Lưu ý khi cúng Thần Tài để không phạm

- Khi cúng ngày vía Thần tài, nhớ không để hoa quả thờ héo úa, hư hỏng trên bàn thờ Thần Tài vì sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia chủ.

- Không nên để những con vật như chó mèo quấy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

- Đồ cúng Thần Tài gồm muối và gạo phải giữ lại trong nhà cho có lộc. Bánh kẹo đã cúng xong thì giữ lại một nửa để ăn, còn một nửa đem đi phát lộc, rượu và nước khi đã cúng xong thì phải đem tưới xung quanh nhà.

Cúng Thần tài chớ phạm phải 5 điều kiêng kị kẻo bị quở trách, năm mới đụng đâu hỏng đó-1

- Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may mắn. Vàng mã thì đem đi đốt bên ngoài cổng nhằm cầu xin Thần Tài phù hộ sự sung túc, bình an cho gia đình.

- Ngày cúng Thần Tài rất quan trọng đối với giới kinh doanh, buôn bán nói riêng và đại đa số người dân nói chung. Trong ngày này, ai cũng khẩn trương mua sắm lễ vật cúng Thần Tài và không quên cầu mong, khấn vái những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới.

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính. Trên bàn thờ Thần Tài thường được đặt các đồ vật, lễ vật sau:

- Tượng Thần Tài - Thổ Địa: thường được làm bằng sứ, đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là: tượng Thần Tài bên trái, tượng Thổ Địa bên phải.

- Tượng Phật Di Lặc: là vị thần quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt bên trên ban thờ Thần Tài.

- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài - Thổ Địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.

- Bát nhang: được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.

- Lọ hoa tươi và quả tươi, thường là mâm/đĩa ngũ quả.

- 5 chén nước xếp hình chữ thập: tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.

- 5 củ tỏi: đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.

- Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Thường được đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.

- Tượng Ông Cóc: đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.

-Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo-

Theo Khoevadep