Cuộc đời đầy thăng trầm của nàng Cách cách xinh đẹp cuối triều Thanh trở thành gián điệp Nhật Bản
Thông minh, xinh đẹp, lại sinh ra trong một gia đình quyền quý cuối triều đại nhà Thanh, nhưng không ai có thể ngờ được rằng nàng Cách cách này lại trở thành gián điệp cho Nhật Bản.
Kawashima Yoshiko, sinh năm 1907, tên thật là Ái Tân Giác La Hiển Dư, là con gái thứ 14 của Túc thân vương Thiện Kỳ cuối triều đại nhà Thanh. Ngay từ nhỏ, Yoshiko đã tỏ ra là một cô bé thông minh, lanh lợi và được cha hết mực yêu thương.
Năm 1912, vì không cam lòng chứng kiến cảnh suy vong của triều đình nhà Thanh, Túc thân vương Thiện Kỳ đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm khôi phục lại ngai vàng của dòng họ Ái Tân Giác La. Trong đó, việc mà ông chú trọng nhất chính là gửi toàn bộ con cái của mình ra nước ngoài, hầu hết là sang Nhật Bản, với mục đích tìm kiếm những thế lực có thể dựa dẫm để khôi phục những tháng ngày huy hoàng của nhà Thanh. Và tất nhiên, cô con gái Hiển Dư của ông cũng không phải là ngoại lệ.
Năm Hiển Dư 6 tuổi, Thiện Kỳ đã quyết định gửi cô sang Nhật Bản làm con nuôi của người bạn Kawashima Naniwa - một vị khách quý của phủ Túc thân vương, đồng thời cũng là người luôn giương cao ngọn cờ "Mãn Mông độc lập".
Từ khi đặt chân đến xứ Phù Tang, Hiển Dư đã được đổi tên theo họ của cha nuôi, trở thành Kawashima Yoshiko. Naniwa đã truyền bá cho Yoshiko tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, chủ nghĩa phát-xít và hàng loạt những suy nghĩ bạo lực, chuyên chế, tàn bạo… Vì vậy, chỉ vài năm sau đó, nàng Cách cách được sinh ra và lớn lên trong những lễ giáo nghiêm khắc của triều đình nhà Thanh bắt đầu biến thành một cô gái ngang ngược, ương bướng và hoang dại.
Năm 1922, cha đẻ Thiện Kỳ qua đời, Yoshiko vượt biển về Trung Quốc chịu tang. Trong di chúc của mình, Thiện Kỳ dặn dò con gái phải dốc toàn bộ sức lực cho công cuộc phục hồi vương triều Mãn Thanh, trung thành với lý tưởng "Mãn Mông độc lập". Sau buổi tang lễ ấy, Yoshiko trở về Nhật và trở nên trầm ngâm, ít nói hơn.
Khi còn đang theo học tại trường nữ Cao đẳng Matsumoto, Yoshiko kiên quyết đòi cưỡi ngựa đi học, mặc dù quãng đường từ nhà tới trường không hề xa. Đối với Yoshiko, cưỡi ngựa không chỉ đơn thuần là để di chuyển, mà còn là một trò vui mỗi khi con ngựa của cô làm náo loạn khu vực sân trường. Có lúc, Yoshiko còn dắt ngựa vào trong phòng học, thậm chí buộc ngựa ở ngay trên bục giảng của thầy giáo, khiến cả lớp náo loạn.
Nhà trường đã phải gọi Naniwa tới nói chuyện, với hy vọng ông ta có thể nhắc nhở và quản lý cô con gái "coi trời bằng vung" này. Thế nhưng, Naniwa bề ngoài chỉ tỏ vẻ tiếp thu lấy lệ, chứ kỳ thực không hề bảo ban Yoshiko. Có lẽ, chính vì vậy mà tính cách ngang ngược, hoang dã của Yoshiko lại càng được đà phát triển.
Năm 18 tuổi, Yoshiko đã trở thành một cô gái xinh đẹp, có khả năng thu hút mọi ánh nhìn của người khác phái. Đây không chỉ là khoảng thời gian Yoshiko gặp được mối tình đầu của mình là Moriyama, một lưu học sinh có ngoại hình khôi ngô, tuấn tú và ngập tràn lý tưởng, mà còn là quãng ký ức khủng khiếp đối với cô khi bị chính người cha nuôi hơn mình tới 42 tuổi cưỡng bức.
