Ông Đặng Việt Dũng - Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa có công văn đề nghị Công an TP kiểm tra, ghi hình và áp dụng biện pháp chế tài để xử phạt các cơ sở dịch vụ mai táng rải tiền, vàng mã khi đưa tang.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành liên quan tuyên truyền chủ trương không rải tiền, vàng mã đến người dân. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP phối hợp với các xã phường vận động người dân "không rải vàng mã khi đưa tang, thực hiện hỏa táng".
Sở Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ đề xuất biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường do việc rải vàng mã trên các tuyến đường. Theo ông Dũng, mục đích việc vận động cũng như xử phạt "nhằm chấm dứt tình trạng rải tiền, vàng mã, các vật dụng thờ cúng trên đường đưa tang gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị".
Ông Nguyễn Văn Thiện, Trưởng ban Nghĩa trang (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) cho rằng, để giảm dần và tiến đến không rải vàng mã trên đường, trước tiên phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an TP Đà Nẵng) cho biết, đơn vị đã làm việc với 23 cơ sở dịch vụ tang lễ.
Theo cam kết, các cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu gia đình người có tang không được rải tiền, vàng mã, tiền thật hoặc bất cứ vật gì khác trên đường đưa tang. Khi dừng lại để cúng thì phải phải dọn sạch... Nếu cơ sở nào để xảy ra việc rải vàng mã... cũng như xả rác gây ô nhiễm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo lãnh đạo PC49, nếu cơ sở vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013 của Chính phủ với mức 1 - 2 triệu đồng. Trường hợp cố tình tái phạm, đơn vị sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động.
Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng ước tính mỗi ngày Đà Nẵng có 25 - 40 đám tang. Bình quân sau 6 đám tang, công nhân vệ sinh phải thu gom khoảng 2 tạ giấy, gạo, muối.
"Nếu việc xử phạt được thực hiện nghiêm thì Đà Nẵng sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do hành vi rải vàng mã trong tổ chức tang lễ gây ra", đại diện sở này nói.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành liên quan tuyên truyền chủ trương không rải tiền, vàng mã đến người dân. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP phối hợp với các xã phường vận động người dân "không rải vàng mã khi đưa tang, thực hiện hỏa táng".
Đốt vàng mã gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Tuổi trẻ.
Sở Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ đề xuất biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường do việc rải vàng mã trên các tuyến đường. Theo ông Dũng, mục đích việc vận động cũng như xử phạt "nhằm chấm dứt tình trạng rải tiền, vàng mã, các vật dụng thờ cúng trên đường đưa tang gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị".
Ông Nguyễn Văn Thiện, Trưởng ban Nghĩa trang (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) cho rằng, để giảm dần và tiến đến không rải vàng mã trên đường, trước tiên phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an TP Đà Nẵng) cho biết, đơn vị đã làm việc với 23 cơ sở dịch vụ tang lễ.
Theo cam kết, các cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu gia đình người có tang không được rải tiền, vàng mã, tiền thật hoặc bất cứ vật gì khác trên đường đưa tang. Khi dừng lại để cúng thì phải phải dọn sạch... Nếu cơ sở nào để xảy ra việc rải vàng mã... cũng như xả rác gây ô nhiễm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo lãnh đạo PC49, nếu cơ sở vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013 của Chính phủ với mức 1 - 2 triệu đồng. Trường hợp cố tình tái phạm, đơn vị sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động.
Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng ước tính mỗi ngày Đà Nẵng có 25 - 40 đám tang. Bình quân sau 6 đám tang, công nhân vệ sinh phải thu gom khoảng 2 tạ giấy, gạo, muối.
"Nếu việc xử phạt được thực hiện nghiêm thì Đà Nẵng sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do hành vi rải vàng mã trong tổ chức tang lễ gây ra", đại diện sở này nói.
Theo Zing