Liên quan đến vụ việc cụ ông 67 tuổi tử vong sau khi được chẩn đoán 'biến chứng thai nghén', ông Võ Viết Quang – Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết, về sai sót trong giấy ra viện của bệnh nhân Nguyễn Đình Trương (67 tuổi, trú thôn Tân Trung, xã Tân lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) là do áp mã bệnh sai.
“Do nhân viên áp mã bệnh ICD 10 sai, đáng lẽ áp mã I10 tăng huyết áp vô can nhưng lại áp mã tăng huyết áp không xác định, chưa gây biến chứng thai nghén trong đẻ, sau đẻ. Còn về quá trình điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Đình Trương không xảy ra sai sót về chuyên môn”, ông Quang nói.
Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
Lý giải về việc bệnh nhân Trương chuyển viện nhưng lại ghi giấy ra viên, ông Quang cho biết: “Vì bệnh nhân điều trị ở khoa cấp cứu - Nhi nhưng khi xin giấy ra viện lại lên khoa Nội. Trước đây bệnh nhân Trương đã từng điều trị tại khoa Nội nên nhân viên đã viết giấy ra viện đưa bác sỹ Nguyễn Bá Châu, Trưởng khoa Nội đã ký vào. Việc này bệnh viện có sai sót nên đã yêu cầu nhân viên đến xin lỗi gia đình rồi”.
Còn về việc gia đình phản ánh trong xe cấp cứu không có thiết bị hỗ trợ, ông Quang khẳng định: “Không có thiết bị làm sao được. Trên xe cấp cứu chuyển viện luôn có bình ô xi sẵn và thiết bị bóp bóng cùng với nhân viên hộ tống”.
Theo anh Nguyễn Đình Phương (con trai ông Trương) cho biết, sau khi sự việc xảy ra, vào chiều 21/10, Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà đã tiến hành họp với gia đình. Tuy nhiên trong cuộc họp, bệnh viện chỉ nhận sai sót về nội dung giấy ra viện chứ không đề cập đến cái chết của ông Trương.
“Tại cuộc họp, tôi có yêu cầu xem bệnh án của cha, đồng thời đề xuất được biết các loại thuốc mà bác sỹ đã điều trị và tiêm cho ông ấy là gì nhưng bệnh viện không cung cấp”, anh Phương nói.
Giấy ra viện của ông Trương ghi chẩn đoán 'biến chứng thai nghén'
Như VTC News đưa tin, sáng 10/10, ông Nguyễn Đình Trương (67 tuổi, trú xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) thấy mệt trong người nên được người nhà chở đi thăm khám ở Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Theo người nhà ông Trương, trước khi đi bệnh viện, ông Trương vẫn đi lại và ăn uống bình thường. Khi được người nhà đưa đi bệnh viện, ông Trương vẫn tự ngồi sau xe máy được.
“Sáng 10/10, cha kêu mệt trong người, tức ngực nên tôi chở ông xuống bệnh viện. Hai cha con định xuống khám rồi về, nhưng sau khi thăm khám các bác sĩ thấy huyết áp lên cao nên cho cha nhập viện và đưa vào phòng cấp cứu”, chị Phan Thị Dung (con dâu ông Trương) kể lại.
Sau khi tiêm, thấy tình trạng của bệnh nhân chuyển biến xấu, các bác sĩ cho chuyển viện lên tuyến trên là Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Khi rời Bệnh viện Đa khoa Lộc Hà khoảng 2h30' sáng 11/10, vào gần đến Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh thì bệnh nhân Trương tắt thở, lúc này khoảng 3h sáng 11/10.
Theo người nhà ông Trương, Bệnh viện Đa khoa Lộc Hà bố trí xe cấp cứu chở ông Trương vào Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, nhưng trên đường chuyển viện cấp cứu không có một máy móc thiết bị hỗ trợ gì, chỉ có một y tá đi kèm.
Đặc biệt, có một điều rất khôi hài là, trong tờ giấy ra viện của ông Trương ghi chẩn đoán: hen; diễn giải: hen tim; bệnh kèm theo: tăng huyết áp có sẵn chưa xác định rõ gây biến chứng cho thai nghén khi đẻ và sau khi đẻ, thận mạn/thiếu máu đề kháng, không xác định.
