Gần đây, cuộc khẩu chiến túi "Birkin bạch tạng" auth - fake giữa mỹ nhân Việt và nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường gây xôn xao làng giải trí Việt. Chiếc túi Hermes Himalaya Crocodile Birkin được mệnh danh "chiếc túi xách đắt nhất thế giới" ngang tầm những căn biệt thự cao cấp tiền tỷ chính là nguyên nhân dẫn đến sự ầm ĩ.

Vì sao chiếc túi này lại đắt đến vậy? Và đằng sau những món hàng hiệu siêu phẩm này ẩn chứa điều gì?
 

Chiếc túi Hermes Himalayan Crocodile Birkin, được mệnh danh là "chiếc túi xách đắt nhất thế giới".
 

Một chiếc túi Hermes Birkin làm từ da cá sấu luôn là phụ kiện được nhiều tín đồ thời trang tôn sùng và săn lùng ráo riết. Chính vì nhu cầu lớn, hàng trăm nghìn con cá sấu phải chịu cái kết bi thảm mỗi năm trên toàn thế giới để phục vụ người thích đồ hiệu, muốn khẳng định đẳng cấp.

Để làm ra siêu phẩm "Birkin bạch tạng", những con cá sấu hiếm có ở bờ sông Nile bị bắt về và lột da khi còn sống. Sau đó, nghệ nhân phải làm thủ công và qua nhiều quy trình tỉ mỉ mất đến mấy tháng mới làm xong một chiếc túi.
 

 Đằng sau những đôi giày da thời thượng là cả một quá trình lột da cá sấu sống rùng rợn - Ảnh 4.
Da cá sấu bị lột khi chúng còn sống
 
Đằng sau những đôi giày da thời thượng là cả một quá trình lột da cá sấu sống rùng rợn - Ảnh 10.
 
Đằng sau những đôi giày da thời thượng là cả một quá trình lột da cá sấu sống rùng rợn - Ảnh 11.
Những người đi săn cho biết nhu cầu sử dụng các sản phẩm bằng da cao cấp như giày, túi xách ngày một tăng cao. Theo thống kê, 100.000 cá sấu cả to cả nhỏ bị bắt và giết mỗi năm.
 

Khi nhu cầu dùng hàng hiệu cao cấp ngày càng cao, thị trường buôn bán da cá sấu cũng diễn ra vô cùng sôi động. Trung bình, da cá sấu được bán với già 7 bảng Anh/1cm2. Và với một miếng da cá sấu hoàn thiện, số tiền người đi săn có thể nhận về tương đương 500 bảng (khoảng 14,5 triệu đồng). Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 100.000 cá sấu bị bắt và giết.

 

 Đằng sau những đôi giày da thời thượng là cả một quá trình lột da cá sấu sống rùng rợn - Ảnh 14.
 


Những sản phẩm được làm từ da cá sấu.

 

Không chỉ có cá sấu, những đôi giày, túi xách, áo lông thời thượng cũng là sản phẩm được làm bằng da và lông thú như thỏ, cáo, chồn, rắn... Nếu cái giá của người mặc phải trả cho những bộ quần áo thời trang là vài chục đến cả trăm triệu, thì cái giá một con vật phải trả để cho ra đời những sản phẩm là cả mạng sống.
 

 
 
Cáo, chồn bị nhốt trước khi mang lột da.
 
Bên trong một công xưởng lột da chồn vizon tại Nga.
 

Dễ dàng để giới sành điệu mua được sản phẩm da cáo từ rất nhiều nhãn hàng thời trang nổi tiếng như Burberry, Marc Jacobs, Fendi và Gucci. Những con cáo được nuôi nhốt trong lồng chật hẹp, tới nỗi chúng không thể di chuyển. Đây được xem là sự tra tấn với loài vật này khi ở ngoài tự nhiên, cáo có thể chạy trung bình 12km/ngày. Chúng thường bị "lên thớt" vào mùa đông, khi lớp lông của chúng trở nên dày dặn nhất.
 

 
Clip thỏ bị vặt lông khi còn sống trong trang trại

 
Áo lông cáo?

 Không chỉ riêng cá sấu, nhiều con vật khác cũng phải chịu nỗi đau tận cùng cho ngành thời trang - Ảnh 4.
Điều kiện sống vô cùng tồi tàn, bẩn thỉu của loài thỏ trước khi bị đem lột da.
 

Thỏ cũng là loài động vật bị chịu cảnh tra tấn thường xuyên để có thể cung cấp các nguyên liệu cho ngành thời trang. Phần lớn lũ thỏ sẽ bị làm thịt sau 6 tháng tuổi. Những chú thỏ Angora, một giống thỏ chuyên được dùng để làm các sản phẩm lông cao cấp, phải chịu thảm cảnh nhổ lông sống khi người ta tin rằng lông sống nhổ ra từ cơ thể thỏ mới có chất lượng tốt. Sau đó, chúng bị vứt trở lại chuồng với cơ thể đầy thương tật, nhiễm trùng và rỉ máu.
 

 
Vết thương do đồng loại gây ra khi phải sống trong chuồng quá nhỏ hẹp
 

Hai phương pháp được sử dụng phổ biến để lột da động vật là gây ngạt khí và sốc điện hậu môn. Khí được sử dụng để giết động vật là khí CO2 và CO. Các phương pháp này giúp người chủ lấy được bộ lông và tấm da đẹp nhất chứ không phải là để đảm bảo phúc lợi động vật. Các phương pháp khác có thể kể đến là đập chày liên tiếp vào đầu. Người ta sẽ không bắn con vật, bởi những vết đạn sẽ làm hỏng tấm da/ lông.

 

 
Hai phương pháp được sử dụng phổ biến là gây ngạt khí và sốc điện hậu môn

Không chỉ riêng cá sấu, nhiều con vật khác cũng phải chịu nỗi đau tận cùng cho ngành thời trang - Ảnh 5.
Thủ thuật cắt bỏ một miếng da thịt và lông trên hậu môn của con cừu, để nước tiểu và phân của chúng không làm hỏng cả bộ lông.

Không chỉ riêng cá sấu, nhiều con vật khác cũng phải chịu nỗi đau tận cùng cho ngành thời trang - Ảnh 9.
Xác chồn vizon chất thành đống sau khi bị lột da. 

 

>>> Dàn mỹ nhân Việt xách 'Birkin bạch tạng' đồng loạt khẳng định không dùng hàng fake


Lim
Theo Vietnamnet