Nguyên nhân gây sỏi mật
Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin, và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do mất cân bằng các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Tương tự vậy, sự giảm số lượng muối mật cũng thúc đẩy việc hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật rỗng, thường gặp ở thai kỳ, là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.
Sỏi sắc tố mật thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp. Những bệnh nhân mắc bệnh về máu có thể gây ra phá hủy hồng cầu nhiều làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật, do đó gây ra hình thành sỏi sắc tố mật.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi mật
Cơn đau quặn bụng: Cảm giác đau đột ngột tại vùng dưới sườn phải và lan lên trên vai hoặc bả vai phải khiến người bệnh không dám thở hoặc hoạt động mạnh. Những cơn đau có thể xảy ra sau khi người bệnh tiêu thụ một bữa ăn chứa nhiều dầu, mỡ và có thể tái phát nhiều lần.
Sốt: Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể bắt gặp tình trạng sốt cao, run.
Vàng da: Mức độ vàng da ở mỗi cá nhân người bệnh là hoàn toàn khác nhau phụ thuộc vào mức độ tắc mật, vàng da có thể xuất hiện từ vàng nhẹ đến vàng đậm. Đi kèm với tình trạng vàng da là hiện tượng đi ngoài phân lẫn máu hoặc ngứa da.
Triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng của bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa bao gồm: cảm giác chán ăn, ăn không ngon hoặc táo bón, tiêu chảy…
Những triệu chứng này có thể tái phát nhiều lần và khoảng cách giữa các đợt là khác nhau, có thể là trong khoảng vài tháng nhưng cũng có trường hợp lên đến vài năm sau đó.
Cách phòng ngừa sỏi mật
Giảm mỡ: nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày vì khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi. Nếu cholesterol quá nhiều, các acid mật không đủ sức hòa tan thì nó sẽ kết tinh và đọng lại thành sỏi mật. Hầu như các sỏi đều được hình thành từ các cặn sỏi là cholesterol này.
Dùng thực phẩm giàu vitamin C và nhóm B bằng việc đưa vào khẩu phần ăn các loại rau và hoa quả tươi, đây là những thực phẩm rất tốt cho cơ thể.
Thức ăn không nên dùng: trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.
Sỏi mật gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin, và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do mất cân bằng các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Tương tự vậy, sự giảm số lượng muối mật cũng thúc đẩy việc hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật rỗng, thường gặp ở thai kỳ, là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.
Sỏi sắc tố mật thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp. Những bệnh nhân mắc bệnh về máu có thể gây ra phá hủy hồng cầu nhiều làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật, do đó gây ra hình thành sỏi sắc tố mật.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi mật
Cơn đau quặn bụng: Cảm giác đau đột ngột tại vùng dưới sườn phải và lan lên trên vai hoặc bả vai phải khiến người bệnh không dám thở hoặc hoạt động mạnh. Những cơn đau có thể xảy ra sau khi người bệnh tiêu thụ một bữa ăn chứa nhiều dầu, mỡ và có thể tái phát nhiều lần.
Sốt: Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể bắt gặp tình trạng sốt cao, run.
Vàng da: Mức độ vàng da ở mỗi cá nhân người bệnh là hoàn toàn khác nhau phụ thuộc vào mức độ tắc mật, vàng da có thể xuất hiện từ vàng nhẹ đến vàng đậm. Đi kèm với tình trạng vàng da là hiện tượng đi ngoài phân lẫn máu hoặc ngứa da.
Triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng của bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa bao gồm: cảm giác chán ăn, ăn không ngon hoặc táo bón, tiêu chảy…
Những triệu chứng này có thể tái phát nhiều lần và khoảng cách giữa các đợt là khác nhau, có thể là trong khoảng vài tháng nhưng cũng có trường hợp lên đến vài năm sau đó.
Cách phòng ngừa sỏi mật
Giảm mỡ: nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày vì khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi. Nếu cholesterol quá nhiều, các acid mật không đủ sức hòa tan thì nó sẽ kết tinh và đọng lại thành sỏi mật. Hầu như các sỏi đều được hình thành từ các cặn sỏi là cholesterol này.
Dùng thực phẩm giàu vitamin C và nhóm B bằng việc đưa vào khẩu phần ăn các loại rau và hoa quả tươi, đây là những thực phẩm rất tốt cho cơ thể.
Thức ăn không nên dùng: trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.
Theo Khỏe & Đẹp