Đám hỏi Phương Oanh - Shark Bình: Một nghệ sĩ nổi tiếng cũng chọn thiết kế tương tự nhưng vì sao không gây tranh cãi?-1
Lễ ăn hỏi của Phương Oanh và Shark Bình diễn ra trưa 26/7 tại quê nhà nữ diễn viên ở Phủ Lý (Hà Nam).

Đám hỏi Phương Oanh - Shark Bình: Một nghệ sĩ nổi tiếng cũng chọn thiết kế tương tự nhưng vì sao không gây tranh cãi?-2
Tư gia cô dâu được trang trí với tông màu trắng - xanh mang cảm giác dịu mát ngày hè.

Đám hỏi Phương Oanh - Shark Bình: Một nghệ sĩ nổi tiếng cũng chọn thiết kế tương tự nhưng vì sao không gây tranh cãi?-3
600 bông hoa sen cùng trúc và nhiều loại hoa nhập khẩu khác như tulip, hồng, lan hồ điệp… được dùng để tô điểm cho tư gia của nữ diễn viên. Tuy nhiên chính "hộp thông báo" này lại dấy lên nhiều ý kiến tiêu cực.

Đám hỏi Phương Oanh - Shark Bình: Một nghệ sĩ nổi tiếng cũng chọn thiết kế tương tự nhưng vì sao không gây tranh cãi?-4
Phương Oanh là người đưa ra ý tưởng trang trí lễ ăn hỏi bằng trúc và sen.

Gia đình nghệ sĩ Xuân Hinh cũng lựa chọn lối thiết kế này cho đám hỏi con gái. Kiến trúc Indochine có nhiều lối sáng tạo xen giữa hiện đại và truyền thống, tuy nhiên có những nguyên tắc cần tuân thủ để đảm bảo giữ nguyên được phong cách.

Lễ ăn hỏi con gái Xuân Hinh mang phong cách Indochine dấu ấn Đại Việt

Nhà Việt Nam đa phần kiểu Tây và mang ít nhiều phong cách Pháp, nhà nghệ sĩ cũng thế. Nhà nghệ sĩ Xuân Hinh là một ví dụ điển hình.

Bước vào gian phòng tổ chức lễ Ăn hỏi, giữa phòng là bàn gỗ, ghế gỗ, xung quanh là câu đối, hoành phi, khung chữ, khung tranh, cũng đều là gỗ cả. Nhìn kỹ thêm một chút nữa thì thấy những con rối nước gỗ, bình lọ gốm sứ Bát Tràng, tượng Phật…

Đám hỏi Phương Oanh - Shark Bình: Một nghệ sĩ nổi tiếng cũng chọn thiết kế tương tự nhưng vì sao không gây tranh cãi?-5
Gian tổ chức lễ Ăn hỏi cho con gái ở nhà nghệ sĩ Xuân Hinh

Đám hỏi Phương Oanh - Shark Bình: Một nghệ sĩ nổi tiếng cũng chọn thiết kế tương tự nhưng vì sao không gây tranh cãi?-6
Căn phòng này còn có cả đèn điện, khung cửa sổ kiểu Pháp nhưng thang máy trong nhà lại rất hiện đại. Với bài trí như thế, cùng là Indochine nhưng phong cách nhà nghệ sĩ Xuân Hinh mang đậm dấu ấn của Đại Việt.

Trong lễ Ăn hỏi này, phông lễ mành tre một lần nữa được thể hiện. Tuy nhiên, để bù với tông màu trầm và sơn son thếp vàng của căn phòng, đơn vị tổ chức chọn sen Thái trắng phối với hồ điệp, cũng màu trắng – được chính nghệ sĩ Xuân Hinh đồng ý.

Ngoài ra có một chi tiết nhỏ là quạt giấy. Đám cưới Indochine có thêm quạt giấy bình thường là trang trí đã rất đẹp, nhưng để phù hợp với không gian lần này, không dùng quạt quế thì không đủ sang trọng.

