Hàng trăm người tị nạn đã tổ chức bạo động phá đổ hàng rào thép khu vực biên giới Hungary để tiến vào Châu Âu sau khi nhiều nước thuộc khối liên minh EU ra quyết định đóng cửa biên giới, hạn chế tị dân. Những người này đã ném đá, hành hung cảnh sát tìm đường lẻn vào Hungary rồi từ đó tiếp tục hành trình vào các nước Tây Âu, Đức hay vùng Scandinavia.

1-0b9ca
Dân tị nạn hò nhau phá hàng rào thép biên giới Hungary.

Tại Hungary, tình trạng khẩn cấp đã được ban hành trên toàn quốc. Lực lượng cảnh sát đã phải dùng tới bom hơi cay, vòi cứu hỏa để chống lại đám đông hung hãn lên đến hàng trăm, hàng nghìn người trước khu vực cửa biên giới. Chính phủ nước này đã điều động 400 cảnh sát cùng 3 xe bọc thép, chia làm 2 đội để kiểm soát những kẻ nổi loạn. Cuộc ẩu đả diễn ra rất lâu và chưa có dấu hiệu kết thúc, hàng chục người, trong đó có cả trẻ em bị thương, xe cấp cứu cũng đã có mặt kịp thời để hỗ trợ các nạn nhân.

Từ khi Thủ tướng Đức Angela Merkel ban hành chính sách mở cửa tiếp nhận người tị nạn, hàng chục nghìn người đã đổ xô tới quốc gia này tìm vùng đất mới. Những người tị nạn giơ khẩu hiệu, miệng hô tên Thủ tướng Đức mong bà cứu giúp, thậm chí còn đòi tuyệt thực nếu như Hungary không sớm "mời" họ vào lãnh thổ Châu Âu. Tuy nhiên, hiện đang có thông tin lực lượng khủng bố trà trộn lấy danh nghĩa người tị nạn để tiến vào lãnh thổ khối EU, vì vậy nếu Hungary không thắt chặt lượng tị dân, rất có thể chính Châu Âu sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ bên trong. 

2-0b9ca
Dòng người khổng lồ đổ về khu vực biên giới tỉnh Roszke, Hungary đòi chính phủ mở cửa.

Sự việc đã gây tranh luận trên chính trường quốc tế, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon cùng Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic cùng nhau tham gia phe nhân quyền, quả quyết cho rằng hành động đàn áp, cấm cửa người tị nạn của Hungary là vô nhân tính và rất "phi Châu Âu". Ông này cũng kêu gọi các nước láng giềng với Hungary không ném hơi cay vào tị dân nữa, đồng thời yêu cầu động thái từ phía Liên minh Châu Âu EU.

4-0b9ca
Dân tị nạn bạo loạn, ném đá vào lực lượng cảnh sát Hungary.

"Tôi đã bị sốc khi thấy cảnh những người tị nạn bị đối xử tàn tệ ở biên giới Hungary, đây là điều không thể chấp nhận được. Nước nào cũng có vấn đề của chính họ, nhưng một khi người dân đã phải chạy trốn khỏi chiến tranh, chúng ta nên bày tỏ sự đồng cảm với họ", Tổng thư ký Ban Ki Moon phát biểu trong cuộc họp.

Đây là đợt khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ lúc Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Theo thống kê đã có 3 triệu người, chủ yếu là người Syria, Afghanistan và các nước Châu Phi khác đổ xô tới các vùng biên giới Châu Âu, Hi Lạp nhằm tìm vùng đất mới. Rất nhiều người trong số đó đã chết ngay trên hành trình vượt Địa Trung Hải theo dịch vụ của những kẻ buôn người, nhất là hình ảnh em bé Syria nằm trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cả thế giới bừng tỉnh.

Một số hình ảnh về cuộc bạo loạn khu vực biên giới Hungary:

3-0b9ca

5-0b9ca

6-0b9ca

7-0b9ca

8-0b9ca

9-0b9ca

11-0b9ca

12-0b9ca

13-0b9ca

14-0b9ca

15-0b9ca

16-0b9ca

17-0b9ca

18-0b9ca

19-0b9ca

20-0b9ca

21-0b9ca

22-0b9ca

23-0b9ca

109-0b9ca

Theo Trí thức trẻ