Đó là những dòng tâm sự đầy tai tiếng của chị Như Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội). Chị viết những dòng cảm xúc ấy ngay sau khi vừa có cãi vã với mẹ chồng. Bà lên ở cùng gia đình chị được gần một tháng, nhưng một tháng đó là những tháng ngày không mấy ngọt ngào giữa chị và mẹ chồng. Nhưng chị không biết rằng, bà đã đọc được những dòng chia sẻ ấy và khỏi phải nói hậu quả ra sao. Bà xách va ly về quê đúng như lời chị muốn trên facebook. "Tôi về ngay cho khuất mắt chị. Tôi sẽ không bao giờ lên nữa để khỏi phải đảo lộn cái nhà của con trai tôi", trước khi đi bà để lại dòng tin nhắn cho chị.
Mãi về sau chị Như Hoa mới hiểu được tại sao mẹ chồng lại biết được những gì chị viết. Hóa ra mẹ chồng chị có nick facebook từ lâu và vẫn thường âm thầm theo dõi các con. Không kết bạn, không nói chuyện, bà dùng facebook để đọc thông tin và theo dõi ngầm các con trai, con dâu.
Khỏi phải nói, chị Như Hoa phải nhọc công thế nào để khắc phục hậu quả này chỉ vì những phút xả giận lên facebook. Thực tế, có những facebook được lập ra cũng chỉ với một mục đích duy nhất đó.
Lời lẽ trên facebook thể hiện một sự "căm ghét đến tận cùng" của nàng dâu đối với mẹ chồng: "Hôm nay mẹ chồng bảo từ khi về làm dâu nhà này, mày làm được cái gì này nọ, rồi kể công ở nhà chăm sóc con, làm việc nhà ra sao, bảo mình đi làm dâu sung sướng... Chê mình hết cái này đến cái nọ, gân cổ chửi mình...".
Rất nhiều nàng dâu cùng chọn facebook là nơi để xả giận. Lời lẽ trên các "phương tiện đại chúng" này thật đáng sợ. "Vợ chồng vừa đánh nhau. Chồng tát mình một cái mình đang cầm đũa tương lại hai cái. Nguyên nhân cũng chỉ bởi mộng chè (mẹ chồng -PV). Không nghĩ thì thôi nghĩ thì sôi máu. Chắc bỏ nhau vì mộng chè (mẹ chồng - PV) quá".
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Tâm, Tổng đài 1088 cho biết trên VnExpress, việc các nàng dâu lên Facebook nói xấu mẹ chồng không phải là chuyện hiếm, bởi lẽ mối quan hệ giữa họ từ lâu vốn đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, là đề tài quen thuộc của những cuộc tám chuyện nơi công sở hay mỗi lần tụ họp.
Khi mạng xã hội phát triển, họ coi đó như những trang nhật ký riêng, không gian của riêng mình để bày tỏ cảm xúc. Những cái ấn like, comment lại càng kích thích họ chia sẻ mọi chuyện, đặc biệt là đề tài hấp dẫn về mẹ chồng nàng dâu. Tuy nhiên, nhiều người không ý thức được rằng, việc họ vô tư kể chuyện gia đình, vô tư nói xấu người khác lại khiến người ta đánh giá về thái độ cũng như cách ứng xử của họ với mọi chuyện.
Khúc mắc giữa mẹ chồng nàng dâu có thể chỉ hai người biết, là chuyện rất nhỏ. Nhưng khi nhiều người biết, cả cộng đồng biết đó lại là chuyện lớn. Từ chuyện trong nhà đã trở thành chuyện bàn tán xôn xao của cả cộng đồng, đó là điều vô cùng tối kỵ.
Trong cuộc sống, không ai thoát khỏi những giây phút bực tức hay chán nản về người khác, không cứ là quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Ngay cả con đẻ - mẹ ruột nhiều khi cũng có quan điểm trái ngược, mâu thuẫn nảy sinh, hay những cuộc tranh luận giữa vợ - chồng cũng xảy ra như cơm bữa. Nó như một cái vòng luẩn quẩn bao quanh cuộc sống của mỗi người. Điều quan trọng là phải biết suy nghĩ cho người khác, sống tôn trọng nhau và biết cách thỏa hiệp với mọi chuyện.
Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Nga, Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng Khoa học Tâm lý Hồn Việt, muốn gia đình êm ấm, các cô con dâu không nên cãi lại mẹ chồng ngay lập tức. Nếu con dâu cãi lại, mẹ chồng sẽ không có thiện cảm với cô ấy. Bà có thể nói lại với con trai của mình, gây rắc rối cho con dâu. Vả lại dù thế nào, một người đàn ông cũng không thích cái cảnh vợ và mẹ cãi mình. “Một điều nhịn, chín điều lành. Nếu cảm thấy khó khăn quá thì ta cứ nghĩ là kính lão đắc thọ”, vị chuyên gia này chia sẻ.
Theo bà, khi tranh luận, ai cũng có lý của mình, ai cũng muốn mình là người chiến thắng. Nếu ta hăng hái quá, giọng nói của ta sẽ hơi to. Một, hai câu rồi ba, bốn câu… gây tổn thương cho nhau, đến lúc muốn sửa lại thì không kịp, muốn xin lỗi thì cũng đã gây ác cảm cho mọi người rồi. Nếu biết chắc mẹ chồng sai thì tùy tình hình, người con dâu có thể phản ứng lại nhưng cần phải chú ý đến tình huống khi nói. Không ai thích bị bắt bẻ, làm mất mặt trước chỗ đông người. Người con dâu có thể chọn thời điểm lúc mẹ chồng vui vẻ sau đó để nói lại sự việc.
"Cách tốt nhất là con dâu hãy chứng minh sự đúng đắn của mình bằng hành động. Hãy cứ im lặng, lẳng lặng mà làm, khi ta thành công mọi người sẽ nhận ra sự đúng đắn của chúng ta. Còn khi bạn cứ mải tranh cãi với mẹ chồng, biết đâu bà sẽ nghĩ rằng bạn cậy mình học nhiều, ỷ lại bằng cấp mà lên lớp lại bà", bà Nga nói.
Chuyên gia này kết luận, nếu lời nói của mẹ chồng không có gì sai quá nghiêm trọng, không “ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới” thì tốt nhất là các cô con dâu nên cho qua.
Mãi về sau chị Như Hoa mới hiểu được tại sao mẹ chồng lại biết được những gì chị viết. Hóa ra mẹ chồng chị có nick facebook từ lâu và vẫn thường âm thầm theo dõi các con. Không kết bạn, không nói chuyện, bà dùng facebook để đọc thông tin và theo dõi ngầm các con trai, con dâu.
Khỏi phải nói, chị Như Hoa phải nhọc công thế nào để khắc phục hậu quả này chỉ vì những phút xả giận lên facebook. Thực tế, có những facebook được lập ra cũng chỉ với một mục đích duy nhất đó.
Lời lẽ trên facebook thể hiện một sự "căm ghét đến tận cùng" của nàng dâu đối với mẹ chồng: "Hôm nay mẹ chồng bảo từ khi về làm dâu nhà này, mày làm được cái gì này nọ, rồi kể công ở nhà chăm sóc con, làm việc nhà ra sao, bảo mình đi làm dâu sung sướng... Chê mình hết cái này đến cái nọ, gân cổ chửi mình...".
Rất nhiều nàng dâu cùng chọn facebook là nơi để xả giận. Lời lẽ trên các "phương tiện đại chúng" này thật đáng sợ. "Vợ chồng vừa đánh nhau. Chồng tát mình một cái mình đang cầm đũa tương lại hai cái. Nguyên nhân cũng chỉ bởi mộng chè (mẹ chồng -PV). Không nghĩ thì thôi nghĩ thì sôi máu. Chắc bỏ nhau vì mộng chè (mẹ chồng - PV) quá".
