Bén duyên từ mùa dịch thứ nhất, chính thức về làm vợ chồng của nhau ở mùa dịch thứ 2 - Câu chuyện tưởng chừng như khó tin này lại xảy ra với Thùy Trang và Huỳnh Gia. Không ngôn tình hay lãng mạn, tình yêu của cặp đôi trai tài - gái sắc xuất phát từ những những chi tiết rất đời thường, giản đơn.

Được mẹ chồng "chấm" nhưng quá trình nên duyên cũng "lắt léo" vô cùng

Thùy Trang và Huỳnh Gia đều ở Đồng Tháp. 2 gia đình biết nhau nhưng đôi bạn trẻ thì lại không.


Video cưới đẹp như phim của cặp đôi Thùy Trang - Huỳnh Gia được thực hiện tại Đà Nẵng (Nguồn: Nupakachi)

"Tụi mình gặp nhau cũng không vào dịp gì đặc biệt. Mình nhớ khoảng 4-5 năm trước mẹ anh dẫn anh qua nhà mua vàng (thật ra mẹ anh để ý mình từ lâu rồi) để anh gặp mặt mình. Nhà tụi mình tuy gần nhau nhưng vì anh đi học ở TP. Hồ Chí Minh nên tụi mình cũng không biết nhau. Sau lần đấy thì anh có nhắn tin cho mình 1 thời gian nhưng chắc vì do lúc đó đó anh không phải gu mình nên tụi mình làm bạn facebook", Trang chia sẻ.

Thế nhưng phải đến 3 năm sau, "mưa dầm thấm đất" thì đôi bạn trẻ mới nảy sinh tình cảm. Cho đến bây giờ, Trang vẫn khẳng định tính cách cả 2 khá khác biệt nhưng lại là yếu tố khiến tình yêu không thể tách rời. Thường thì họ hay bất đồng quan điểm mỗi khi bàn luận chuyện gì đó.

Trang kể: "Đêm trước khi đi chụp ở Đà Nẵng bọn mình còn cãi nhau to đến 2-3 giờ sáng. Nhưng mình thấy việc cãi nhau không hẳn là xấu, nó giúp bọn mình hiểu rõ nhau hơn. Quan trọng là phải cãi đúng việc và làm hòa đúng lúc".

Đám cưới ấn tượng của cặp đôi Đồng Tháp: Có đến 8 nghi lễ với nhiều cái tên lạ lẫm nhưng xem đến từng bức ảnh thì ai cũng phải trầm trồ-1
Cô dâu xinh đẹp như 1 nàng công chúa

Nhẹ nhàng như chính chuyện tình yêu của họ, Trang khẳng định: "Mình thấy đa số mọi người nghĩ phải tìm hiểu lâu biết rõ ràng về đối phương thì mới tiến tới hôn nhân. Lúc trước mình cũng nghĩ vậy. Nhưng khi gặp anh thì mọi chuyện lại khác. Không quan trọng thời gian, quan trọng là cách yêu. Mọi thứ cứ đến tự nhiên thôi.

Tình yêu và hôn nhân đối với mình là sự tin tưởng và lòng chung thuỷ. Không cần đối phương hoàn hảo. Chỉ cần biết thay đổi để hòa hợp nhau và vì nhau vun đắp tình cảm chậm rãi mỗi ngày là điều hạnh phúc nhất".

Những thủ tục thú vị chỉ có ở đám cưới miền Tây

Do dịch nên Trang và Gia dự tính lễ ăn hỏi và đám cưới sẽ cách nhau hẳn nửa năm. Nhưng may mắn thay mọi thứ thuận lợi và đám cưới vẫn diễn ra đúng kế hoạch.

Đám cưới ấn tượng của cặp đôi Đồng Tháp: Có đến 8 nghi lễ với nhiều cái tên lạ lẫm nhưng xem đến từng bức ảnh thì ai cũng phải trầm trồ-2

Trang cho biết: "Đám cưới chuẩn bị mất gần 1 tháng... vì tụi mình tổ chức tiệc tại gia nên nhiều việc phát sinh hơn tiệc đãi ở nhà hàng. Đám cưới vẫn đầy đủ thủ tục truyền thống của ông bà ngày xưa - mọi thứ điều được giữ nguyên. Tục dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu là 3 nghi thức chính. Nhưng theo đó cũng có nhiều tục lệ nho nhỏ của người miền Tây mình. Ví dụ như tục xem mắt, lễ giáp lời, lễ thông gia, lễ ăn hỏi, lễ lạy xuất giá... còn có sau đám cưới 3 ngày là lễ giở mâm trầu. Nói chung là rất nhiều thủ tục nhưng cũng rất thú vị".

