Các nhà thiên văn học mới phát hiện ra một hành tinh đá có kích thước giống Trái đất, cùng một bầu khí quyển riêng biệt. Và điểm đặc biệt là hành tinh này chỉ cách chúng ta 39 năm ánh sáng, tức là gần hơn rất nhiều so với người "anh em song sinh" Kepler-452b (cách Trái đất 1.400 năm ánh sáng).
Cụ thể, hành tinh này mang tên GJ1132b, có kích cỡ bằng 1,2 lần Trái đất với thành phần chủ yếu từ đá và sắt thép. Đây là thiên thể gần Trái đất nhất trong số những hành tinh đá ngoài hệ Mặt trời mà con người phát hiện từ trước tới nay.
GJ1132b xoay xung quanh Gliese 1132 - một ngôi sao lùn, tuy nhiên ở một khoảng cách gần hơn rất nhiều so với Trái đất, chỉ 2,25 triệu km. So với sao Kim và Mặt trời, khoảng cách này nhỏ hơn tới 26 lần.
Chính vì thế, hành tinh này chỉ mất khoảng 1,6 ngày để đi hết một vòng quanh ngôi sao, và đương nhiên nhiệt độ bề mặt của nó cũng lớn hơn rất nhiều. Theo ước tính, GJ1132b có nhiệt độ bề mặt rơi vào khoảng 230 - 300 độ C, đồng thời phải chịu lượng phóng xạ cao gấp 19 lần so với những gì Trái đất phải hứng chịu.
Điều này đồng nghĩa với việc đây là hành tinh không thể ở được. Tuy nhiên, theo David Charbonneau, nhà thiên văn của Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), hành tinh này vẫn đủ "mát" để tồn tại một bầu khí quyển tương đối dày dặn.
Các dự đoán ban đầu cho thấy khí quyển của hành tinh này chủ yếu là khí heli và hydro. Nhưng nếu như hành tinh này từng có nước trong quá khứ, bầu khí quyển của nó có thể chứa oxy. Tuy nhiên, các khoa học gia cho biết điều này chưa thể chắc chắn.
Charbonneau nhận định, về cơ bản hành tinh này giống như sao Kim trong hệ Mặt trời. Ông chia sẻ đầy hài hước: "Chúng tôi muốn tìm thấy Trái đất thứ 2, nhưng đây giống với người anh em song sinh của sao Kim hơn".
Cụ thể, hành tinh này mang tên GJ1132b, có kích cỡ bằng 1,2 lần Trái đất với thành phần chủ yếu từ đá và sắt thép. Đây là thiên thể gần Trái đất nhất trong số những hành tinh đá ngoài hệ Mặt trời mà con người phát hiện từ trước tới nay.
GJ1132b xoay xung quanh Gliese 1132 - một ngôi sao lùn, tuy nhiên ở một khoảng cách gần hơn rất nhiều so với Trái đất, chỉ 2,25 triệu km. So với sao Kim và Mặt trời, khoảng cách này nhỏ hơn tới 26 lần.
Chính vì thế, hành tinh này chỉ mất khoảng 1,6 ngày để đi hết một vòng quanh ngôi sao, và đương nhiên nhiệt độ bề mặt của nó cũng lớn hơn rất nhiều. Theo ước tính, GJ1132b có nhiệt độ bề mặt rơi vào khoảng 230 - 300 độ C, đồng thời phải chịu lượng phóng xạ cao gấp 19 lần so với những gì Trái đất phải hứng chịu.
Vị trí của Gliese 1132 và GJ1132b
Điều này đồng nghĩa với việc đây là hành tinh không thể ở được. Tuy nhiên, theo David Charbonneau, nhà thiên văn của Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), hành tinh này vẫn đủ "mát" để tồn tại một bầu khí quyển tương đối dày dặn.
Các dự đoán ban đầu cho thấy khí quyển của hành tinh này chủ yếu là khí heli và hydro. Nhưng nếu như hành tinh này từng có nước trong quá khứ, bầu khí quyển của nó có thể chứa oxy. Tuy nhiên, các khoa học gia cho biết điều này chưa thể chắc chắn.
Có vẻ như GJ1132b là "anh em song sinh" với sao Kim hơn là Trái đất
Charbonneau nhận định, về cơ bản hành tinh này giống như sao Kim trong hệ Mặt trời. Ông chia sẻ đầy hài hước: "Chúng tôi muốn tìm thấy Trái đất thứ 2, nhưng đây giống với người anh em song sinh của sao Kim hơn".
Theo kênh 14/ trí thức trẻ