Từ thời xa xưa, cổ nhân đã biết đúc kết kinh nghiệm từ những điều trong sinh hoạt hàng ngày thành những câu nói ngắn gọn, súc tích có thể lưu truyền qua cả ngàn đời.
Thông thường, đó đều là những ngôn ngữ được số đông đúc kết lại, sau đó truyền miệng cho mọi người. Hầu hết đều là những câu nói có nội dung mộc mạc, được người dân lao động sáng tạo ra để phản ánh kinh nghiệm sống, đồng thời thể hiện tâm tư, nguyện vọng của bản thân.
Ngôi nhà là mục tiêu theo đuổi cả đời của rất nhiều người. Vì thế, mỗi khi chuẩn bị cho ngôi nhà của mình, mọi người thường xem xét tỉ mỉ, kỹ lưỡng nhiều vấn đề, đặc biệt là phong thủy.
Đã từ rất lâu, chuyện nhà cửa, chỗ ở đã được người xưa vô cùng quan tâm. Do đó, họ cũng đã đúc rút ra nhiều câu nói, quan niệm về nhà cửa để người đời sau có thể áp dụng và phòng tránh.
Trong số những câu nói về phong thủy nhà cửa của người xưa chắc chắn không thể bỏ qua câu: “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan”. Vậy thâm ý của cổ nhân trong câu nói này là gì? Ý nghĩa câu nói này áp dụng vào thời đại ngày nay liệu còn đúng?
Người xưa tin rằng, phong thủy của ngôi nhà là điều vô cùng quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí là tài vận của gia chủ và những người sinh sống trong gia đình.
Phong thủy đã tồn tại hàng nghìn năm nay, và những quan niệm này ẩn chứa những triết lý sâu xa mà người xưa đúc kết lại từ cuộc sống hàng ngày.
Theo giải thích của các nhà khoa học, cả trái đất và cơ thể con người đều có từ trường. Nếu như cả hai tương hợp thì sẽ có lợi cho cuộc sống, còn nếu tương khắc sẽ mang đến nhiều điều bất lợi, xui xẻo mà không ai mong muốn.
Chính vì thế, câu nói “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan” thực tế là có lý do khoa học nhất định để giải thích.
Đầu tiên cần phải hiểu được rằng, cửa lớn là cửa ra vào, còn cửa nhỏ là cửa sổ. Hầu hết mọi người đều thích xây nhà quay về hướng nam cửa mở theo hướng nam. Do đó, nếu như cửa chính hướng ra cửa sổ, đây được coi là biểu tượng của việc của cải bị rò rỉ, tiêu hao.
Trong phong thủy nhà ở, cửa ra vào là nơi đón tài lộc và là vượng khí của cả ngôi nhà. Trong khi đó, không khí lại được mọi người ví như của cải.
Đối với những ngôi nhà thông thường, để không khí có thể luân chuyển, tích trữ sau một vòng tròn rồi đi ra ngoài cửa sổ thì đây là dấu hiệu cho thấy, ngôi nhà này có thể tích trữ và tiết kiệm tiền bạc, của cải, giúp tài sản của gia chủ chỉ có nhiều lên chứ không có chuyện vơi đi.
Ngược lại, nếu như nhà không có cửa sổ hoặc cửa sổ quá nhỏ, những ngôi nhà như vậy không khí sẽ không thể lưu thông, sống trong ngôi nhà như vậy sẽ không thể giàu sang phú quý.
Ngoài ra, nếu như cửa sổ quá lớn, thông gió quá nhiều và quá mạnh từ hướng ra cửa sổ cũng không tốt chút nào. Những ngôi nhà như thế, dù gia chủ có làm được nhiều tiền thì cũng nhanh tiêu tán, làm bao nhiêu thì tiêu hết bấy nhiêu.
Trên thực tế, nếu như cửa ra vào đối diện với cửa sổ, đây là dấu hiệu xấu trong phong thủy. Nói một cách khoa học, cửa ra vào thường được xây dựng ở phía nam, còn cửa sổ thì đối diện ở phía bắc. Vì thế đến mùa đông sẽ có nhiều gió bắc hơn, gió lạnh sẽ thổi cả vào cửa sổ và vào trong nhà.
Chính vì thế, dù có đóng chặt tất cả các cửa nẻo đi chăng nữa, gió bắc vẫn có thể dễ dàng thổi vào cửa sổ, hơi lạnh vẫn xuyên qua khe hở để len lỏi vào trong nhà. Điều này không hề có lợi cho sức khỏe, khiến ngôi nhà vốn được biết đến là “tổ ấm” lại không thể giữ ấm, lúc nào cũng lạnh lẽo.
Hơn thế nữa, trong thời kỳ phong kiến còn lạc hậu, người dân không có các thiết bị sưởi ấm, gió lạnh mùa đông có thể trực tiếp ảnh hưởng và làm tổn hại đến sức khỏe gia chủ và những người sinh sống trong gia đình.
Mùa đông lạnh lẽo là thế, nhưng đến mùa hè nóng nực, khi gió thổi vào nhiều có thể khiến người ta cảm thấy dễ chịu và mát mẻ hơn. Thế nhưng, khi cửa lớn đối diện với cửa sổ sẽ dễ dàng hình thành gió lùa, những người tiếp xúc lâu ngày với loại gió này sẽ dễ mắc các bệnh về phổi, thậm chí còn có thể bị viêm khớp, thấp khớp.
Có thể nói, dù đã trải qua hàng ngàn năm lưu truyền, câu nói “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan” của cổ nhân đến ngày hôm nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Vì thế, chúng ta cần phải tiếp thu, áp dụng và lưu truyền cho mọi người cùng biết, cũng là một cách lưu giữ những nét đẹp văn hóa xa xưa.
*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Theo Xe và Thể thao