Theo phong tục cổ truyền, trong mâm cỗ cúng Giao thừa ngày Tết không thể thiếu con gà luộc, điều đặc biệt đây phải là gà trống miệng có ngậm bông hoa hồng đỏ.
Thông thường, gà trống được chọn làm vật tế lễ thần linh, gia tiên là vì người xưa cho rằng gà trống có các tính quý và đẹp hơn hẳn các loại gia cầm khác là: Nhân - Dũng - Trí - Tín Nghĩa.
Gà trống được chọn làm vật tế lễ thần linh, gia tiên là vì người xưa cho rằng gà trống có các tính quý và đẹp.
Không những vậy, cúng gà trống trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới còn thể hiện ước vọng nó sẽ đánh thức mặt trời, mang lại một năm nông nghiệp mưa thuận gió hòa.
Mặc dù là lễ vật quen thuộc nhưng nhưng nhiều người, nhiều gia đình không biết cách đặt gà cúng như thế nào cho đúng.
Đặt gà cúng nên quay đầu vào trong hay ra ngoài mới đúng?
Đã bao giờ bạn tự hỏi khi đặt gà cúng thì nên quay đầu con gà hướng ra ngoài hãy hướng vào trong khu vực bát hương hay không. Theo văn hóa dân gian Việt Nam chúng ta thường, đặt con gà hướng đầu ra ngoài để khi nhìn vào sẽ thẩm mỹ hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn quay đầu con gà hướng vào trong bát hương thì thể hiện sự thành kính với những bậc bề trên tổ tiên trong gia đình khi họ nhìn xuống. Chính vì vậy, việc đặt gà cúng quay ra hay quay vào tùy theo góc nhìn của mỗi gia đình và việc này không ảnh hưởng nhiều tới sự thành tâm cũng như tài lộc của gia chủ.
Cách đặt gà cúng quay ra hay quay vào tùy theo góc nhìn của mỗi gia đình.
Cách đặt gà cúng nên đặt bên trái hay phải bàn thờ?
Trong phong thủy người xưa thường nói Nam Tả nữ Hữu trai tay trái, gái tay phải. Chính vì vậy, khi đặt gà cũng thường người ta sẽ đặt ở giữa hoặc bên tay trái của bàn thờ. Bởi vì gà cúng thường là gà trống.
Tuy nhiên, nếu đặt ở phía tay trái nhìn sẽ không được đẹp mắt bằng việc đặt ở giữa. Bởi vậy, rất nhiều gia đình thường chọn đặt gà cúng ở trung tâm vừa thể hiện được sự trang trọng. Đồng thời, cũng sẽ tạo tính thẩm mỹ cho mâm gà cúng.
Một số lưu ý khi đặt gà cúng trong từng trường hợp cụ thể
Đặt gà cúng trong đêm Giao thừa
Vào ngày Giao thừa năm mới đón Tết, các bạn nên đặt đầu gà quay hướng ra đường để đón quan Hành khiển cai quản năm mới đi qua. Cách đặt gà cúng hướng ra đường như vậy còn có ý nghĩa giúp gọi mặt trời chiếu vào nhà mình nhằm đón những điều mới mẻ, may mắn cho gia chủ. Đồng thời tăng vận khí tốt cho gia đình.
Cách đặt gà cúng trên bàn thờ gia tiên vào ngày lễ, giỗ, rằm
Khi đặt gà cúng trên bàn thờ gia tiên vào các ngày lễ, rằm, giỗ, cúng mùng 1… thì mọi người thường đặt gà quay đầu gà về hướng bát hương.
Một số gia đình có đặt gà quay đầu hướng ra ngoài nhìn đẹp hơn, tuy nhiên, về ý nghĩa tâm linh thì làm như vậy có nghĩa là gà không chịu chầu. Không tốt cho phong thủy.
Cách đặt gà cúng trên bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa
Khi đặt gà cúng Thần Tài, Thổ Địa thì gia chủ có thể áp dụng như cách bày gà cúng trên bàn thờ gia tiên. Hoặc các bạn cũng có thể đặt gà cúng với đầu gà quay ra hướng cửa chính, hướng đón quan Hành khiển.
Ngoài ra, các bạn có thể trang trí thêm miệng gà ngậm một bông hoa hồng đỏ nhằm mang lại may mắn cho gia chủ.
Cách làm gà cúng đẹp
Khi cúng lễ nên để nguyên con gà trống để thể hiện sự nghiên cẩn và đẹp mắt, nếu là gà mái thì có thể chặt miếng nhưng không thể đẹp bằng.
Khi chặt thì nên để nguội chứ không nên chặt lúc thịt gà còn nóng vì sẽ bị nát và méo mó, bắn bẩn xung quanh. Bạn cũng không nên cúng gà quay rán, ninh, rang…vì hình thức không đẹp, mất đi sự nghiêm cẩn.
Khi cúng lễ nên để nguyên con gà trống để thể hiện sự nghiên cẩn và đẹp mắt, nếu là gà mái thì có thể chặt miếng.
Gà luộc cho mâm cơm tất niên hơi khác với gà cúng Giao thừa. Gà cúng Giao thừa phải là gà trống non, dâng cúng là chính. Gà cho mâm cơm tất niên là để ăn, do đó cần chọn gà mái béo đã đẻ trứng một đợt ăn sẽ ngon hơn.
Theo Gia Đình Việt Nam