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Tâm, Tổng đài 1088 cho biết trên VnExpress, việc các nàng dâu lên Facebook nói xấu mẹ chồng không phải là chuyện hiếm, bởi lẽ mối quan hệ giữa họ từ lâu vốn đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, là đề tài quen thuộc của những cuộc tám chuyện nơi công sở hay mỗi lần tụ họp.
Khi mạng xã hội phát triển, họ coi đó như những trang nhật ký riêng, không gian của riêng mình để bày tỏ cảm xúc. Những cái ấn like, comment lại càng kích thích họ chia sẻ mọi chuyện, đặc biệt là đề tài hấp dẫn về mẹ chồng nàng dâu. Tuy nhiên, nhiều người không ý thức được rằng, việc họ vô tư kể chuyện gia đình, vô tư nói xấu người khác lại khiến người ta đánh giá về thái độ cũng như cách ứng xử của họ với mọi chuyện.
Khúc mắc giữa mẹ chồng nàng dâu có thể chỉ hai người biết, là chuyện rất nhỏ. Nhưng khi nhiều người biết, cả cộng đồng biết đó lại là chuyện lớn. Từ chuyện trong nhà đã trở thành chuyện bàn tán xôn xao của cả cộng đồng, đó là điều vô cùng tối kỵ.
Trong cuộc sống, không ai thoát khỏi những giây phút bực tức hay chán nản về người khác, không cứ là quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Ngay cả con đẻ - mẹ ruột nhiều khi cũng có quan điểm trái ngược, mâu thuẫn nảy sinh, hay những cuộc tranh luận giữa vợ - chồng cũng xảy ra như cơm bữa. Nó như một cái vòng luẩn quẩn bao quanh cuộc sống của mỗi người. Điều quan trọng là phải biết suy nghĩ cho người khác, sống tôn trọng nhau và biết cách thỏa hiệp với mọi chuyện.
Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Nga, Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng Khoa học Tâm lý Hồn Việt, muốn gia đình êm ấm, các cô con dâu không nên cãi lại mẹ chồng ngay lập tức. Nếu con dâu cãi lại, mẹ chồng sẽ không có thiện cảm với cô ấy. Bà có thể nói lại với con trai của mình, gây rắc rối cho con dâu. Vả lại dù thế nào, một người đàn ông cũng không thích cái cảnh vợ và mẹ cãi mình. “Một điều nhịn, chín điều lành. Nếu cảm thấy khó khăn quá thì ta cứ nghĩ là kính lão đắc thọ”, vị chuyên gia này chia sẻ.
Theo bà, khi tranh luận, ai cũng có lý của mình, ai cũng muốn mình là người chiến thắng. Nếu ta hăng hái quá, giọng nói của ta sẽ hơi to. Một, hai câu rồi ba, bốn câu… gây tổn thương cho nhau, đến lúc muốn sửa lại thì không kịp, muốn xin lỗi thì cũng đã gây ác cảm cho mọi người rồi. Nếu biết chắc mẹ chồng sai thì tùy tình hình, người con dâu có thể phản ứng lại nhưng cần phải chú ý đến tình huống khi nói. Không ai thích bị bắt bẻ, làm mất mặt trước chỗ đông người. Người con dâu có thể chọn thời điểm lúc mẹ chồng vui vẻ sau đó để nói lại sự việc.
"Cách tốt nhất là con dâu hãy chứng minh sự đúng đắn của mình bằng hành động. Hãy cứ im lặng, lẳng lặng mà làm, khi ta thành công mọi người sẽ nhận ra sự đúng đắn của chúng ta. Còn khi bạn cứ mải tranh cãi với mẹ chồng, biết đâu bà sẽ nghĩ rằng bạn cậy mình học nhiều, ỷ lại bằng cấp mà lên lớp lại bà", bà Nga nói.
Chuyên gia này kết luận, nếu lời nói của mẹ chồng không có gì sai quá nghiêm trọng, không “ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới” thì tốt nhất là các cô con dâu nên cho qua.
Theo Gia đình & xã hội