Cúng rằm tháng Giêng: Cách sắm lễ, thời gian làm lễ và bài văn khấn chuẩn nhất

Theo quan niệm dân gian, rằm tháng Giêng hay còn được gọi là "Tết Nguyên tiêu". Đây là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm.

Ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười).

Vào ngày này, người dân thường đi lễ chùa, đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta thường có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".

Rằm tháng Giêng được mọi người cúng vào ngày 14 hoặc 15 tháng giêng. Giờ “chuẩn” để cúng rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là thường cúng vào giờ Ngọ.

Ngày rằm tháng Giêng 2019 là ngày nào?

Vào năm Kỷ Hợi 2019, rằm tháng Giêng là ngày 19/2 Dương lịch (tức ngày 15/1/2019 Âm lịch).

Theo lịch vạn niên năm nay, ngày 19/2 là ngày Đinh Hợi, tháng Bính Dần, năm Kỷ Hợi.

Giờ hoàng đạo là: Tân Sửu (1h-3h), Giáp Thìn (7h-9h), Bính Ngọ (11h-13h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h), Tân Hợi (21h-23h).

Nên cúng ngày nào, giờ nào chuẩn nhất?

Thời gian cúng rằm tháng Giêng 2019 tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Còn nếu gia chủ không sắp xếp được thời gian cũng như công việc để cúng vào ngày giờ nêu trên thì có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 Dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 7 giờ tối ngày 19/2 Dương lịch.

Mâm cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?

Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kì, nhưng thế hiện được lòng thành, cầu cho gia trạch bình an khỏe mạnh, hướng tới những điều tốt đẹp. Ngoài ra, với gia đình thờ Phật mà không có điều kiện tới chùa làm lễ hoặc muốn tổ chức cúng tại gia thì còn chuẩn bị thêm một mâm cỗ chay.

Mâm cỗ chay cúng Phật gồm:

- Hoa quả.

- Chè xôi.

- Các món đậu.

- Canh xào không thêm nhiều hương liệu.

- Bánh trôi nước.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

- Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân.

- Ngài Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần.

- Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

- Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

- Các Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày.......... tháng............ năm.............

Tín chủ con là..............................................................

Ngụ tại.........................................................................

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.

Chúng con thành tâm cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

( Bài viết mang tính tham khảo)

 


Theo Khoevadep


cúng rằm tháng giêng Tết nguyên tiêu Rằm tháng giêng

Tin tức mới nhất