Sau buổi đêm nhục nhã đó, Yoshiko nhiều lần muốn tự sát nhưng bất thành. Cô cũng từng muốn rời khỏi người cha nuôi thú tính, nhưng đến cuối cùng thì Yoshiko vẫn ở lại bên Naniwa. Cho đến nay, chưa từng có ai biết lý do tại sao Yoshiko lựa chọn ở lại với Naniwa.
Cũng kể từ đó, Yoshiko thay đổi hẳn, cô cắt tóc ngắn, bỏ hết những bộ trang phục nữ và chuyển sang mặc đồ Tây giống như đàn ông. Được sự dẫn dắt của Naniwa, Yoshiko nhanh chóng thành thạo tất cả các kỹ năng để trở thành một gián điệp. Cô đã học học tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng địa phương các vùng ở Trung Quốc, ngoài ra còn có bắn súng, lái xe, thậm chí là cả lái máy bay...
Năm 1927, sau khi về nước, Yoshiko được gả cho Ganjuurjab, con trai của tướng quân Nội Mông Jengjuurjab và theo chồng chuyển tới Mông Cổ sinh sống.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân nhuốm màu sắc chính trị này duy trì chưa được 2 năm thì Yoshiko quyết định rời khỏi vùng thảo nguyên Mông Cổ để trở về Thượng Hải mà không một lời từ biệt.
Tiếp đó, Yoshiko đã hợp tác với người Nhật để lấy thông tin tình báo từ phía quân phiệt Bắc Dương. Cô nhanh chóng nắm được thông tin tối mật giúp cho quân đội Nhật tiêu diệt kẻ cầm đầu quân phiệt Bắc Dương. Đối với Yoshiko, việc làm này vô cùng có ý nghĩa trong kế hoạch thực hiện di nguyện của cha mình. Thế nhưng, cô không hề biết rằng, sự thật là cô không những chẳng khôi phục được triều Thanh, mà còn giúp cho quân đội Nhật bành trướng thế lực hơn. Và nàng Cách cách triều Thanh dần lún sâu vào con đường làm gián điệp cho Nhật Bản, chống lại chính những người dân của đất nước mình.
Sau này, nhờ có sự trợ giúp đắc lực của Yoshiko, Nhật Bản gần như khống chế toàn bộ Thượng Hải, uy hiếp nghiêm trọng thủ đô của Trung Quốc lúc bấy giờ là Nam Kinh. Vì vậy, người ta cho rằng, Yoshiko chính là người đã gây ra những sự kiện có tác động rất xấu tới Trung Quốc.
Năm 1933, sau khi Mãn Châu Quốc thành lập, người Nhật Bản cũng thành lập một lực lượng quân sự bù nhìn gọi là Mãn Châu Quốc An Quốc quân và phong cho Yoshiko chức vụ Tổng tư lệnh.
Tuy nhiên, An Quốc quân kỷ luật yếu kém đã nhanh chóng ta rãn và biến thành thổ phỉ, khiến cho Yoshiko thất vọng, bất mãn và nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính sách quân đội Nhật. Vì vậy, đến năm 1934, Yoshiko bị người Nhật tống giam.
2 năm sau, Yoshiko được tha và trở về Thiên Tân, tiếp tục hoạt động gián điệp cho người Nhật. Trong suốt quãngthời gian sau đó, quân Nhật và lực lượng phát-xít thắng thế trên toàn thế giới, Trung Quốc nằm dưới ách thống trị của người Nhật. Và thời kỳ tung hoành ngang dọc của cô Cách cách làm gián điệp cho Nhật Bản cũng nhanh chóng chấm dứt.
Tháng 10/1945, khi quân Nhật thất bại, Yoshiko bị Cục Quân thống của Quốc dân đảng bắt tại nhà riêng ở Bắc Bình, đồng thời bị đưa ra tòa xét xử với tội danh "Hán gian". Việc này đã gây ra rất nhiều tranh cãi, bởi Yoshiko sang Nhật từ khi rất nhỏ và có quốc tịch Nhật Bản. Nếu Yoshiko chứng minh được mình là người Nhật thì tội danh của cô chỉ là tội phạm chiến tranh và có thể không tới mức phải chịu án tử hình.
Đáng tiếc, những giấy tờ chứng minh quốc tịch Nhật Bản của Yoshiko lại bị mất trong một trận động đất xảy ra tại Nhật. Cha nuôi của Yoshiko không những chẳng đưa ra được giấy tờ chứng minh cô có quốc tịch Nhật Bản, mà còn để lộ nguồn gốc của cô là con cháu của thân vương nhà Thanh. Chính vì vậy, ngày 22/10/1947, Yoshiko đã bị tuyên án tử hình với tội danh phản quốc.
