Đánh răng thường xuyên có thể ngăn ngừa ung thư ruột vì các vi khuẩn ở miệng gây chảy máu nướu có thể qua máu đi vào ruột gây ung thư hay khiến các khối u đang tồn tại trầm trọng hơn. Ở các khối u, loại vi khuẩn hình que này phổ biến hơn hàng trăm lần so với các tế bào bình thường.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi sinh vật có thể khiến quá trình tăng trưởng tiền ung thư trong ruột chuyển thành ung thư. Chúng cũng có thể làm cho các khối u đang tồn tại lớn hơn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu cách vi khuẩn tạo đường đi tới ruột thông qua dòng chảy của máu. Theo đó, một giả thuyết đặt ra là nó có thể xảy ra nếu một người bị chảy máu nướu răng. Họ cũng phát hiện vi khuẩn này chứa protein cho phép chúng bám vào các phân tử đường gắn liền với u lành tính được gọi là polyp - các khối u ung thư trong ruột. Đó là loại vi khuẩn kỵ khí, rất thích hợp sống trong ruột.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tờ Cell Growth and Microbe, sau khi gắn vào các u lành tính hay các khối u, vi khuẩn sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của khối u. Bằng cách nhắm mục tiêu vào quá trình này, các nhà nghiên cứu tin rằng có thể phát minh ra các loại thuốc mới để điều trị bệnh ung thư trực tràng - căn bệnh mà cứ khoảng 20 người trong chúng ta thì 1 người có nguy cơ mắc phải.
Đồng tác giả, Wendy Garrett, một giáo sư tại Trường Y tế cộng đồng TH Chan thuộc Đại học Harvard, cho chúng ta hiểu hơn về cơ chế có thể giúp con người ngăn chặn các khối u phát triển.
Vi khuẩn hình que khiến bệnh về răng nướu tệ hơn vì chúng đóng vai trò như chiếc neo xung quanh răng, nướu, giúp tạo ra màng sinh học, mảng bám gây ăn mòn nướu, gây viêm và nới lỏng chân răng. Bên cạnh đó, chúng còn gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng, gắn liền với căn bệnh ung thư. Loại vi khuẩn này hiếm khi tìm thấy ở nhũng người khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng vi khuẩn răng miệng có thể đi vào khối u trực tràng qua đường máu. Để kiểm tra ý tưởng này, họ tiêm vi khuẩn hình que này vào các tĩnh mạch đuôi của hai con chuột thí nghiệm với một trong hai con có khối u trực tràng tiền ung thư hoặc ung thư ác tính. Ở cả hai, vi khuẩn hình que đều tích tụ trong khối u.
Vi khuẩn ngày một tăng trong miệng còn có mối liên hệ tới các bệnh khác trong cơ thể. Ví dụ như vi khuẩn miệng vào máu qua nướu bị chảy máu liên quan đến bệnh tim và đột quỵ.
Người ta còn cho rằng vi khuẩn gây chảy máu nướu răng cũng tác động tới sức khỏe của não bộ. Những bệnh nhân Alzheimer mắc bệnh răng nướu giảm trí nhớ nhanh gấp 6 lần. Theo đó, đánh răng thường xuyên cũng giúp trí nhớ tốt hơn khi về già, giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.
Hướng dẫn đánh răng đúng cách:
- Rửa sạch bàn chải dưới vòi nước, sau đó lấy lượng kem đánh răng vừa đủ.
- Bạn nên sử dụng các bàn chải có đầu lông tròn và mềm để tránh làm mòn răng, tổn thương nướu.
- Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 45 độ ở phần viền nướu. Đầu lông bàn chải phải tiếp xúc cả răng lẫn nướu.
- Chải nhẹ nhàng mặt ngoài của 2- 3 răng với động tác rung và xoay tròn tại chỗ.
- Di chuyển bàn chải đến nhóm răng kế tiếp và lặp lại động tác trên. Chải mặt trong các răng tương tự.
- Giữ bàn chải theo chiều dọc khi chải mặt trong các răng trước.
- Kéo bàn chải theo hướng ngoài - trong.
- Đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai các răng chải từ sau ra trước và rung nhẹ.
- Chải lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng thông thường hoặc bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để loại bỏ các vi khuẩn tạo mùi hôi.
- Sau đó súc miệng lại sạch sẽ.
