rằng mình phải tiếp tục dù có bất kì điều gì xảy ra đi chăng nữa”.
Người phụ nữ trẻ bị cháy đen, nứt toác và phồng rộp sau khi thoát khỏi đám cháy. Tuy nhiên, không phải cô bị mắc kẹt trong một đám cháy nhà hay một vụ tai nạn xe hơi mà cô bị thiêu sống khi đứng ra đấu tranh với những kẻ đã hãm hiếp cô.
Shama bị những kẻ đã hiếp dâm mình đổ dầu lên người rồi thiêu sống.
Sự dũng cảm của người phụ nữ có tên Shama bị đáp trả bằng những đám cháy. Những kẻ đã tấn công cô đổ đầy dầu lên người cô rồi chẩm lửa thiêu sống cô, để mặc cô vùng vẫy trong sợ hãi và đau đớn.
Smita Sharma, người kể lại vô vàn các câu chuyện đau thương của những nạn nhân trong suốt 2 năm qua nói với các phóng viên “Trước đây tôi chưa bao giờ nhìn thấy một người bị bỏng nặng như vậy. Anh trai và chị gái của cô ấy đang ở trong viện và họ cho phép tôi vào. Lẽ ra tôi không nên có mặt tại đây, nhưng mẹ cô gái muốn tôi kể lại mọi chuyện”.
Shama (tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính) cùng chịu chung số phận như những nạn nhân bị hãm hiếp khác. Tuy nhiên, ở Ấn Độ các nạn nhân bị đối xử như những tên tội phạm và những thủ phạm luôn được bào chữa, bảo vệ.
“Có một luật sư nói với tôi rằng “Bạn đang thổi phồng sự việc lên. Bất kì ai từ 12 đến 40 tuổi có quan hệ tình dục thì đó là quan hệ tình dục đồng thuận, không phải hiếp dâm”. Ông ta là một luật sư và tôi thực sự tức giận trước những gì ông ta nói”, Smita chia sẻ.
Sonia đang trên đường trở về nhà với người bạn của mình thì 2 tên lái xe tải là bạn của
gia đình đề nghị đưa các cô về nhà, nhưng chúng đã đưa 2 cô bé đi rồi hãm hiếp liên tục.
Cô bé 12 tuổi Pinky đã đến tham dự một lễ cưới trước khi một người phụ nữ mời cô sang
nhà mình chơi rồi bịt miệng cô bé cho người anh rể của mình hãm hiếp. chúng bắt Pinky
phải giữ im lặng nhưng cô đã dũng cảm kể lại cho bố mẹ mình rồi họ cùng đi báo cảnh sát.
Smita hi vọng rằng những câu chuyện như thế này sẽ khuyến khích mọi người nói
ra hoàn cảnh của mình.
Những câu chuyện của Smita không chỉ hướng đến các cô gái còn sống sót mà còn hướng đến gia đình của các nạn nhân, những người sẵn sàng phá vỡ các điều cấm kị và lên tiếng cho người thân của mình.
Trong 2 năm vừa qua, chương trình Chronicles of Courage (Những câu chuyện về lòng dùng cảm) đã mang Smita đến với rất nhiều trường hợp tội phạm gây sốc tại đất nước có tới 36,735 vụ hiếp dâm chỉ riêng năm 2014.
Mansi, 13 tuổi, bị một người đàn ông buôn bán và hãm hiếp. Cô đã tìm cách trốn thoát
trước khi người đàn ông đó bán cô cho nhà thổ. Mansi đã tố cáo với cảnh sát nhưng
thay vì truy tố người đàn ông đó, họ đã bắt giam cô. Người đàn ông đó đến từ cộng
đồng Yadav và rất có ảnh hưởng tài chính. Theo Smita, Mansi không phải
là nạn nhân nhỏ tuổi nhất bị hãm hiếp như vậy
Smita chỉ có thể sưu tầm các câu chuyện bằng cách sử dụng chiếc camera như là chiếc áo giáp, bảo vệ cô khỏi những tình huống tồi tệ nhất vào thời gian đó. Chỉ đến khi cô bắt đầu dùng những hình ảnh, cô mới có thể truyền tải được hết tất cả những điều khủng khiếp mà cô được nghe.
Giống như câu chuyện của Tabbu, một cô bé 6 tuổi bị hãm hiếp rồi giết chết bởi một người đàn ông bệnh hoạn. Bố mẹ cô bé đã phát hiện con gái mình bị người đàn ông này hiếp dâm trước đó, nhưng họ chọn cách bỏ qua.
“Họ đang tìm kiếm một cô gái để kết hôn với người đàn ông đó, hi vọng rằng điều này sẽ giải quyết được mọi vấn đề”, Smita cho biết.
Tuy nhiên mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Lần cuối cùng cô bé được nhìn thấy đang ngồi lên vai của người đàn ông. Vài giờ sau đó, anh ta là một trong những người trong làng cùng đi tìm kiếm Tabbu. Chỉ đến khi người phụ nữ nhìn thấy cô bé và người đàn ông này đi chung với nhau tiết lộ những gì cô đã chứng kiến, anh ta mới thú nhận tội ác của mình.
Sau đó, anh ta đã đưa bố mẹ của Tabbu đến nơi anh ta bỏ rơi cô bé, trần truồng trên một cánh đồng.
“Khi tôi nói chuyện với mẹ của Tabbu, bà nói với tôi rằng nếu anh ta hãm hiếp con bé, bà ấy có thể chịu đựng được nhưng tại sao anh ta lại giết con bé?”, người mẹ của Tabbu đau đớn nói.
Cha của tên thủ phạm đã lao vào một đoàn tàu để tự tử ngay trong đêm hôm đó vì xấu hổ. Sau đó người ta cũng tìm thấy xác của một người phụ nữ bị giết và vất trên đường phố với đôi mắt đã bị kiến ăn mòn.