Ngày 25/3/1948, Yoshiko đã bị chính quyền Quốc dân đảng tử hình, sau khi viết xong di chúc. Năm ấy, nàng Cách cách xinh đẹp nổi tiếng cuối triều Thanh chỉ mới 41 tuổi...
Năm 1912, vì không cam lòng chứng kiến cảnh suy vong của triều đình nhà Thanh, Túc thân vương Thiện Kỳ đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm khôi phục lại ngai vàng của dòng họ Ái Tân Giác La. Trong đó, việc mà ông chú trọng nhất chính là gửi toàn bộ con cái của mình ra nước ngoài, hầu hết là sang Nhật Bản, với mục đích tìm kiếm những thế lực có thể dựa dẫm để khôi phục những tháng ngày huy hoàng của nhà Thanh. Và tất nhiên, cô con gái Hiển Dư của ông cũng không phải là ngoại lệ.
Năm Hiển Dư 6 tuổi, Thiện Kỳ đã quyết định gửi cô sang Nhật Bản làm con nuôi của người bạn Kawashima Naniwa - một vị khách quý của phủ Túc thân vương, đồng thời cũng là người luôn giương cao ngọn cờ "Mãn Mông độc lập".
Từ khi đặt chân đến xứ Phù Tang, Hiển Dư đã được đổi tên theo họ của cha nuôi, trở thành Kawashima Yoshiko. Naniwa đã truyền bá cho Yoshiko tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, chủ nghĩa phát-xít và hàng loạt những suy nghĩ bạo lực, chuyên chế, tàn bạo… Vì vậy, chỉ vài năm sau đó, nàng Cách cách được sinh ra và lớn lên trong những lễ giáo nghiêm khắc của triều đình nhà Thanh bắt đầu biến thành một cô gái ngang ngược, ương bướng và hoang dại.
Năm 1922, cha đẻ Thiện Kỳ qua đời, Yoshiko vượt biển về Trung Quốc chịu tang. Trong di chúc của mình, Thiện Kỳ dặn dò con gái phải dốc toàn bộ sức lực cho công cuộc phục hồi vương triều Mãn Thanh, trung thành với lý tưởng "Mãn Mông độc lập". Sau buổi tang lễ ấy, Yoshiko trở về Nhật và trở nên trầm ngâm, ít nói hơn.
Khi còn đang theo học tại trường nữ Cao đẳng Matsumoto, Yoshiko kiên quyết đòi cưỡi ngựa đi học, mặc dù quãng đường từ nhà tới trường không hề xa. Đối với Yoshiko, cưỡi ngựa không chỉ đơn thuần là để di chuyển, mà còn là một trò vui mỗi khi con ngựa của cô làm náo loạn khu vực sân trường. Có lúc, Yoshiko còn dắt ngựa vào trong phòng học, thậm chí buộc ngựa ở ngay trên bục giảng của thầy giáo, khiến cả lớp náo loạn.
Nhà trường đã phải gọi Naniwa tới nói chuyện, với hy vọng ông ta có thể nhắc nhở và quản lý cô con gái "coi trời bằng vung" này. Thế nhưng, Naniwa bề ngoài chỉ tỏ vẻ tiếp thu lấy lệ, chứ kỳ thực không hề bảo ban Yoshiko. Có lẽ, chính vì vậy mà tính cách ngang ngược, hoang dã của Yoshiko lại càng được đà phát triển.
Năm 18 tuổi, Yoshiko đã trở thành một cô gái xinh đẹp, có khả năng thu hút mọi ánh nhìn của người khác phái. Đây không chỉ là khoảng thời gian Yoshiko gặp được mối tình đầu của mình là Moriyama, một lưu học sinh có ngoại hình khôi ngô, tuấn tú và ngập tràn lý tưởng, mà còn là quãng ký ức khủng khiếp đối với cô khi bị chính người cha nuôi hơn mình tới 42 tuổi cưỡng bức.
Sau buổi đêm nhục nhã đó, Yoshiko nhiều lần muốn tự sát nhưng bất thành. Cô cũng từng muốn rời khỏi người cha nuôi thú tính, nhưng đến cuối cùng thì Yoshiko vẫn ở lại bên Naniwa. Cho đến nay, chưa từng có ai biết lý do tại sao Yoshiko lựa chọn ở lại với Naniwa.
