Cuộc sống của Thái giám: Đáng sợ quá trình cắt sống 'vùng kín' không thuốc gây mê (Kỳ 1)

Không có thuốc gây mê, gây tê, những nam giới thành thái giám sẽ phải trải qua tịnh thân đau đớn vô cùng.

Thái giám - những người hầu hạ trong cung đình phong kiến Trung Hoa xưa là một phần của cuộc sống nơi cung cấm. Họ cũng có những hỉ nộ ái ố và cả những mưu toan đằng sau. Nhưng cuộc đời của các thái giám nổi lên là nỗi đau đớn về thể chất lẫn tinh thần. 

Trong các bộ phim dã sử của Trung Quốc, hình ảnh thái giám luôn gắn với tiếng nói the thé, dáng đi không mạnh mẽ và thường co ro khúm núm. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, có thời kỳ trong triều đình Trung Hoa xưa, thái giám không phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn, có nghĩa không phải là hoạn quan.

Nhưng từ thời Đông Hán, các thái giám phải trở thành hoạn quan. Đây được xem là cách để không cho họ nảy sinh chuyện quan hệ tình dục với nữ giới trong cung. Sử sách Trung Quốc cho biết, thái giám xuất hiện lần đầu trong cung đình thời Liêu. Tuy nhiên, có những thời kỳ thái giám và hoạn quan không phải là một. Thái giám là cấp bậc cao hơn hoạn quan thông thường.

Thái giám trở thành hoạn quan để tránh tình trạng quan hệ tình dục với nữ giới trong cung
Thái giám trở thành hoạn quan để tránh tình trạng quan hệ tình dục với nữ giới trong cung

Để thành hoạn quan phải trải qua tịnh thân, hiểu đơn giản là cắt bỏ bộ phận sinh dục nam giới. Trong triều đình Trung Hoa xưa, "Nội vụ phủ" thường lo chuyện này nhưng thời nhà Thanh có "Thận hình ti" chuyên đảm trách. Đó là điều kinh khủng mà các thái giám phải trải qua.

Nam giới trước khi thành thái giám sẽ được tịnh thân bằng cách dùng dao bằng vàng hoặc đồng để cắt bộ phận sinh dục nam. Để tránh nhiễm trùng, dao phải làm bằng 2 chất liệu trên và dao được hơ qua lửa để tiêu diệt vi khuẩn.

Hình ảnh thái giám chuẩn bị tịnh thân 
Hình ảnh thái giám chuẩn bị tịnh thân 
 

Cũng có thông tin nói, trước khi thực hiện tịnh thân, nam giới sẽ thành thái giám được sát trùng bộ phận sinh dục bằng canh ớt nóng rồi nhịn ăn uống, đi tiểu tiện cho đến khi hoàn tất cũng như 3 ngày sau khi tịnh thân. 

Mặt khác, thời tiết cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tịnh thân. Nếu thời tiết ẩm nóng thì dễ phát sinh vi khuẩn gây nhiễm trùng, nếu thời tiết quá lạnh sẽ rất đau. Cho nên thời điểm cuối mùa xuân mát mẻ, không khí trong lành sẽ là thời điểm thích hợp để tịnh thân.

Không có thuốc gây mê

Sở dĩ đây là quá trình đau đớn là do không có bất cứ thuốc tê hay mê như hiện tại. Để bắt đầu tịnh thân, người sẽ thành thái giám sẽ phải ký một tờ giấy kiểu như cam kết tự nguyện chấp nhận mọi tình huống kể cả tử vong.

Một số thông tin cho hay, người thực hiện tịnh thân sẽ cho một quả trứng đã bóc vỏ vào họng của người được tịnh thân rồi mới bắt đầu nhằm không phát ra tiếng kêu van và tránh cắn lưỡi. Cũng có lời kể rằng người được tịnh thân thời nhà Thanh sẽ bị đánh bằng gậy trúc ở phần dưới để quên đi cảm giác đau.

Trong quá trình tịnh thân sẽ có 2 người trợ giúp tịnh thân sư (người thực hiện tịnh thân). Người được tịnh thân sẽ được trói dây ngang người để không giãy dụa, bịt mắt. 
Hết khoảng thời gian kiêng cữ khoảng 3 ngày, thái giám được tháo băng. Nếu đi tiểu không bình thường thì coi như là thất bại còn nếu đi tiểu bình thường tức là thành công.

Nhiều người không thể hầu hạ trong cung vì đã tử vong do bị nhiễm trùng sau quá trình tịnh thân. Nhiều người cho rằng đây là thời điểm đau đớn nhất trong cuộc đời và không gì sánh được. Tuy nhiên, nếu vượt qua được, thái giám sẽ vào hầu hạ trong cung và có thể đạt đến những vinh hoa phú quý.

Đời Tuyên Đức - nhà Minh (Trung Quốc) đã từng có đợt tịnh thân cho 1.565 nam giới để vào triều đình. Nhưng có 400 người chết vì mất máu nhiều hoặc nhiễm trùng nặng.

Tuy nhiên, thái giám sau khi vào cung sẽ bước vào một cuộc sống khác với những ngày hầu hạ bên chủ nhân đặc biệt là Hoàng thượng và Hoàng hậu. Thái giám sẽ đi lại nhe nhàng, giọng nói như đàn bà và không lộ yết hầu nhưng cũng mang những tự ti, mặc cảm.

Người được tịnh thân sẽ cần phải đưa theo cho tịnh sư đầu lợn hoặc gà và rượu cùng 30kg gạo, ngô, hạt vừng. Trong đó, gạo, ngô để giúp ăn đủ trong 1 tháng nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng còn vừng là thứ thuốc giữ ấm cơ thể.

Bình An
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/cuoc-song-cua-thai-giam-dang-so-qua-trinh-cat-song-vung-kin-khong-thuoc-gay-me-ky-1-n-126087.html

thái giám

Tin tức mới nhất