- Thời gian đủ để chải sạch răng là khoảng 2 - 3 phút.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi sinh vật có thể khiến quá trình tăng trưởng tiền ung thư trong ruột chuyển thành ung thư. Chúng cũng có thể làm cho các khối u đang tồn tại lớn hơn.
Một nghiên cứu cho thấy đánh răng thường xuyên và đúng cách có thể ngăn chặn căn bệnh ung thư trực tràng.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu cách vi khuẩn tạo đường đi tới ruột thông qua dòng chảy của máu. Theo đó, một giả thuyết đặt ra là nó có thể xảy ra nếu một người bị chảy máu nướu răng. Họ cũng phát hiện vi khuẩn này chứa protein cho phép chúng bám vào các phân tử đường gắn liền với u lành tính được gọi là polyp - các khối u ung thư trong ruột. Đó là loại vi khuẩn kỵ khí, rất thích hợp sống trong ruột.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tờ Cell Growth and Microbe, sau khi gắn vào các u lành tính hay các khối u, vi khuẩn sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của khối u. Bằng cách nhắm mục tiêu vào quá trình này, các nhà nghiên cứu tin rằng có thể phát minh ra các loại thuốc mới để điều trị bệnh ung thư trực tràng - căn bệnh mà cứ khoảng 20 người trong chúng ta thì 1 người có nguy cơ mắc phải.
Đồng tác giả, Wendy Garrett, một giáo sư tại Trường Y tế cộng đồng TH Chan thuộc Đại học Harvard, cho chúng ta hiểu hơn về cơ chế có thể giúp con người ngăn chặn các khối u phát triển.
Vi khuẩn ngày một tăng trong miệng còn có mối liên hệ tới các bệnh khác trong cơ thể.
Vi khuẩn hình que khiến bệnh về răng nướu tệ hơn vì chúng đóng vai trò như chiếc neo xung quanh răng, nướu, giúp tạo ra màng sinh học, mảng bám gây ăn mòn nướu, gây viêm và nới lỏng chân răng. Bên cạnh đó, chúng còn gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng, gắn liền với căn bệnh ung thư. Loại vi khuẩn này hiếm khi tìm thấy ở nhũng người khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng vi khuẩn răng miệng có thể đi vào khối u trực tràng qua đường máu. Để kiểm tra ý tưởng này, họ tiêm vi khuẩn hình que này vào các tĩnh mạch đuôi của hai con chuột thí nghiệm với một trong hai con có khối u trực tràng tiền ung thư hoặc ung thư ác tính. Ở cả hai, vi khuẩn hình que đều tích tụ trong khối u.
Vi khuẩn ngày một tăng trong miệng còn có mối liên hệ tới các bệnh khác trong cơ thể. Ví dụ như vi khuẩn miệng vào máu qua nướu bị chảy máu liên quan đến bệnh tim và đột quỵ.
Người ta còn cho rằng vi khuẩn gây chảy máu nướu răng cũng tác động tới sức khỏe của não bộ. Những bệnh nhân Alzheimer mắc bệnh răng nướu giảm trí nhớ nhanh gấp 6 lần. Theo đó, đánh răng thường xuyên cũng giúp trí nhớ tốt hơn khi về già, giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.
Hướng dẫn đánh răng đúng cách:
- Rửa sạch bàn chải dưới vòi nước, sau đó lấy lượng kem đánh răng vừa đủ.
- Bạn nên sử dụng các bàn chải có đầu lông tròn và mềm để tránh làm mòn răng, tổn thương nướu.
- Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 45 độ ở phần viền nướu. Đầu lông bàn chải phải tiếp xúc cả răng lẫn nướu.
- Chải nhẹ nhàng mặt ngoài của 2- 3 răng với động tác rung và xoay tròn tại chỗ.
- Di chuyển bàn chải đến nhóm răng kế tiếp và lặp lại động tác trên. Chải mặt trong các răng tương tự.
- Giữ bàn chải theo chiều dọc khi chải mặt trong các răng trước.
- Kéo bàn chải theo hướng ngoài - trong.
- Đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai các răng chải từ sau ra trước và rung nhẹ.
- Chải lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng thông thường hoặc bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để loại bỏ các vi khuẩn tạo mùi hôi.
- Sau đó súc miệng lại sạch sẽ.
- Thời gian đủ để chải sạch răng là khoảng 2 - 3 phút.
Theo Trí thức trẻ