Từ chuyện những người đi cổ vũ ...dạo
Sau khi Sài Gòn Xuân Thành giải thể năm 2013, bóng đá Sài Gòn chính thức trắng tên trên bản đồ V.League. Ở một thành phố năng động với hơn 10 triệu dân thì việc không có lấy một đội bóng chơi ở giải đấu cao nhất quốc gia, đấy thực sự là nỗi buồn.
Với người hâm mộ bóng đá Sài Thành, đến sân Thống Nhất vào mỗi dịp cuối tuần, bất kể cổ vũ cho đội bóng nào vốn dĩ đã trở thành một thói quen khó bỏ. Thế nên, 3 năm không được xem những trận cầu đỉnh cao khiến không ít người cảm thấy mất mát, khó chịu.
Chả thế mà, có không ít người hâm mộ TP HCM phải chạy ngược, chạy xuôi đến các tỉnh láng giềng như Bình Dương, Long An, Đồng Nai... thậm chí lên tuốt Gia Lai để được sống trong không khí của bóng đá, với tư cách một CĐV đi cổ vũ... dạo.
Với những người yêu bóng đá thực sự thì chỉ riêng mỗi tuần không được đến sân đã cảm thấy đó là thời gian thật dài, huống chi 3 năm. Những trận đấu giao hữu hiếm hoi của đội tuyển hay các giải đấu trẻ không thể giải được cơn khát này, mà nó thậm chí càng khiến họ cảm thấy nhớ bóng đá hơn bao giờ hết.
3 năm ấy, cứ mỗi khi nhắc đến cái tên Thống Nhất, những người thích hoài cổ lại có những nỗi buồn riêng khi sân bóng ngày nào còn là niềm tự hào của người Sài Thành giờ đây vắng lặng, đến nỗi từ chỗ có sức chứa 30 nghìn người cũng bị cắt xén xuống còn gần 20 nghìn người để phục vụ cho điền kinh.
Ngay cả với cánh phóng viên thể thao tại Sài Thành, mỗi dịp cuối tuần phải xách ba lô đến các địa phương khác tác nghiệp cũng là điều khiến họ mong chờ đến ngày có đội của thành phố chơi ở V.League.
Nên dễ hiểu khi rất đông phóng viên đã có mặt tại sân Quân khu 7 để theo dõi buổi tập đầu tiên của CLB Sài Gòn khi gia nhập thành phố mang tên bác. Chính các phóng viên cũng mang theo kỳ vọng và sự chờ đợi của rất đông người hâm mộ nơi đây về một đội bóng mang tên Sài Gòn sẽ chơi ở V.League như thế nào.
Viết tiếp giấc mơ dang dở
Những ngày cuối cùng khi Sài Gòn Xuân Thành giải thể, trong lúc trà dư, tửu hậu, ông Trần Tiến Đại - Giám Đốc Điều Hành đội bóng đã hết lần này đến lần khác tặc lưỡi tiếc nuối và liên tục nói những điệp khúc giá như.
"Chúng tôi đã thành công khi khơi dậy được tình yêu của người hâm mộ bóng đá nơi đây, lấy được tình yêu của họ. Giá như, chúng tôi không đổi tên, giá như ông bầu tâm huyết đến cùng... thì tình yêu ấy đã thực sự trọn vẹn..."
Quả là thế, lúc Sài Gòn FC ra đời và thi đấu ở V.League 2012, dù đội bóng toàn tây, nhưng chính cách làm hướng đến phục vụ cho người hâm mộ, biến mỗi buổi chiều cuối tuần trở thành những trận đấu bóng đá kết hợp giải trí đúng nghĩa, đội bóng ấy đã thực sự nhận được sự tin yêu của fan Sài Thành.
Tiếc rằng, khi tình yêu ấy vừa chớm nở thì người hâm mộ Sài Gòn nhận vố đau với việc đội bóng đổi tên và hàng loạt những nghi án tiêu cực đi đến giải thể. Giấc mơ về một đội bóng Sài Gòn của người hâm mộ đã phá sản khi tình yêu của họ bị phản bội.
