Micky Kim vẫn nhớ rõ cái ngày anh và bạn trai Tony Ruse chính thức kết hôn 2 năm về trước tại California, mọi người trong trung tâm thành phố, nơi cặp đôi tổ chức lễ cưới đã òa ra chúc mừng dù có thể họ chẳng biết gì về hai người. Thế nhưng khi trở về quê nhà Hàn Quốc, chẳng ai biết được Micky là gay, kể cả gia đình của anh.
Tất cả những gì người thân, họ hàng của Micky biết về Tony chỉ là một anh cộng sự trong phòng thu âm của Micky tại Seoul. Ở ngay tại nơi chôn rau cắt rốn, ngay trong gia đình, Micky buộc phải trở thành một người không phải là chính mình. Anh tự bịa đặt câu chuyện tình cảm với cô bạn gái tưởng tượng, quyết định "sắp đi đến hôn nhân" giả dối nhằm che mắt gia đình, đồng nghiệp, né tránh những câu hỏi vì sao đã tới tuổi mà chưa chịu lập gia đình. Trước đây khi mới chỉ là một anh thực tập sinh tại một công ty Hàn Quốc, Micky cũng đã từng sống cuộc đời giả dối như vậy.
"Tôi buộc phải sống trong vỏ bọc như vậy vì công việc của mình. Các cấp trên của tôi đều trong độ tuổi 40-50 tuổi, họ không biết thế nào là gay đâu. Tôi sợ có thể mình sẽ mất việc nếu như để lộ chuyện này", Micky chia sẻ.
Tuy nhiên, việc phải sống giả tạo quá lâu khiến Micky khó có thể chịu đựng thêm giây phút nào nữa. Anh quyết định sẽ phơi bày con người thật của mình, mặc dù khá mạo hiểm nhưng anh muốn người dân trong nước hiểu thêm về LGBT và yêu thương họ nhiều hơn. Bởi hơn ai hết, Micky hiểu rõ đất nước mình là nơi mà cộng đồng LGBT rất khó để có thể tìm được sự đồng cảm từ xã hội, gia đình do còn nhiều định kiến sai lệch đang tồn tại.
Theo báo cáo từ viện nghiên cứu Pew, kết quả thăm dò cho thấy 56% người Hàn Quốc được hỏi cảm thấy đồng tính là một chuyện không thể chấp nhận được, chỉ 18% tỏ ra thông cảm và sẽ chấp nhận người đồng tính. Ông Kang Myeongjin, người điều hành tổ chức Lễ hội văn hóa đồng tính Hàn Quốc cho biết, xứ sở Kim chi là một đất nước rất bảo thủ, vì vậy rất khó để có thể tìm được tiếng nói chung nếu như bạn là người đồng tính tại đây. Nhưng điều tệ hại nhất là sự xa lánh, dè bỉu từ chính những người thân thiết xung quanh, từ các đồng nghiệp, cộng đồng và cả đất nước nếu như một người bị phát hiện có xu hướng tính dục "khác thường". Nhiều phe phái bảo thủ còn đưa vấn đề đồng tính làm ví dụ cho sự suy đồi đạo đức, tội ác và là tấm gương xấu cho trẻ nhỏ, vô hình trung khiến cộng đồng này ngày càng khó có chỗ dung thân ngay trên quê hương của mình.
Edhi Park, một cố vấn viên chuyển giới tại Trung tâm hỗ trợ trẻ nhỏ LGBTQ tiết lộ rằng đã có rất nhiều đứa trẻ đã chạy trốn khỏi gia đình tới trung tâm bởi bố mẹ chúng không có kiến thức về đồng tính, họ cho rằng con cái mình đã bị mắc bệnh và cần phải điều trị. Trung tâm của cô thành lập từ cách đây 1 năm và là một trong những tổ chức hiếm hoi bao bọc và bảo vệ cho trẻ em thuộc cộng đồng LGBT. Cô Park cũng cho rằng vấn đề LGBT nên được giảng dạy trong nhà trường tại Hàn Quốc, bởi người duy nhất có thể mang lại kiến thức, hi vọng cho những đứa trẻ chỉ có thể là giáo viên của chúng, người có vị trí trung lập, không nghiêng về gia đình mà cũng chẳng bênh vực học sinh.
Và cũng do không ai dám "cởi mở" rằng mình là người đồng tính, những người thuộc giới này rất khó để tìm được sự đồng cảm. Micky Kim đã chia sẻ rằng khi anh mới phát hiện ra xu hướng tính dục thật sự của mình, anh đã rất hoảng hốt, xung quanh không có ai giống như Micky, anh cảm thấy mình là kẻ điên khùng bệnh hoạn duy nhất tồn tại trong cộng đồng. Đã có lúc Micky bị trầm cảm và muốn nhanh chóng kết thúc cuộc đời. Tuy nhiên đến thời điểm này mọi chuyện đã khá hơn rất nhiều, nhất là từ sau khi nước Mỹ hợp pháp hôn nhân đồng giới trên toàn lãnh thổ. Mọi sự đang bắt đầu có chuyển biến, rồi dần dần sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Micky Kim và Tony Ruse.
