Cô giáo gọi đến trường tố giác chuyện con ăn cắp, cách trả lời của bố khiến ai cũng nể-1

Chuyện bắt đầu khi anh Xiao Zhang, một người đàn ông Trung Quốc nhận được điện thoại của cô giáo lớp con. Theo như cô chia sẻ, con trai anh -  Xiao Jun, đã trộm cắp ở trường.

Vừa nghe cô giáo nói điều này, Xiao Zhang đã cảm thấy đầy hoài nghi. Anh ấy nói rằng Xiao Jun là một cậu bé thông minh, nhạy cảm và không có tính ăn cắp đồ của người khác.

Tuy nhiên, sau khi cô giáo quả quyết đã kiểm tra và chắc chắn rằng Xiao Jun đã lấy đồ của bạn, anh nhanh chóng đến trường để cùng giải quyết sự việc. 

Khi anh tới nơi, trước cả lớp, cô giáo nhìn thẳng vào khuôn mặt của Xiao Jun và hỏi:

- "Xiao Jun, tại sao con lại ăn cắp đồ của bạn, con nói xem”. 

Ngay sau khi nghe cô giáo nói những lời này, người bố đã lập tức "nắn" lại:

- “Thưa cô, từ nhỏ Xiao Jun đã rất nhạy cảm, đứa bé hành động như vậy chắc chắn phải có lý do. Với vai trò là một giáo viên, lẽ ra cô nên bình tĩnh suy xét. Con tôi lấy đồ của bạn là một điều không đúng, nhưng xin đừng dùng từ 'tên trộm' hay 'ăn cắp' để gán vào một đứa trẻ như vậy”. 

Cô giáo gọi đến trường tố giác chuyện con ăn cắp, cách trả lời của bố khiến ai cũng nể-2
Người cha đã bình tĩnh, tin tưởng vào con trai mình và "nắn" cô giáo về lời nói làm tổn thương con (Ảnh: Sohu)

Trước sự kết tội của cô giáo, lúc này, Xiao Jun mới ngậm ngùi kể với bố:

- “Chiếc đồng hồ của bạn ấy rất đẹp, con thực sự muốn có nó. Con chỉ muốn mượn mang về và đưa cho bố xem, để bố mua cho con một cái. Con không thể vẽ giống như vậy để mô tả, nên con mới lấy của bạn, mượn mang về cho bố nhìn rồi trả lại. Con không ăn cắp. Đây là đồng hồ của bạn ấy mà”.

Câu chuyện này đã cho thấy không chỉ tình yêu và sự tin tưởng của người cha dành cho con, mà còn thấy cách hành xử của giáo viên cũng là điều đáng bàn cãi.

Trên thực tế, không chỉ giáo viên này mà ngay cả nhiều phụ huynh cũng có hành vi ngay lập tức “quy tội” cho trẻ dù chưa kịp hiểu thực hư động cơ của bé là gì. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến trẻ.

Việc bị kết tội khi chưa nghe lời giải thích có thể tác động tới:

Làm hại lòng tự trọng của trẻ

Đối với trẻ em, lòng tự trọng rất quan trọng. Nếu cha mẹ hoặc giáo viên ngay lập tức quy kết tội danh tiêu cực lên trẻ, nó sẽ tạo ra sự tổn thương rất lớn. Cha mẹ cũng nên biết rằng trẻ em không nên bị chỉ trích ở nơi công cộng vì chúng xấu hổ và buồn vì có sự hiện diện của người ngoài.

Cô giáo gọi đến trường tố giác chuyện con ăn cắp, cách trả lời của bố khiến ai cũng nể-3
Đối với trẻ em, lòng tự trọng rất có giá trị. Nếu cha mẹ hoặc giáo viên ngay lập tức quy kết tội danh tiêu cực lên trẻ, đó là một loại tổn hại cho trẻ vì lòng tự trọng. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ và giáo viên là những người thân cận, những người mà trẻ tin tưởng và yêu thương nhất. Nếu chính những người này cũng không hiểu bé, không cho bé cơ hội giải thích, không lắng nghe con... nó sẽ tạo ra sự ám ảnh trong tâm trí trẻ. Ngay lập tức gán cho trẻ tội danh, trẻ sẽ mất niềm tin sâu sắc và không biết phải bấu víu vào đâu. 

Ảnh hưởng đến ấn tượng của người khác đối với trẻ 

Cha mẹ hoặc giáo viên quy tội cho trẻ em, sẽ khiến những người xung quanh cũng có ác cảm như vậy với trẻ. Những điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ xã hội của trẻ. 

Gây ra cho trẻ một vấn đề tâm lý

Khi bị đánh giá không đúng kéo dài ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và điều kiện sống của trẻ, thì trẻ có khả năng mắc các bệnh về tâm lý tự ti, tự kỷ, ám ảnh xã hội, thậm chí là tâm thần.

Vậy, cha mẹ nên hướng dẫn con như thế nào khi trẻ mắc lỗi?

Chỉ ra nguyên nhân lỗi của trẻ

Khi con cái mắc lỗi hoặc làm điều gì đó không đúng, điều đầu tiên mà cha mẹ nên làm là chỉ ra cho con biết con sai ở đâu. Bằng cách này cha mẹ sẽ cung cấp cho con hiểu đúng vấn đề và không bao giờ tái phạm điều đó thêm nữa.

Cô giáo gọi đến trường tố giác chuyện con ăn cắp, cách trả lời của bố khiến ai cũng nể-4
Cha mẹ và giáo viên là những người thân cận, những người mà trẻ tin tưởng và yêu thương nhất. Nếu chính những người này cũng không hiểu bé, không cho bé à sự tồn tại có uy tín nhất trong tâm trí của trẻ (Ảnh minh họa)

Dạy trẻ cách khắc phục

Đôi khi, trẻ phạm lỗi, biết mình sai nhưng lại không biết phải sửa sai như thế nào. Bố mẹ nên hướng dẫn cho biết cách khắc phục lỗi chẳng hạn như xin lỗi, bồi thường,... Thông qua việc thực hiện các biện pháp khắc phục, cũng có thể để lại ấn tượng sâu sắc hơn cho trẻ, để ngăn trẻ lặp lại vấn đề tương tự.

Cố gắng tránh giáo dục bạo lực

Một số cha mẹ sẽ trở nên tức giận khi biết rằng con họ đã phạm sai lầm. Họ sẽ đánh đập đứa trẻ mà không hỏi nguyên nhân và kết quả. Cách giáo dục này không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên tập trung vào hướng dẫn thay vì dựa vào bạo lực và đòn roi để giải quyết vấn đề.

Theo Khám Phá