Người Sài Gòn vốn phóng khoáng và hào hiệp, chỉ cần anh đến và thể hiện một cách làm bóng đá tử tế thì họ sẵn sàng ủng hộ mà không cần biết anh đến từ đâu, xuất xứ thế nào. Nhưng họ cũng không phải là những người dễ dãi ban phát tình yêu vô điều kiện, mà bài học trong cả thành công lẫn thất bại của Sài Gòn Xuân Thành đã cho thấy rõ điều ấy.
Bây giờ, CLB Sài Gòn từ thủ đô di cư tới sẽ đối mặt với nhiều thách thức, nhưng chắc chắn bên cạnh đó là vô vàn cơ hội khi vốn dĩ người hâm mộ nơi đây vẫn đang trong cơn khát bóng đá. Khi trò chuyện với ông Nguyễn Giang Đông - Chủ tịch CLB bóng đá Sài Gòn, chúng tôi nhận thấy rõ khát vọng và quyết tâm thực hiện giấc mơ biến đội bóng là tài sản của người hâm mộ.
Người hâm mộ Sài Gòn vẫn đang tò mò và chờ đợi làn gió mới này sẽ như thế nào. Nhưng điều quan trọng chí ít cũng có cái để cho người ta có quyền hy vọng về khát khao đánh thức niềm đam mê bóng đá ở thành phố lớn nhất cả nước.
Bởi dù sao, thà có cái để hy vọng, còn hơn là không có gì cả!
Sau khi Sài Gòn Xuân Thành giải thể năm 2013, bóng đá Sài Gòn chính thức trắng tên trên bản đồ V.League. Ở một thành phố năng động với hơn 10 triệu dân thì việc không có lấy một đội bóng chơi ở giải đấu cao nhất quốc gia, đấy thực sự là nỗi buồn.
Với người hâm mộ bóng đá Sài Thành, đến sân Thống Nhất vào mỗi dịp cuối tuần, bất kể cổ vũ cho đội bóng nào vốn dĩ đã trở thành một thói quen khó bỏ. Thế nên, 3 năm không được xem những trận cầu đỉnh cao khiến không ít người cảm thấy mất mát, khó chịu.
Suốt 3 năm qua sân Thống Nhất không sáng đèn, khiến NHM TP HCM trở thành cổ động viên xem bóng đá... dạo.
Chả thế mà, có không ít người hâm mộ TP HCM phải chạy ngược, chạy xuôi đến các tỉnh láng giềng như Bình Dương, Long An, Đồng Nai... thậm chí lên tuốt Gia Lai để được sống trong không khí của bóng đá, với tư cách một CĐV đi cổ vũ... dạo.
Với những người yêu bóng đá thực sự thì chỉ riêng mỗi tuần không được đến sân đã cảm thấy đó là thời gian thật dài, huống chi 3 năm. Những trận đấu giao hữu hiếm hoi của đội tuyển hay các giải đấu trẻ không thể giải được cơn khát này, mà nó thậm chí càng khiến họ cảm thấy nhớ bóng đá hơn bao giờ hết.
3 năm ấy, sân Thống Nhất từ chỗ có sức chứa 30 nghìn khán giả đã bị cắt đi chỉ còn gần 20 nghìn để nhường chỗ cho điền kinh.
3 năm ấy, cứ mỗi khi nhắc đến cái tên Thống Nhất, những người thích hoài cổ lại có những nỗi buồn riêng khi sân bóng ngày nào còn là niềm tự hào của người Sài Thành giờ đây vắng lặng, đến nỗi từ chỗ có sức chứa 30 nghìn người cũng bị cắt xén xuống còn gần 20 nghìn người để phục vụ cho điền kinh.
Ngay cả với cánh phóng viên thể thao tại Sài Thành, mỗi dịp cuối tuần phải xách ba lô đến các địa phương khác tác nghiệp cũng là điều khiến họ mong chờ đến ngày có đội của thành phố chơi ở V.League.