Cũng kể từ đó, Yoshiko thay đổi hẳn, cô cắt tóc ngắn, bỏ hết những bộ trang phục nữ và chuyển sang mặc đồ Tây giống như đàn ông. Được sự dẫn dắt của Naniwa, Yoshiko nhanh chóng thành thạo tất cả các kỹ năng để trở thành một gián điệp. Cô đã học học tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng địa phương các vùng ở Trung Quốc, ngoài ra còn có bắn súng, lái xe, thậm chí là cả lái máy bay...
Năm 1927, sau khi về nước, Yoshiko được gả cho Ganjuurjab, con trai của tướng quân Nội Mông Jengjuurjab và theo chồng chuyển tới Mông Cổ sinh sống.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân nhuốm màu sắc chính trị này duy trì chưa được 2 năm thì Yoshiko quyết định rời khỏi vùng thảo nguyên Mông Cổ để trở về Thượng Hải mà không một lời từ biệt.
Tiếp đó, Yoshiko đã hợp tác với người Nhật để lấy thông tin tình báo từ phía quân phiệt Bắc Dương. Cô nhanh chóng nắm được thông tin tối mật giúp cho quân đội Nhật tiêu diệt kẻ cầm đầu quân phiệt Bắc Dương. Đối với Yoshiko, việc làm này vô cùng có ý nghĩa trong kế hoạch thực hiện di nguyện của cha mình. Thế nhưng, cô không hề biết rằng, sự thật là cô không những chẳng khôi phục được triều Thanh, mà còn giúp cho quân đội Nhật bành trướng thế lực hơn. Và nàng Cách cách triều Thanh dần lún sâu vào con đường làm gián điệp cho Nhật Bản, chống lại chính những người dân của đất nước mình.
Sau này, nhờ có sự trợ giúp đắc lực của Yoshiko, Nhật Bản gần như khống chế toàn bộ Thượng Hải, uy hiếp nghiêm trọng thủ đô của Trung Quốc lúc bấy giờ là Nam Kinh. Vì vậy, người ta cho rằng, Yoshiko chính là người đã gây ra những sự kiện có tác động rất xấu tới Trung Quốc.
Năm 1933, sau khi Mãn Châu Quốc thành lập, người Nhật Bản cũng thành lập một lực lượng quân sự bù nhìn gọi là Mãn Châu Quốc An Quốc quân và phong cho Yoshiko chức vụ Tổng tư lệnh.
Tuy nhiên, An Quốc quân kỷ luật yếu kém đã nhanh chóng ta rãn và biến thành thổ phỉ, khiến cho Yoshiko thất vọng, bất mãn và nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính sách quân đội Nhật. Vì vậy, đến năm 1934, Yoshiko bị người Nhật tống giam.
2 năm sau, Yoshiko được tha và trở về Thiên Tân, tiếp tục hoạt động gián điệp cho người Nhật. Trong suốt quãngthời gian sau đó, quân Nhật và lực lượng phát-xít thắng thế trên toàn thế giới, Trung Quốc nằm dưới ách thống trị của người Nhật. Và thời kỳ tung hoành ngang dọc của cô Cách cách làm gián điệp cho Nhật Bản cũng nhanh chóng chấm dứt.
Tháng 10/1945, khi quân Nhật thất bại, Yoshiko bị Cục Quân thống của Quốc dân đảng bắt tại nhà riêng ở Bắc Bình, đồng thời bị đưa ra tòa xét xử với tội danh "Hán gian". Việc này đã gây ra rất nhiều tranh cãi, bởi Yoshiko sang Nhật từ khi rất nhỏ và có quốc tịch Nhật Bản. Nếu Yoshiko chứng minh được mình là người Nhật thì tội danh của cô chỉ là tội phạm chiến tranh và có thể không tới mức phải chịu án tử hình.
Đáng tiếc, những giấy tờ chứng minh quốc tịch Nhật Bản của Yoshiko lại bị mất trong một trận động đất xảy ra tại Nhật. Cha nuôi của Yoshiko không những chẳng đưa ra được giấy tờ chứng minh cô có quốc tịch Nhật Bản, mà còn để lộ nguồn gốc của cô là con cháu của thân vương nhà Thanh. Chính vì vậy, ngày 22/10/1947, Yoshiko đã bị tuyên án tử hình với tội danh phản quốc.
Ngày 25/3/1948, Yoshiko đã bị chính quyền Quốc dân đảng tử hình, sau khi viết xong di chúc. Năm ấy, nàng Cách cách xinh đẹp nổi tiếng cuối triều Thanh chỉ mới 41 tuổi...
