Trong suy nghĩ và trí nhớ của các fan Kpop, các Idol thường sống cùng nhau trong một khu ký túc xá từ thời còn là trainee cho đến tận sau khi đã ra mắt vài năm. Sắp xếp các thành viên trong cùng một nhóm ở chung một nơi sẽ giúp công ty dễ quản lý họ và thuận tiện về thời gian cho lịch trình hoạt động,
Ký túc xá IZ*ONE
Thậm chí cho đến khi đã ra ngoài sống độc lập từ lâu, nhiều Idol vẫn còn nhớ nhung thời kỳ ở chung trong ký túc xá với những kỷ niệm đẹp đẽ. Tuy nhiên câu chuyện không phải lúc nào cũng màu hồng như thế.
Các chuyên gia tâm lý đều đồng ý rằng bất kỳ mối quan hệ lành mạnh nào cũng cần phải có không gian riêng tư cho mỗi người. Tuy nhiên, đối với Idols bị ép sống trong ký túc xá, điều này gần như bất khả thi.
Họ sống chung, ngủ chung một phòng, cùng ăn uống và làm việc, trên hết họ bị hạn chế các mối quan hệ khác bên ngoài nhóm, bị kìm hãm bởi thiếu không gian tự do và bởi luật cấm hẹn hò của công ty.
Bởi vậy, một số chuyên gia cho rằng đã đến lúc các công ty cần bỏ đi hệ thống ký túc xá, hay ít nhất là biến nó thành điều kiện không bắt buộc.
Lee Jong Im - Jung Min Jae
Chia sẻ với The Korea Time, giáo sư giao tiếp học, nhà nghiên cứu xã hội học Lee Jong Im – tác giả của cuốn sách Idol Trainees’ Sweat and Tears (Mồ Hôi Và Nước Mắt Của Thực Tập Sinh Idols) cho biết hệ thống ký túc xá không cần thiết đối với Idols Kpop.
Trên thực tế, giáo sư tin rằng ký túc xá có thể dẫn đến stress nghiêm trọng, gây ra các cuộc xung đột ví dụ như bắt nạt nội bộ - vấn đề đang hiện hữu trõ nét trong ngành công nghiệp Kpop.
Tuy nhiên, giáo sư đưa ra hướng giải quyết nếu các công ty thực sự cần nghệ sĩ sống với nhau, tất cả các Idol đều phải có không gian riêng tư hợp lý. Họ phải được quyền tự do đến trường, gặp gia đình, phát triển các mối quan hệ bên ngoài.
“Các công ty không nên cứ bắt ca sĩ phải sống dưới sự giám sát 24/7. Tôi tin rằng họ nên có thời gian và không gian hợp lý để tới trường, và xây dựng các mối quan hệ khác bên ngoài nhóm”.
Mỗi thành viên BlackPink đều có phòng riêng trong ký túc xá
Lee Jong Im khẳng định các trainees thường phải tự thu mình lại nếu muốn được debut. Lý do bởi người Hàn từng giải thích xã hội Hàn có xu hướng chuộng tính cộng đồng hơn tính cá nhân, và nhiều người tin rằng những người có khát vọng Idol phải hi sinh mọi thứ để thành công.
“Thậm chí ngay cả sau khi debut, các trainees cũng phải tự giải quyết các vấn đề cá nhân mà không được hỏi sự giúp đỡ, hoặc cố mà chịu đựng khoảng thời gian khó khăn”.
Ký túc xá ENHYPEN
Không chỉ Lee Jong Im, nhà phê bình âm nhạc của tạp chí IZM Magazine Jung Min Jae cũng chia sẻ đồng quan điểm.
“Ca sĩ không nên bị tước đoạt cơ hội để học cách tự mình đưa ra quyết định và cần nhiều cơ hội hơn để hội phát triển các mối quan hệ khác. Khi nói về Kpop, văn hóa ký túc xá đóng vai trò khá lớn vào thành công của một số nhóm nhạc, thế nhưng vô hình chung nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của một vài thành viên”.
Kết lại, Jung Min Ae cho rằng trước nạn bắt nạt nội bộ đang xuất hiện ồ ạt gần đây, điều quan trong nhất mà mỗi công ty cần trang bị cho nghệ sĩ đó là tập trung vào rèn luyện tính cách, đảm bảo mối quan hệ lâu dài giữa các thành viên và sự phát triển ổn định.
Ngọc Bích
Theo VietNamNet