Ngày nay người ta cúng Thần Tài, Ông Địa quanh năm không chỉ vào dịp giỗ tết, sóc vọng mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán.
Họ tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Bởi thế, để Thần Tài mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Vì thế, sáng sớm khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài phù hộ cho họ mua may bán đắt. Sau đó cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.
Còn trong các dịp giỗ Tết, sóc vọng, ngày vía Thần Tài, người ta thường cúng Thần Tài, Ông Địa bằng cổ mặn và không quên đọc văn cúng.
Hiện nay, thờ Thần Tài vẫn còn duy trì và nó trở nên phổ biến với những gia đình làm ăn, buôn bán. Các gia đình này làm lễ cúng thần tài quanh năm không trừ ngày nào.
Ban thờ Thần tài thường nhỏ hơn ban thờ Thổ Công hay ban thờ Gia tiên nên việc thờ cũng khá đơn giản. Vào ngày Tết, ngày vía Thần Tài vai trò của vị thần này càng được xem trọng hơn.
Hầu hết mọi nhà thường lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Sáng sớm khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài phù hộ cho họ mua may bán đắt. |
Văn cúng Thần Tài, Ông Địa
Duy Việt Nam quốc... Tân Tỵ niên... nguyệt... nhật.
Tin chủ... ngụ tại.......................
Ðồng gia quyến đẳng bái thỉnh:
Cẩn dĩ hương đăng hoa quả...... cảm kiều cáo vu.
Kính thỉnh: Ngũ phương ngũ thổ Long thần.
Tiền hậu địa chủ Tài thần
Giám lâm hâm hưởng, gia hộ gia ân,
Tăng tài tăng lộc, vạn sự hưng long
Sở nguyện tòng tâm, thượng kỳ giám chỉ
Bảo ngã tin chủ, dĩ phú niên niên
Cẩn cốc!
Dịch nghĩa:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm Tân Tỵ tháng... ngày...............
Tín chủ... ở tại thôn... xã(phường)... huyện (thành phố)...tỉnh... cùng toàn gia lễ thỉnh Kính dâng hương đăng hoa quả... Kính Cẩn thưa rằng.
Kính cáo: Ngũ phương ngũ thổ Long thần
Tiền hậu địa chủ Tài thần
Tiếp nhận lòng thành, che chở ban ân
Thêm tài lộc, mọi sự đều lành
Cúi mong soi xét, nguyện ước thành tâm
Phúc đến năm năm, giúp cho tín chủ
Kính cẩn dâng lời.
Những điều tối kỵ khi cúng Thần Tài - Ông Địa
1. Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu.
2. Khi cúng Thần Tài - Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi…. Nếu ở Sài Gòn, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài - Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương - Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này không có bán ở miền Bắc.
3. Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
4. Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn.
(Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.)
Theo Khỏe & Đẹp