Đám hỏi Phương Oanh - Shark Bình: Một nghệ sĩ nổi tiếng cũng chọn thiết kế tương tự nhưng vì sao không gây tranh cãi?-7
Phông lễ mành tre phối với sen xanh và hồ điệp để lộ khung bán nguyệt nổi ở hai bên

Thay cho những khay bánh kẹo hình tháp và khóm hoa bàn decor, những bình hoa gốm sứ men xanh lục cắm hoa sen là vừa đủ để tạo điểm nhấn cho không gian truyền thống.

Đám hỏi Phương Oanh - Shark Bình: Một nghệ sĩ nổi tiếng cũng chọn thiết kế tương tự nhưng vì sao không gây tranh cãi?-8
Lọ gốm sứ men xanh kiểu sen cánh gập thay cho cụm hoa trang trí trên bàn

Đám hỏi Phương Oanh - Shark Bình: Một nghệ sĩ nổi tiếng cũng chọn thiết kế tương tự nhưng vì sao không gây tranh cãi?-9
Cổng hoa trang trí với tone màu đỏ-cam-trắng được kết thêm đèn lồng đỏ hai bên

Trên đây là ví dụ điển hình của trang trí Indochine trong đám cưới. Phong cách này là sự lồng ghép của nhiều nền văn hóa, cần phù hợp với cả không gian và cần nhiều sự chăm chút tỉ mỉ, không phải cứ đưa cò hạc hay những họa tiết xưa cũ vào là có thể chốt thiết kế Indochine.

Những lưu ý về phong cách thiết kế Indochine trong đám cưới, đám hỏi

Kiến trúc Indochine có nhiều lối sáng tạo xen giữa hiện đại và truyền thống, tuy nhiên có những nguyên tắc cần tuân thủ để đám bảo giữ nguyên được phong cách…

Phong cách Indochine hay Đông Dương có xuất phát từ kiến trúc, là sự pha trộn giữa các nền văn hóa Hoa, Ấn, Việt, Pháp. Góp phần vào phong cách này từ Pháp có bốn thứ cơ bản:

(1) tường siêu dày để cách nhiệt, chắn cái nóng lúc khô lúc ẩm của Việt Nam;

(2) cửa hai lớp vừa để trang trí, vừa để đối phó nắng và gió của khí hậu nhiệt đới gió mùa;

(3) hành lang bao quanh nhà để tạo môi trường vi khí hậu – cản thời tiết khắc nghiệt ở bên ngoài;

(4) gạch bông với khả năng hút ẩm – ban đầu được mang sang Việt Nam từ Pháp.

Văn hóa Trung Hoa đưa vào Indochine những họa tiết kỷ hà, chữ triện, mái nhà tam giác cổ kính. Văn hóa Ấn được thể hiện trong những bức phù điêu, tượng Phật và Quan âm. Văn hóa Việt thì đặc trưng với nội thất hay đồ trang trí mây tre đan hiếm nơi nào có. Kiến trúc đặc thù này là kết tinh của văn hóa Đông và Tây, hiện đại và truyền thống.

Sắc màu tiêu biểu của Indochine có màu vàng tượng trưng cho sự vương giả, màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh của tán lá, màu trầm của thân gỗ tự nhiên.

Tất cả những yếu tố màu sắc và nội ngoại thất này được hòa trộn và sáng tạo tùy theo hiểu biết của gia chủ, từ đó tạo nét đặc sắc của mỗi ngôi nhà dù cùng mang phong cách Indochine.

Từ phong cách kiến trúc Indochine nhìn sang trang trí đám cưới, có thể đúc kết lại hai điều:

1. Trang trí cưới Indochine cần chọn nguyên liệu, họa tiết và màu sắc cẩn thận, tuy có nhiều lối sáng tạo nhưng phong cách Indochine có nguyên tắc rõ ràng.

2. Nếu nhà gia chủ không mang phong cách Indochine thì không nên trang trí đám cưới kiểu Indochine, làm không cẩn thận sẽ lạc quẻ, người biết nhìn vào sẽ thấy quê.

Theo Sức khỏe đời sống