1. Chảy máu, sốt, đau và ớn lạnh

Ra máu là biểu hiện bất thường ở mọi giai đoạn của thai kỳ. Vì thế mẹ bầu hãy để ý nếu chảy máu quá nhiều hoặc có hiện tượng chảy máu âm đạo kèm theo các triệu chứng như sốt, đau bụng, ớn lạnh thì cần phải nhấc điện và gọi điện cho bác sĩ ngay.

2. Đi tiểu thường xuyên và có cảm giác đau buốt

Mặc dù trong thời kỳ mang thai, bà bầu thường xuyên đi tiểu, tuy nhiên nếu bạn nhận thấy có thêm triệu chứng tiểu buốt và đau thì bạn cần phải để ý. Những triệu chứng này là dấu hiệu của hiện tượng nhiễm trùng bàng quang, một vấn đề thường xuất hiện đối với nhiều phụ nữ và đặc biệt khó chịu trong thai kỳ.

Khi phát hiện ra biểu hiện này, bạn hãy đi khám bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng trong thai kỳ như sinh non hoặc bé sinh ra có cân nặng thấp. Để phòng ngừa nhiễm trùng bàng quang, bà bầu hãy uống đủ nước, đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục, cố gắng tránh mặc quần bó.

3. Nhức đầu, ngất xỉu và chóng mặt

Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu bỗng nhiên bạn bị nhức đầu dữ dội và kéo dài, đặc biệt là nếu kèm theo việc choáng ngất, chóng mặt, mờ mắt, thì trong trường hợp này bạn phải gọi bác sĩ hoặc đi khám ngay.

Trước khi chờ đợi bác sĩ đến, bạn hãy tìm một chỗ để ngồi xuống nghỉ ngơi và cố gắng giữ lại ai đó bên bạn trong lúc chờ bác sĩ. Khi ấy, bạn hãy uống một cốc nước  và nằm nghiêng bên trái.

 Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu cần tới ngay bác sĩ - 1
Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu bỗng nhiên bạn bị nhức đầu dữ dội và kéo dài, đặc biệt là nếu kèm theo việc choáng ngất, chóng mặt, mờ mắt, thì trong trường hợp này bạn phải gọi bác sĩ hoặc đi khám ngay (Ảnh minh họa)

4. Đau vùng chậu từ nhẹ đến nặng

Nhiều bà mẹ tương lai đều trải qua một vài lần bị đau ở vùng chậu trong suốt giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội và dai dẳng (không chỉ còn là đau âm ỉ) thì đây là biểu hiện không thể xem thường. Khi nhận thấy những cơn đau dữ dội này, bạn hãy thả lỏng, duỗi người, uống nước và nghỉ ngơi. Nhưng mọi nỗ lực tại nhà đều không giúp cơn đau thuyên giảm thì bạn cần đi khám ngay, đặc biệt là nếu triệu chứng kèm thêm sốt để nhận được những chuẩn đoán chính xác nhất.

5. Nôn mửa kèm theo sốt và đau bụng

Nôn mửa nhiều hơn 1 lần mỗi ngày kèm theo sốt và đau bụng thì bạn cần phải gọi ngay cho bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của ốm nghén thể nặng và tình trạng này có thể được điều trị thuyên giảm bằng thuốc.Mặc dù ốm nghén không gây hại cho bạn và thai nhi, nhưng bạn cũng không nên để tình trạng này kéo dài, thay vào đó các bác sĩ sẽ giúp bạn cầm nôn để bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn.

6. Dịch âm đạo tiết ra nhiều và liên tục

Nếu bạn đang ở những tuần cuối của thai kỳ thì sự tiết dịch âm đạo là dấu hiệu của vỡ ối và đứa trẻ của bạn sắp chào đời. Nhưng trước tuần thứ 37 của thai lỳ, bạn phát hiện dịch tiết âm đạo ra quá nhiều và lỏng thì bạn cần nhập viện ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của việc sinh non, đặc biệt là nếu bạn có thêm tiệu chứng co thắt.

7. Ớn lạnh hoặc sốt trên 39.5 độ C

Sốt là một trong những biểu hiện có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Nếu thân nhiệt người mẹ ổn định (khoảng 37 đến 39 độ) thì đứa bé sẽ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu trong thời kỳ đầu của thai kỳ, người mẹ bị sốt cao có thể dẫn đến sảy thai. Những tháng sau của thai kỳ, mặc dù một trận sốt nhẹ không còn ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, tuy nhiên sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một số vấn đề khác mà bạn cần phải thường xuyên khám xét và theo dõi.

 Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu cần tới ngay bác sĩ - 2
Những tháng sau của thai kỳ, mặc dù một trận sốt nhẹ không còn ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, tuy nhiên sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một số vấn đề khác mà bạn cần phải thường xuyên khám xét và theo dõi (Ảnh minh họa)

8. Bàn tay, bàn chân, mặt bỗng nhiên bị sưng

Nếu bỗng nhiên trong tam cá nguyệt thứ hai và ba, bàn tay, bàn chân hoặc mặt của bạn sưng lên rõ rệt, đó có thể không đơn giản chỉ là sự giữ nước bình thường của cơ thể. Tiền sản giật hay cao huyết áp do thai kỳ là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng cần được theo dõi và điều trị ngay.

9. Giảm vận động của thai nhi

Khi thai nhi ngày càng phát triển, bạn sẽ bắt đầu theo dõi cử động của bé bằng cách đếm các cú đạp của con. Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên tiến hành kiểm tra mức độ lớn của bé trong vài lần mỗi ngày và đảm bảo đếm được 10 cử động trong khoảng 10 phút.

Nếu bạn không cảm nhận được cử động của bé, hãy uống một ly nước trái cây (chất đường tự nhiên sẽ thúc đẩy đường huyết của bé và có thể khiến bé hiếu động hơn), sau đó hãy nằm nghiêng bên trái trong phòng yên tĩnh trong khoảng nửa giờ. Nếu sau lần thử thứ hai mà bạn vẫn không cảm nhận được cứ động của bé, hoặc trong 2 giờ mà vẫn không đếm được 10 cử động, thì hãy đi khám ngay.

Ngoài ra, bạn hãy đi khám ngay trong ngày nếu có các triệu chứng:

- Đau đầu dữ dội và dai dẳng

- Thấy có đốm máu xuất hiện hoặc chảy máu âm đạo kéo dài hơn 1 ngày

Hãy nói cho bác sĩ biết về các triệu chứng dưới đây trong lần đi khám tiếp theo:

- Rỉ máu nhẹ trong ngày

- Thỉnh thoảng nhói hoặc cảm giác bị căng kéo ở vùng bụng

- Thỉnh thoảng đau đầu nhẹ

Theo Eva/ Khám phá