Bộ phim Tây du ký 1986 được quay trong tình trạng nguồn vốn thiếu thốn, kỹ xảo đơn sơ nhưng lại trở thành kinh điển trong lòng khán giả. Lý do không chỉ nhờ nội dung hay mà còn có sự hóa thân xuất thần của các diễn viên.
Bảy chị em nhện trong "Tây du ký": Diêu Gia (áo đỏ), Lưu Thanh (áo xanh lam), Lã Hải Ngọc (áo cam), A Chi Thi Mã (màu xanh lục, Đỗ Hướng Huệ (áo tím), Dương Túc (áo hồng), Lưu Lâm (áo vàng).
Nhắc đến dàn yêu tinh nhện trong Tây du ký 1986, công chúng sẽ nhớ ngay đến tập phim sư phụ Đường Tăng đi xin cơm chay lạc vào động Bàn Tơ.
Trong dàn yêu tinh nhện xinh đẹp, nổi tiếng năm nào gồm: Diêu Gia, Lưu Thanh, Lã Hải Ngọc, A Chi Thi Mã, Đỗ Hướng Huệ, Dương Túc, Lưu Lâm, chỉ có Diêu Gia có sự nghiệp thành công, những người khác rất ít khi lộ diện trước truyền thông.
Trong đó, 3 mỹ nhân gồm Lã Hải Ngọc, Dương Túc, Diêu Gia được chú ý nhất.
Diêu Gia - chị cả thành công nhất
Trong 7 yêu tinh nhện, Diêu Gia là diễn viên có nhiều đất diễn nhất vì cô đảm nhận vai chị cả. Đây cũng là vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp của Diêu Gia. Cô xuất thân trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, mẹ là cựu diễn viên hí kịch có tiếng tăm tại Hồ Nam.
Tuy nhiên, thời điểm tham gia bộ phim cô đang là sinh viên của trường Địa chất tại tỉnh Tứ Xuyên.
Diêu Gia là mỹ nhân gây chú ý nhất trong dàn yêu tinh nhện năm nào.
Sau khi tham gia Tây du ký, Diêu Gia đóng một số bộ phim truyền hình khác nhưng không thành công. Cô dần chuyển về làm công tác hậu trường. Cô là người đứng sau thành công của các tác phẩm truyền hình như Cùng ngắm mưa sao băng 1 và 2 (do Trịnh Sảng và Trương Hàn đóng chính), Cuộc chiến bảo vệ hạnh phúc, Võ Tắc Thiên bí sử, Bởi vì tình yêu có bao nhiêu đẹp...
Có thể nói rằng, trong số 7 chị em "yêu tinh nhện", Diêu Gia là người có sự nghiệp thành công nhất. Cô từng giữ chức giám đốc trung tâm quản lý thương mại của đài phát thanh và truyền hình Hồ Nam, Trung Quốc.
Sau khi tham gia bộ phim Tây du ký với vai nhện tinh, Diêu Gia còn ở lại đoàn làm công tác hậu trường. Hiện tại, ở độ tuổi ngoài 50, Diêu Gia vẫn giữ được nhan sắc xinh đẹp và là giám đốc của một công ty tại Thượng Hải.
Diêu Gia khoe nhan sắc xinh đẹp bên cạnh con trai.
Lã Hải Ngọc - trở về quê làm giáo viên dạy múa
Lã Hải Ngọc từ nhỏ đã yêu thích ca hát, được cha mẹ cho tham gia đoàn văn nghệ Xuyên kịch tại Thành Đô, Tứ Xuyên.
Khi đoàn làm phim Tây du ký 1986 tới Thành Đô để quay ngoại cảnh, cần tìm một nữ diễn viên trẻ để vào Phong thần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Lã Hải Ngọc đứng trước máy quay nên cô lo sợ, lúc đầu đã từ chối. Đạo diễn Dương Khiết vừa thuyết phục vừa động viên cô mới đồng ý.
Lã Hải Ngọc đóng hai vai trong Tây du ký 1986.
Vai diễn Phong thần của Lã Hải Ngọc xuất hiện trong tập 15 chỉ trong vài giây. Sau đó, đạo diễn Dương Khiết cho rằng cô là tài năng có thể tỏa sáng nên mời Lã Hải Ngọc tham gia tập tiếp theo về 7 yêu tinh nhện.