Tất cả những gì người thân, họ hàng của Micky biết về Tony chỉ là một anh cộng sự trong phòng thu âm của Micky tại Seoul. Ở ngay tại nơi chôn rau cắt rốn, ngay trong gia đình, Micky buộc phải trở thành một người không phải là chính mình. Anh tự bịa đặt câu chuyện tình cảm với cô bạn gái tưởng tượng, quyết định "sắp đi đến hôn nhân" giả dối nhằm che mắt gia đình, đồng nghiệp, né tránh những câu hỏi vì sao đã tới tuổi mà chưa chịu lập gia đình. Trước đây khi mới chỉ là một anh thực tập sinh tại một công ty Hàn Quốc, Micky cũng đã từng sống cuộc đời giả dối như vậy.
"Tôi buộc phải sống trong vỏ bọc như vậy vì công việc của mình. Các cấp trên của tôi đều trong độ tuổi 40-50 tuổi, họ không biết thế nào là gay đâu. Tôi sợ có thể mình sẽ mất việc nếu như để lộ chuyện này", Micky chia sẻ.
Tuy nhiên, việc phải sống giả tạo quá lâu khiến Micky khó có thể chịu đựng thêm giây phút nào nữa. Anh quyết định sẽ phơi bày con người thật của mình, mặc dù khá mạo hiểm nhưng anh muốn người dân trong nước hiểu thêm về LGBT và yêu thương họ nhiều hơn. Bởi hơn ai hết, Micky hiểu rõ đất nước mình là nơi mà cộng đồng LGBT rất khó để có thể tìm được sự đồng cảm từ xã hội, gia đình do còn nhiều định kiến sai lệch đang tồn tại.
Micky từng phải giống cuộc đời giả tạo với bạn đời của mình trên quê hương Hàn Quốc.
Theo báo cáo từ viện nghiên cứu Pew, kết quả thăm dò cho thấy 56% người Hàn Quốc được hỏi cảm thấy đồng tính là một chuyện không thể chấp nhận được, chỉ 18% tỏ ra thông cảm và sẽ chấp nhận người đồng tính. Ông Kang Myeongjin, người điều hành tổ chức Lễ hội văn hóa đồng tính Hàn Quốc cho biết, xứ sở Kim chi là một đất nước rất bảo thủ, vì vậy rất khó để có thể tìm được tiếng nói chung nếu như bạn là người đồng tính tại đây. Nhưng điều tệ hại nhất là sự xa lánh, dè bỉu từ chính những người thân thiết xung quanh, từ các đồng nghiệp, cộng đồng và cả đất nước nếu như một người bị phát hiện có xu hướng tính dục "khác thường". Nhiều phe phái bảo thủ còn đưa vấn đề đồng tính làm ví dụ cho sự suy đồi đạo đức, tội ác và là tấm gương xấu cho trẻ nhỏ, vô hình trung khiến cộng đồng này ngày càng khó có chỗ dung thân ngay trên quê hương của mình.
Cộng đồng LGBT tại Hàn Quốc rất khó để tìm được sự đồng cảm từ chính xã hội xung quanh.
Edhi Park, một cố vấn viên chuyển giới tại Trung tâm hỗ trợ trẻ nhỏ LGBTQ tiết lộ rằng đã có rất nhiều đứa trẻ đã chạy trốn khỏi gia đình tới trung tâm bởi bố mẹ chúng không có kiến thức về đồng tính, họ cho rằng con cái mình đã bị mắc bệnh và cần phải điều trị. Trung tâm của cô thành lập từ cách đây 1 năm và là một trong những tổ chức hiếm hoi bao bọc và bảo vệ cho trẻ em thuộc cộng đồng LGBT. Cô Park cũng cho rằng vấn đề LGBT nên được giảng dạy trong nhà trường tại Hàn Quốc, bởi người duy nhất có thể mang lại kiến thức, hi vọng cho những đứa trẻ chỉ có thể là giáo viên của chúng, người có vị trí trung lập, không nghiêng về gia đình mà cũng chẳng bênh vực học sinh.
Và cũng do không ai dám "cởi mở" rằng mình là người đồng tính, những người thuộc giới này rất khó để tìm được sự đồng cảm. Micky Kim đã chia sẻ rằng khi anh mới phát hiện ra xu hướng tính dục thật sự của mình, anh đã rất hoảng hốt, xung quanh không có ai giống như Micky, anh cảm thấy mình là kẻ điên khùng bệnh hoạn duy nhất tồn tại trong cộng đồng. Đã có lúc Micky bị trầm cảm và muốn nhanh chóng kết thúc cuộc đời. Tuy nhiên đến thời điểm này mọi chuyện đã khá hơn rất nhiều, nhất là từ sau khi nước Mỹ hợp pháp hôn nhân đồng giới trên toàn lãnh thổ. Mọi sự đang bắt đầu có chuyển biến, rồi dần dần sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Theo Kênh 14/ Trí thức trẻ