Đây không phải là lần đầu tiên một vật liệu có khả năng tự phục hồi được đưa ra nghiên cứu nhằm thay thế cho màn hình smartphone tương lai. Vào tháng 3, các nhà hóa học thuộc Đại học California ở Riverside và Đại học Colorado đã phát hiện ra một vật liệu tự phục hồi, cho phép nó tự quay trở lại trạng thái ban đầu với số lần hỗ trợ lên đến 50. Vào tháng 8, Motorola đã thông báo được cấp bằng sáng chế màn hình hiển thị tự chữa lành.
Màn hình smartphone bị vỡ trong quá trình sử dụng là điều rất phổ biến.
Những vật liệu polymer có khả năng tự chữa vết trầy xước thường đòi hỏi nhiệt độ ở khoảng 1200C để thực hiện điều này, nhưng khám phá mới thu hút được chú ý khi nó không cần đến yếu tố nhiệt độ mà có thể làm ngay với điều kiện thường.
Loại vật liệu polymer mới được phát hiện tại Đại học Tokyo bởi một nhóm các nghiên cứu do Giáo sư Takuzo Aida chủ trì. Đáng chú ý, quá trình phát hiện xuất phát từ các sai sót trong khi nghiên cứu.
Cụ thể, một sinh viên mang tên Yu Yanagisawa đã phát hiện các cạnh cắt của polymer sẽ dính vào nhau khi ấn xuống bằng tay ở nhiệt độ 210C. Nó đã giúp Yu tìm ra một loại keo dán mới giúp mở ra khả năng tự chữa lành vết trầy xước xảy ra trên màn hình smartphone.
Chi phí sửa chữa màn hình smartphone bị vỡ là rất tốn kém, có thể lên đến hàng triệu đồng.
Với những gì đã đạt được từ trung tâm nghiên cứu Đại học Tokyo cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, chúng ta có thể kỳ vọng về tương lai mà ở đó smartphone có thể bị nứt và tự liền lại.
Theo Dân Việt