Sau khi được tháo cằm độn, cô nàng khá bất ngờ khi nhìn thấy chiếc "cằm nhân tạo" cùng 2 con ốc vít. Được biết chiếc cằm độn không chỉ bị đau khi thay đổi thời tiết mà 2 bên hàm của cô nàng cũng bị bạnh ra do "lỡ dại" tiêm silicone.
Diệu Linh đã phải tháo chiếc cằm độn của mình sau khoảng nửa năm vì một số biến chứng.
Hình ảnh chiếc "cằm nhân tạo" cùng 2 con ốc vít sai khi tháo ra của Linh.
Hình ảnh trước khi tháo cằm độn, có thể thấy phần cằm nhìn không tự nhiên, cùng với
đó là 2 bên má bị bạnh ra nhìn thiếu cân đối do tiêm silicone lỏng trước đó.
Hình ảnh của Linh sau khi tháo cằm độn và hút sạch toàn bộ silicone 2 bên má.
Linh có chia sẻ rằng: "Sau khi bác sĩ tháo cằm độn của Linh và "trả" kèm theo cho mình 2 con ốc vít mình đã vô cùng hoang mang và sợ hãi. Trước đó khi thăm khám và đưa ra quyết định độn cằm, trong quá trình tư vấn bác sĩ đã không hề nói cho mình biết là sẽ dùng vít để cố định cằm độn, nên khi nhìn thấy ốc vít được lấy ra từ cơ thể mình không chỉ hoảng sợ mà còn khá thất vọng".
Không chỉ Linh mà nhiều chị em khác cũng hoang mang khi nhìn thấy hình ảnh chiếc cằm độn được lấy ra cùng 2 chiếc ốc vít khá to. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ, thì phương pháp độn cằm sử dụng chất độn này, việc dùng đinh ốc là điều đương nhiên, vì như vậy mới cố định được.
Trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay, có 2 phương pháp dao kéo để tạo cằm V-line là phương pháp sử dụng miếng độn và phương pháp trượt cằm. Cùng tìm hiểu về 2 phương pháp này để xem tại sao phương pháp sử dụng miếng độn lại cần đinh vít và xem phương pháp trượt cằm đang được áp dụng nhiều tại Hàn Quốc có ưu điểm gì nhé.
* Phương pháp độn cằm
Độn cằm không giống mũi, mũi khi nâng gần như chỉ nằm yên bất động, không chịu tác động của nội lực nhiều, còn cằm lại là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình nhai, nói, biểu cảm của cơ mặt nếu không nẹp vít thì chất liệu độn sẽ rất dễ dàng xê dịch.
Độn cằm nẹp vít cố định được hiểu đơn giản là cố định vật liệu độn bằng nẹp vít vào vùng cằm và để đảm bảo vật liệu này không di động. Kỹ thuật nẹp vít giúp sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo dùng để độn cằm nhằm không di lệch và ít đau sau tiểu phẫu.
Bác sĩ sẽ bắt đầu rạch đường có chiều dài từ 1 – 2 cm ở bên trong niêm mạc miệng và cho miếng
độn sụn nhân tạo vào bên trong sau đó cố định lại bằng vít siêu nhỏ và tiến hành khâu lại
đường rạch bên trong bằng chỉ phẫu thuật tự tiêu.
Hình ảnh một số miếng độn nhân tạo được sử dụng để độn cằm, với mỗi người khác
nhau bác sĩ lại sử dụng miếng độn với hình dáng hay cấu tạo khác.
* Phương pháp trượt cằm
Phương pháp trượt cằm là cách dùng chính xương của mình để tạo cằm tự nhiên, đây là phương pháp phẫu thuật nội soi với việc bác sĩ thực hiện tiểu phẫu trong vùng niêm mạc cằm. Sau khi bóc tách mô, phần xương cằm sẽ lộ ra và đảm bảo qua trình đo đạc, tính toán tỷ lệ hợp lý sao cho khi đưa phần cằm ra phía trước có thể khắc phục triệt để nhược điểm và giúp mang lại gương mặt thon gọn, thanh tú.
Phần cằm được tạo hình lại bằng cách cắt xương sau đó dùng thiết bị giống như đinh nẹp để cố định.
Cận cảnh phương pháp trượt cằm
Ưu - nhược điểm của phương pháp độn cằm và trượt cằm.
Với mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm riêng, không thể nói phương pháp này an toàn hay 100% không có biến chứng. Vậy nên lời khuyên dành cho các chị em trước khi tiến hành thẩm mỹ cằm tạo V-line thì nên tìm hiểu kỹ phương pháp mình làm, nghe tư vấn của các sĩ để xem cấu tạo khuôn mặt phù hợp với phương pháp nào và không nên chạy theo số đông.
Theo Trí Thức Trẻ