Yoshiko bị xử tử năm 41 tuổi.
Theo Trí thức trẻ
-
14 phút trướcKhi quay trở lại lớp, nữ giáo viên phát hiện một số trẻ cầm các viên thuốc màu hồng, nghi là thuốc diệt chuột.
-
51 phút trướcThiếu giám sát, không quản lý khi giao xe cho con chưa đủ tuổi cầm lái đua xe gây tai nạn chết người, cha mẹ không chỉ phải chi trả tiền bồi thường mà có thể đối diện án tù lên tới 7 năm.
-
1 giờ trước6 người chui xuống gầm máy kéo trú mưa. Lúc sau xe bất ngờ di chuyển, 4 người nhanh chóng rời gầm xe chạy ra ngoài nên thoát nạn, 2 người bị cán tử vong.
-
1 giờ trướcThời gian qua, tại các tỉnh, thành miền Tây liên tục xảy ra các vụ bể hụi chấn động. Trong những chủ hụi bị bắt có cả cán bộ, viên chức…
-
1 giờ trướcCuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay đã chứng kiến một loạt sự cố xảy ra ngoài ý muốn vào ngày bầu cử quốc gia 5/11, từ trục trặc phần mềm bỏ phiếu đến lỗi chữ ký ở phiếu bầu giấy.
-
4 giờ trướcDự báo thời tiết 6/11/2024, miền Bắc duy trì trời lạnh. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông.
-
13 giờ trướcTại phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan cho rằng công ty định giá tài sản trong vụ án đã định giá chưa chính xác. Chỉ cần 10% tài sản là bất động sản đã thu được 500 ngàn tỷ đồng.
-
13 giờ trướcTại Quảng Bình, mưa lớn đã khiến nước ở các sông, suối dâng cao, gây ngập úng nhiều nơi. Chiều nay, trong lúc cứu em học sinh tại vùng nước ngập, một người đàn ông đã không may bị nước cuốn mất tích.
-
13 giờ trướcBà chủ hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu móc nối với 1 ca sĩ để chạy tại ngoại cho 1 bị can trong vụ án kinh tế nhưng kết cuộc là bị lừa đảo.
-
17 giờ trước20 học sinh trường mầm non xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
-
17 giờ trước"Chưa bao giờ tôi gọi điện mà con không nghe máy. Nhưng hôm đó gọi mấy cuộc con cũng không nghe, tôi xuống nhà ngồi ở cửa chờ, nhưng không thấy con về..."- bà Nguyễn Thị Phượng - mẹ Q. bật khóc.
-
20 giờ trướcĐược tòa đồng ý cho tiếp xúc theo yêu cầu của luật sư, vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan mừng mừng, tủi tủi ôm chầm lấy nhau sau hơn 2 năm bị tạm giam không được gặp gỡ.
-
20 giờ trướcLực lượng công an ở Nghệ An vừa bắt giữ nam thanh niên đột nhập vào tiệm vàng, trộm cắp tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng.
-
20 giờ trướcCơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự 10 đối tượng để điều tra vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) làm 1 cô gái tử vong.
-
23 giờ trướcKhẳng định không kêu oan, bị cáo Trương Mỹ Lan xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt và mong nhận lại được các tài sản gồm tòa biệt thự cổ, 2 du thuyền và nhiều căn nhà trên phố Nguyễn Huệ.
-
23 giờ trướcSau vụ tai nạn khiến 1 người đang dừng chờ đèn đỏ tử vong, nhiều người bày tỏ mong muốn lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt để xử lý dứt điểm nạn "quái xế" gây náo loạn đường phố.
-
1 ngày trướcDự báo thời tiết 5/11/2024, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời rét đậm, vùng núi có nơi dưới 15 độ.
-
1 ngày trướcMột số đoạn tường nối với hàng rào bị sập do cây đổ sau bão và trở thành nơi chứa rác. Cảnh ngổn ngang, xơ xác hiện lên khắp nơi bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô.
-
1 ngày trướcMột ngôi nhà 3 tầng ở đường Quang Trung (phường Quang Trung, Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ đổ sập. Nguyên nhân ban đầu được xác định do hàng xóm đào móng xây nhà.
-
1 ngày trướcLiên quan vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Dự án Khu đô thị biển Phan Thiết", CQĐT kê biên rất nhiều bất động sản.
Tin tức mới nhất
-
12 phút trước
-
18 phút trước
-
38 phút trước
-
43 phút trước
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
9 ngày trước
-