Cửa hàng thi nhau tung giá ảo
Ngay khi iPhone mới được ra mắt, nhiều cửa hàng điện thoại xách tay tại Việt Nam đã bắt đầu cho đặt mua trước iPhone X và iPhone 8. Trong số này, nổi bật nhất là thông tin CellphoneS cho đặt mua iPhone X với mức giá lên tới gần 40 triệu đồng.
Đây là một con số gây sốc bởi giá bán gốc của iPhone X chỉ là 999 USD, tương đương với khoảng 22,7 triệu đồng. Mức giá tại hệ thống bán lẻ này thậm chí còn cao hơn cả giá bán dự kiến 29,9 triệu đồng của hàng chính hãng.
Mức giá iPhone X cao không tưởng của CellphoneS.
Lý giải cho mức giá không tưởng của mình, đại diện CellphoneS cho rằng những chiếc iPhone X này được nhập về trong đợt hàng đầu tiên, vì thế nên sẽ không thể tránh khỏi việc đội giá.
Việc đưa ra mức giá trên trời dành cho iPhone X đơn thuần chỉ là một chiêu trò của các nhà bán lẻ. Trong khi dư luận còn đang bị cuốn vào luồng thông tin quanh những chiếc iPhone, một số cửa hàng cố tình tung ra mức giá trên trời để thu hút sự hiếu kỳ của mọi người, dù chính bản thân họ cũng biết điều này là vô lý.
Thực tế là sau khi tung ra mức giá nói trên, thông tin về giá iPhone X của CellphoneS được lan truyền mạnh trên mạng xã hội. Điều này khiến mọi người đổ dồn sự chú ý về CellphoneS và làm tăng sức ảnh hưởng và độ nhận biết của thương hiệu này. Đa phần trong số đó là những bình luận về mức giá trên trời của iPhone X.
Cẩn thận khi đặt cọc mua iPhone X
Không bị làm hàng để “PR" trá hình như ở những ngày đầu tiên, hiện tại giá nhận đặt mua iPhone X đã trở về mức có thể chấp nhận được.
Trên các trang mạng xã hội, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những bài đăng nhận đặt mua iPhone 8 và iPhone X từ các thị trường quốc tế. Theo đó, iPhone 8 được báo ra với mức giá phổ biến từ 22 triệu đồng. Với iPhone X, mức giá tối thiểu cho mẫu điện thoại này là khoảng 29,5 triệu đồng.
iPhone X được nhận đặt mua nhiều bởi các cửa hàng và cả những người chuyên kinh doanh theo hình thức bán hàng online.
Điểm chung của những bài đăng này là việc bên bán yêu cầu người mua phải chấp nhận đặt cọc ít nhất 80% giá máy. Thông thường bên bán thường là các cửa hàng hoặc cá nhân có uy tín trong lĩnh vực bán hàng online.
Tuy vậy, gần đây cũng xuất hiện không ít những tài khoản Facebook nặc danh nhận đặt mua iPhone thông qua các group trên mạng xã hội.
Đây đơn thuần chỉ là những giao dịch dân sự thông thường. Tuy nhiên với số tiền đặt cọc tương đối lớn, hình thức mua bán này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với người mua máy.
Do không có hợp đồng mua bán rõ ràng, người dùng có thể lâm vào cảnh bị “xù” cọc bất cứ lúc nào. Trong khoảng thời gian chờ đợi, bên bán cũng có thể tận dụng số tiền cọc để làm lợi cho bản thân. Việc yêu cầu người mua đặt cọc trước lượng tiền lớn cũng có thể coi là một hình thức chiếm dụng vốn.
Bên cạnh đó, dù đưa ra lời hứa hẹn về việc sẽ có máy ngay trong đợt hàng đầu tiên, tối thiểu là sau 7 - 15 ngày, không ai dám chắc về khả năng hoàn tất giao dịch của bên bán.
Với mặt hàng nóng như iPhone X, giá bán trên thị trường xách tay sẽ có mức chênh lệch đáng kể từng ngày. Càng nhận hàng trễ ngày nào, người mua máy sẽ càng chịu thiệt do chấp nhận giá cao từ đầu trong khi giá máy thực tế lại đang giảm.
Để không bị thiệt hại hay rơi vào cảnh tiền mất tật mang, người mua cần cảnh giác với những cơ sở bán hàng online. Nên tìm đến những cơ sở uy tín lâu năm, có tên tuổi và địa chỉ rõ ràng. Đặc biệt cần tránh xa những tài khoản Facebook mới mở, có lượng like và bình luận cao đột biến nhờ chạy quảng cáo.
Trong trường hợp chấp nhận đăt cọc, cần tránh thỏa thuận miệng. Hãy đảm bảo việc lập văn bản giao nhận tiền theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người mua nên yêu cầu người bán phải cam kết về ngày giao hàng và đưa yếu tố này thành một điều khoản bắt buộc trong hợp đồng.
Với mức cọc lên đến 100%, người dùng cần cảnh giác và thận trọng khi bỏ ra một số tiền lớn đặt mua iPhone X.
Bên cạnh đó, dù đưa ra lời hứa hẹn về việc sẽ có máy ngay trong đợt hàng đầu tiên, tối thiểu là sau 7 - 15 ngày, không ai dám chắc về khả năng hoàn tất giao dịch của bên bán.
Với mặt hàng nóng như iPhone X, giá bán trên thị trường xách tay sẽ có mức chênh lệch đáng kể từng ngày. Càng nhận hàng trễ ngày nào, người mua máy sẽ càng chịu thiệt do chấp nhận giá cao từ đầu trong khi giá máy thực tế lại đang giảm.
Để không bị thiệt hại hay rơi vào cảnh tiền mất tật mang, người mua cần cảnh giác với những cơ sở bán hàng online. Nên tìm đến những cơ sở uy tín lâu năm, có tên tuổi và địa chỉ rõ ràng. Đặc biệt cần tránh xa những tài khoản Facebook mới mở, có lượng like và bình luận cao đột biến nhờ chạy quảng cáo.
Trong trường hợp chấp nhận đặt cọc, cần tránh thỏa thuận miệng. Hãy đảm bảo việc lập văn bản giao nhận tiền theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người mua nên yêu cầu người bán phải cam kết về ngày giao hàng và đưa yếu tố này thành một điều khoản bắt buộc trong hợp đồng.
Theo Vietnamnet