Nên dễ hiểu khi rất đông phóng viên đã có mặt tại sân Quân khu 7 để theo dõi buổi tập đầu tiên của CLB Sài Gòn khi gia nhập thành phố mang tên bác. Chính các phóng viên cũng mang theo kỳ vọng và sự chờ đợi của rất đông người hâm mộ nơi đây về một đội bóng mang tên Sài Gòn sẽ chơi ở V.League như thế nào.
Viết tiếp giấc mơ dang dở
Những ngày cuối cùng khi Sài Gòn Xuân Thành giải thể, trong lúc trà dư, tửu hậu, ông Trần Tiến Đại - Giám Đốc Điều Hành đội bóng đã hết lần này đến lần khác tặc lưỡi tiếc nuối và liên tục nói những điệp khúc giá như.
"Chúng tôi đã thành công khi khơi dậy được tình yêu của người hâm mộ bóng đá nơi đây, lấy được tình yêu của họ. Giá như, chúng tôi không đổi tên, giá như ông bầu tâm huyết đến cùng... thì tình yêu ấy đã thực sự trọn vẹn..."
Quả là thế, lúc Sài Gòn FC ra đời và thi đấu ở V.League 2012, dù đội bóng toàn tây, nhưng chính cách làm hướng đến phục vụ cho người hâm mộ, biến mỗi buổi chiều cuối tuần trở thành những trận đấu bóng đá kết hợp giải trí đúng nghĩa, đội bóng ấy đã thực sự nhận được sự tin yêu của fan Sài Thành.
Nhưng ngày mới đến, Sài Gòn Xuân Thành đã nhận được tình yêu lớn của người hâm mộ bóng đá thành phố, mỗi trận đấu của họ giống như một ngày hội...
Tiếc rằng, khi tình yêu ấy vừa chớm nở thì người hâm mộ Sài Gòn nhận vố đau với việc đội bóng đổi tên và hàng loạt những nghi án tiêu cực đi đến giải thể. Giấc mơ về một đội bóng Sài Gòn của người hâm mộ đã phá sản khi tình yêu của họ bị phản bội.
Người Sài Gòn vốn phóng khoáng và hào hiệp, chỉ cần anh đến và thể hiện một cách làm bóng đá tử tế thì họ sẵn sàng ủng hộ mà không cần biết anh đến từ đâu, xuất xứ thế nào. Nhưng họ cũng không phải là những người dễ dãi ban phát tình yêu vô điều kiện, mà bài học trong cả thành công lẫn thất bại của Sài Gòn Xuân Thành đã cho thấy rõ điều ấy.
Bây giờ, CLB Sài Gòn từ thủ đô di cư tới sẽ đối mặt với nhiều thách thức, nhưng chắc chắn bên cạnh đó là vô vàn cơ hội khi vốn dĩ người hâm mộ nơi đây vẫn đang trong cơn khát bóng đá. Khi trò chuyện với ông Nguyễn Giang Đông - Chủ tịch CLB bóng đá Sài Gòn, chúng tôi nhận thấy rõ khát vọng và quyết tâm thực hiện giấc mơ biến đội bóng là tài sản của người hâm mộ.
CLB Hà Nội đã được đổi tên thành CLB Sài Gòn và người hâm mộ TP HCM đang kỳ vọng thầy trò HLV Nguyễn Đức Thắng sẽ mang đến hình ảnh tươi mới cho bóng đá nơi đây.
Người hâm mộ Sài Gòn vẫn đang tò mò và chờ đợi làn gió mới này sẽ như thế nào. Nhưng điều quan trọng chí ít cũng có cái để cho người ta có quyền hy vọng về khát khao đánh thức niềm đam mê bóng đá ở thành phố lớn nhất cả nước.
Bởi dù sao, thà có cái để hy vọng, còn hơn là không có gì cả!
Theo Trí thức trẻ