Các nhà sản xuất gần đây đã bổ sung những sản phẩm công nghệ mới giúp tránh tình trạng lưu ảnh và ảnh hưởng đến trải nghiệm màu sắc, nghe nhìn của người dùng.

Hiện tượng lưu ảnh trên TV CRT

Tình trạng này dễ nhận thấy trên các dòng TV sử dụng công nghệ CRT cũ hoặc Plasma, LCD. Khi xem TV, người dùng thường thấy những hình ảnh mờ trên màn hình, hầu hết là logo nhà đài hay các hình ảnh được hiển thị lâu.

Lý giải về hiện tượng này, các nhà sản xuất cho biết, hình ảnh TV được tái tạo bằng cách kết hợp 3 sắc tố đỏ - xanh - xanh dương (RGB - Red, Green, Blue). Ánh sáng đi qua các điểm ảnh này và tạo nên hình ảnh mà bạn thường thấy.

Khi một trong 3 sắc tố này bị mất tác dụng (hay còn gọi là chết điểm ảnh), RGB không thể chuyển hóa thành hình ảnh mới khi người dùng chuyển kênh hoặc xem các nội dung khác. Từ đó tạo nên hiện tượng màn hình có các vết bóng mờ của logo hay hình ảnh từ trước.


Hiện tượng lưu ảnh tạo ra bóng ma khó chịu khi xem TV.

Cùng với việc làm giảm trải nghiệm người dùng, tình trạng này còn làm giảm độ tương phản của TV theo cảm nhận bằng mắt.

Trang công nghệ Cnet cho biết, thời gian hiển thị một hình ảnh cố định càng kéo dài thì quãng lưu ảnh càng lâu. Theo đó, lưu ảnh có thể diễn ra trong một ngày hay thậm chí lên tới 100 giờ.

Những công nghệ TV thích hợp

Qua nhiều năm, các hãng TV ra sức nghiên cứu nhằm hạn chế hiện tượng trên. Đầu tiên, công nghệ CRT và Plasma bị khai tử do hạn chế về mặt công nghệ khiến việc tái tạo hình ảnh, mức tiêu hao năng lượng và độ bền của các điểm ảnh không cao. Bên cạnh đó, lớp phốt pho cấu tạo trên màn hình Plasma sẽ bị ám và tạo ra hiện tượng cháy hình "Burn-in".

Kế tiếp, giới công nghệ chú ý đến OLED với các điểm ảnh tự phát sáng. Tuy nhiên, người dùng lại gặp hạn chế về độ sáng tối đa và điểm ảnh xanh dương kém bền - nguyên nhân xảy ra hiện tượng lưu ảnh.

Theo Zing