Đám cưới ấn tượng của cặp đôi Đồng Tháp: Có đến 8 nghi lễ với nhiều cái tên lạ lẫm nhưng xem đến từng bức ảnh thì ai cũng phải trầm trồ-3Đám cưới ấn tượng của cặp đôi Đồng Tháp: Có đến 8 nghi lễ với nhiều cái tên lạ lẫm nhưng xem đến từng bức ảnh thì ai cũng phải trầm trồ-4
Đội phù dâu, dàn bê tráp cũng cực kì ấn tượng

Cụ thể, trong đám cưới của mình, cô dâu Thùy Trang sẽ phải trải qua các bước: "Trước vài tháng là tục xem mắt. Nhà trai sẽ qua nhà gái (đem trà bánh trái cây qua biếu) để mình và chồng gặp nhau, bắt đầu tìm hiểu với sự cho phép chính thức của 2 gia đình. Sau 1 thời gian tìm hiểu hợp nhau thì tiến đến hôn nhân. Khi đó tiến hành lễ giáp lời và lễ thân gia.

Đám cưới ấn tượng của cặp đôi Đồng Tháp: Có đến 8 nghi lễ với nhiều cái tên lạ lẫm nhưng xem đến từng bức ảnh thì ai cũng phải trầm trồ-5

Lễ lạy ông bà tổ tiên và dâng trà cho ông bà, cha mẹ, cô bác trong gia đình để cảm tạ ơn sinh thành và công dưỡng dục, nhận lời dặn dò và chúc phúc từ họ

Nhà trai sẽ qua nhà gái để bàn về tiến triển của đôi trẻ và 2 nhà quyết định kết thân gia, trình ngày cưới hỏi và bàn chi tiết về việc tổ chức đám cưới.

Rồi đến lễ ăn hỏi (lễ nói) tiệc sẽ tổ chức bên nhà gái, nhà trai qua dự và tiến hành làm lễ với ông bà tổ tiên bên nhà gái, sau đó trình lễ vật (vàng cưới, tiền đồng), đãi tiệc quan khách.

Đến lễ cưới sẽ tổ chức nhà trai nhà gái như thông thường. Nhưng đêm trước ngày rước dâu và đãi tiệc bên nhà trai, nhà gái buổi tối làm lễ xuất giá. Mình sẽ làm lễ lạy ông bà tổ tiên và dâng trà cho ông bà, cha mẹ, cô bác trong gia đình để cảm tạ ơn sinh thành và công dưỡng dục, nhận lời dặn dò và chúc phúc từ họ.

Đám cưới ấn tượng của cặp đôi Đồng Tháp: Có đến 8 nghi lễ với nhiều cái tên lạ lẫm nhưng xem đến từng bức ảnh thì ai cũng phải trầm trồ-6
Lễ chải tóc - nghe chỉ như 1 việc làm nhỏ nhưng rất ý nghĩa và thiêng liêng đối với cô dâu

Sau khi kết thúc lễ thì vào phòng làm lễ chải tóc. Mẹ chải tóc cho mình và tâm sự dạy dỗ nhiều điều trước khi xuất giá về nhà chồng, sau đó cả ba và mẹ sẽ cho mình của hồi môn. Đêm đó mẹ ngủ cùng mình, 2 mẹ con tâm sự với nhau.

Ngày hôm sau là lễ rước dâu, đãi tiệc bên nhà trai. Sau tiệc cưới 3 ngày là lễ giở mâm trầu (lễ phản bái), nhà trai qua nhà gái làm lễ".

Nghe thì có vẻ rườm rà, phức tạp nhưng cô dâu Thùy Trang lại thấy những phong tục này rất ý nghĩa. Nhất là lễ lạy ông bà tổ tiên, đây cũng là dịp để con cái được bày tỏ tấm lòng với cha mẹ, nói lời cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục trước khi bắt đầu cuộc sống mới ở nhà chồng. Và lễ chải tóc cũng đậm chất văn hóa của người miền Tây Nam Bộ xưa. Chẳng có gì bằng mẹ và con gái tâm sự, răn dạy, truyền thụ cho con gái những kinh nghiệm hay trước khi về nhà chồng. Nó góp phần tạo sự gần gũi, tình cảm truyền thống của gia đình người Việt.

Theo Pháp luật và bạn đọc