“Do nhân viên áp mã bệnh ICD 10 sai, đáng lẽ áp mã I10 tăng huyết áp vô can nhưng lại áp mã tăng huyết áp không xác định, chưa gây biến chứng thai nghén trong đẻ, sau đẻ. Còn về quá trình điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Đình Trương không xảy ra sai sót về chuyên môn”, ông Quang nói.
Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
Lý giải về việc bệnh nhân Trương chuyển viện nhưng lại ghi giấy ra viên, ông Quang cho biết: “Vì bệnh nhân điều trị ở khoa cấp cứu - Nhi nhưng khi xin giấy ra viện lại lên khoa Nội. Trước đây bệnh nhân Trương đã từng điều trị tại khoa Nội nên nhân viên đã viết giấy ra viện đưa bác sỹ Nguyễn Bá Châu, Trưởng khoa Nội đã ký vào. Việc này bệnh viện có sai sót nên đã yêu cầu nhân viên đến xin lỗi gia đình rồi”.
Còn về việc gia đình phản ánh trong xe cấp cứu không có thiết bị hỗ trợ, ông Quang khẳng định: “Không có thiết bị làm sao được. Trên xe cấp cứu chuyển viện luôn có bình ô xi sẵn và thiết bị bóp bóng cùng với nhân viên hộ tống”.
Theo anh Nguyễn Đình Phương (con trai ông Trương) cho biết, sau khi sự việc xảy ra, vào chiều 21/10, Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà đã tiến hành họp với gia đình. Tuy nhiên trong cuộc họp, bệnh viện chỉ nhận sai sót về nội dung giấy ra viện chứ không đề cập đến cái chết của ông Trương.
“Tại cuộc họp, tôi có yêu cầu xem bệnh án của cha, đồng thời đề xuất được biết các loại thuốc mà bác sỹ đã điều trị và tiêm cho ông ấy là gì nhưng bệnh viện không cung cấp”, anh Phương nói.
Giấy ra viện của ông Trương ghi chẩn đoán 'biến chứng thai nghén'
Như VTC News đưa tin, sáng 10/10, ông Nguyễn Đình Trương (67 tuổi, trú xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) thấy mệt trong người nên được người nhà chở đi thăm khám ở Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Theo người nhà ông Trương, trước khi đi bệnh viện, ông Trương vẫn đi lại và ăn uống bình thường. Khi được người nhà đưa đi bệnh viện, ông Trương vẫn tự ngồi sau xe máy được.
“Sáng 10/10, cha kêu mệt trong người, tức ngực nên tôi chở ông xuống bệnh viện. Hai cha con định xuống khám rồi về, nhưng sau khi thăm khám các bác sĩ thấy huyết áp lên cao nên cho cha nhập viện và đưa vào phòng cấp cứu”, chị Phan Thị Dung (con dâu ông Trương) kể lại.
Sau khi tiêm, thấy tình trạng của bệnh nhân chuyển biến xấu, các bác sĩ cho chuyển viện lên tuyến trên là Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Khi rời Bệnh viện Đa khoa Lộc Hà khoảng 2h30' sáng 11/10, vào gần đến Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh thì bệnh nhân Trương tắt thở, lúc này khoảng 3h sáng 11/10.
Theo người nhà ông Trương, Bệnh viện Đa khoa Lộc Hà bố trí xe cấp cứu chở ông Trương vào Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, nhưng trên đường chuyển viện cấp cứu không có một máy móc thiết bị hỗ trợ gì, chỉ có một y tá đi kèm.
Đặc biệt, có một điều rất khôi hài là, trong tờ giấy ra viện của ông Trương ghi chẩn đoán: hen; diễn giải: hen tim; bệnh kèm theo: tăng huyết áp có sẵn chưa xác định rõ gây biến chứng cho thai nghén khi đẻ và sau khi đẻ, thận mạn/thiếu máu đề kháng, không xác định.
Theo VTCnews