Kalpana, 17 tuổi, bị ép phải kết hôn với kẻ đã hãm hiếp mình sau khi cô mang thai.
Cô không chịu và đã bị đuổi ra khỏi nhà. Cô đã chuyển đên Kolkata và làm việc trong
một salon làm tóc. Smita tin rằng, tại một số nơi, nếu phụ nữ được giáo dục
và trao quyền nhiều hơn, mọi vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
Con gái của Hemanti, Sumana mới chỉ 20 khi cô bị hãm hiếp nhiều lần bởi ba người đàn ông,
trước khi chúng giết chết cô. Tại Ấn Độ, khi xảy ra một vụ hiếp dâm, người ta thường đổ
lỗi cho nạn nhân hơn là truy cứu trách nhiệm của thủ phạm. Smita mong rằng dự án
của cô có thể cải thiện thực tế này.
Một nhân viên văn phòng đã bị hãm hiếp và giết chết bởi 2 người đàn ông , một 20 tuổi và một 17 tuổi.
“Mẹ của cô gái vô cùng giận giữ. Một cô gái như vậy, bị giết chết một cách tàn bạo... thực sự rất tàn bạo”, Smita cho biết.
Các cô gái đầu tiên nói chuyện với Smita là Sonia và bạn của cô Prajuna, những cô bé mới chỉ 14 tuổi. Khi đó, những người đàn ông là bạn của gia đình các cô gái đề nghị đưa các cô về nhà
“Chúng thay nhau hãm hiếp các họ. Các cô bé bị chảy máu nghiêm trọng. Họ bị đưa đến nơi không có ánh sáng cũng chẳng có điện. Họ thức dậy vào lúc nửa đêm, trần truồng và chảy máu. Họ đi bộ hơn 5km để trở về nhà”.
Gia đình của các cô gái đã dũng cảm tố cáo và những tên đàn ông này đã bị bắt và bỏ tù. Đổi lại, họ đã bị trưởng làng đe dọa vì hành động làm mất thể diện làng của mình. Nó toàn toàn giống với những gì Smita phải trải qua khi cô cố gắng sưu tầm các câu chuyện về những người phụ nữ nơi đó. Trong một số trường hợp, Smita còn bị 10 đến 12 người đàn ông cầm dao bao vây và truyền đạt lại lời đe dọa của trưởng làng.
“Họ hỏi tôi những gì tôi đang làm tại đó. Họ đang cố bảo vệ mọi thứ trong ngôi làng của họ. Họ lo sợ danh dự của làng có thể bị ảnh hưởng khi những câu chuyện của tôi lan truyền ra xã hội. Tất cả chỉ vì danh dự và sự xấu hổ”, Smita chia sẻ.
Rabri, là mẹ của Rajani, 15 tuổi, đã bị cưỡng hiếp bởi một người đàn ông
trong làng khi cô ra ngoài đi vệ sinh
Nurse Parama, 23 tuổi, đã bị cưỡng hiếp bởi người chồng cũ của mình trước mặt 4 người
bạn của anh ta. những người bạn của anh ta được mời để chứng kiến anh ta sỉ nhục vợ mình.
Chúng vỗ tay reo hò cổ vũ cho người bạn mình hiếp dâm.
Kể từ đó, Smita giả làm một nhân viên y tế, thậm chí cô phải đến thăm các hộ gia đình khác, đưa ra các lời khuyên để làm cho câu chuyện của mình hợp lý hơn.
Cho đến hiện tại, có khoảng 20 nạn nhân sống sót, hoặc gia đình của họ đồng ý nói chuyện với Smita, một con số ấn tượng tại nơi có quá nhiều điều cấm kị xung quanh những nạn nhân bị hãm hiếp.
Thậm chí ngay cả Smita, người bị lạm dụng tình dục bởi một vị giáo sư khi cô còn trẻ cũng nhận thức được rằng việc nói ra mọi chuyện là vô cùng khó khăn. Smita đã bị bắt phải giữ im lặng khi cô bị tấn công. Cô nói đó là sự “non nớt và ngây thơ”.
“Mọi người đã lên tiếng nhiều hơn, đặc biệt là ở các thành phố. Nhưng nếu bạn đi đến các thị trấn hoặc ngôi làng nhỏ, mọi thứ sẽ tồi tệ hơn. Với tôi, tôi nhắm mục tiêu vào những phụ nữ được giáo dục và có quyền lực trong gia đình và xã hội”.
Shama là một trong những cô gái có giáo dục, thành viên duy nhất trong nhà được theo học đại học khi cô bị hãm hiếp và thiêu sống. Một thời gian ngắn sau vụ tấn công, cô và mẹ mình tìm đến sự giúp đỡ của cảnh sát để tìm ra những kẻ đã cố gắng giết cô. Nhưng họ đã không làm gì cả cho đến khi Shama chết và các tổ chức bên ngoài lên tiếng giúp đỡ gia đình cô tìm lại công lý cho cô gái nhỏ bất hạnh.
Smita đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình sưu tầm các câu chuyện của
những người phụ nữ bất hạnh nhưng cô luôn tự nhủ mình phải tiếp tục dù phía trước
có khó khăn thế nào đi chăng nữa.
Đó là câu chuyện của Shama và của rất nhiều những phụ nữ may mắn sống sót khác, những người đã thúc đẩy Smita tiến lên và viết tiếp các câu chuyện.
“Thực tế cho thấy rằng họ luôn cố gắng biện minh cho những điều đã xảy ra. Điều đó khiến tôi cảm thấy rằng mình phải tiếp tục dù có bất kì điều gì xảy ra đi chăng nữa”.
Theo Trí Thức Trẻ