Thời điểm đó, Lã Hải Ngọc mới 15 tuổi, nhỏ nhất trong nhóm và được các chị gọi là búp bê. Những lúc nhớ nhà, cô trốn vào một góc nhỏ âm thầm khóc. Nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng thủ vai Tôn Ngộ Không trông thấy còn phải dỗ dành cho cô vui vẻ, dạy cô tiếng phổ thông.
Một bức ảnh hậu trường đáng yêu của các nữ diễn viên. Lã Hải Ngọc ngoài cùng bên trái.
"Kỷ niệm khiến tôi nhớ nhất là khi Lục Tiểu Linh Đồng quay một cảnh trên cao, vì kỹ thuật xảy ra vấn đề nên rơi mạnh xuống. Anh ấy liên tục nói không sao, nhưng đoàn làm phim ngay lập tức phải đưa đến bệnh viện điều trị. Trong thời gian chữa bệnh, anh ấy vẫn tiếp tục quay phim và thực hiện những động tác nguy hiểm", Lã Hải Ngọc chia sẻ.
Sau bộ phim, đạo diễn Dương Khiết khuyến khích Lã Hải Ngọc ghi danh vào một trường diễn xuất tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, gia đình cô chỉ muốn con gái có một nghề nghiệp công chức ổn định và không đi xa nhà. Vì vậy, Lã Hải Ngọc trở thành diễn viên dạy múa tại Nhà hát kịch Thành Đô.
Dương Túc - mỹ nhân sớm từ bỏ nghiệp diễn
Dương Túc sinh năm 1969 sinh ra ở Thẩm Dương, năm 9 tuổi cùng cha mẹ chuyển về Bắc Kinh sinh sống. Trong Tây du ký, cô diễn yêu tinh nhện hồng và vai diễn thần sấm sét.
Dương Túc sở hữu nhan sắc được ví với các mỹ nhân cổ trang: gương mặt phúc hậu, mày lá liễu, miệng nhỏ đầy đặn, là vẻ đẹp cổ điển rất được khán giả ưa chuộng.
Dương Túc là mỹ nhân cổ trang trên màn ảnh Hoa ngữ một thời.
Cô là diễn viên kinh kịch chuyên thể hiện những vai giỏi võ. Dương Túc từng chia sẻ mong muốn trở thành thế hệ đả nữ đầu tiên trên màn ảnh Trung Quốc. Sau Tây du ký, người đẹp tham gia một số phim như Bảy vị hiệp khách truyền kỳ, Hảo hán núi Bạch Sơn, Tiếu La thành, Thần thương tuyết hận (1993)... đạt được những thành công nhất định.
Đến năm 1993, Dương Túc đột ngột tuyên bố từ bỏ sự nghiệp. Sau nhiều năm, nữ diễn viên mới chia sẻ nguyên nhân: "Tôi nghĩ mình không thích hợp sống trong giới giải trí, vì vậy đơn giản trở thành một thành phần trí thức".
Trang cá nhân của cô không thường xuyên được cập nhật. Một vài hình ảnh trong đó cho thấy Dương Túc có cuộc sống khá giả với sở thích sưu tầm đồ mỹ nghệ.
Hiện tại, cô đã rời khỏi làng giải trí.
Riêng về những nữ diễn viên còn lại, sau bộ phim Tây Du Ký, họ hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Có thể thấy, tuy không xuất hiện quá nhiều nhưng dàn yêu tinh nhện năm nào vẫn luôn khiến khán giả đặc biệt yêu thích mỗi khi nhắc nhớ. Mỗi người một con đường, song, những gì mà họ thể hiện với Tây Du Ký 1986 đã trở thành ký ức khó quên trong lòng người hâm mộ.
Trang Sina bình luận các diễn viên trẻ năm đó không có nhiều kinh nghiệm diễn xuất. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của đạo diễn Dương Khiết, họ đã thể hiện thành công hình tượng yêu tinh nhện sắc sảo, độc ác, nhưng cũng có những nét tinh nghịch và luôn khát khao ăn thịt Đường Tăng.
Một số diễn viên khác trong nhóm cũng được yêu thích như Lưu Thanh, Lưu Lâm nhưng sau bộ phim đã biến mất khỏi làng giải trí.
Theo Công lý & xã hội