Trong căn phòng nhỏ tại ngôi làng Al Biyeh, Lebanon, mà Mohamad gọi là nhà, không hề có một chiếc gương. Cậu bé 4 tuổi ghét gương vì khuôn mặt em đã bị bỏng nặng, biến dạng. Một vụ tấn công tại thị trấn quê nhà Rastan, Syria đã khiến bình dầu phát nổ và Mohamad, đứng gần đó, đã chịu hậu quả.
Những vết thương vẫn còn ám ảnh Mohamad đến bây giờ. Cậu bé không thể ăn uống bình thường, mỗi khi mở miệng là một lần đau đớn.
“Khi tôi nhìn thấy bé sau vụ nổ, người thằng bé đầy các mảnh vỡ. Tôi chỉ nhìn thấy đôi mắt con tôi. Khi tôi rửa mặt, tôi nhận ra da mặt bé chảy ra, đặc biệt là xung quanh mắt trái.” – Cô Aziza, mẹ của Mohamad kể lại.
Thời điểm đó, Mohmad mới 10 tháng tuổi. Bệnh viện trong vùng đã bị pháo kích còn bác sĩ làng thì chỉ giúp đỡ được phần nào. Từ đó đến nay, Mohamad đã trải qua 2 lần phẫu thuật. Càng lớn, Mohamad càng phải điều trị liên tục để “kéo dài” lớp da bên ngoài của mình.
Ngôi nhà của Mohamad, sau vụ tấn công, chỉ còn là đống đổ nát. Không có tiền thuê nhà, không có tiền mua thức ăn, cả gia đình lâm vào bước đường cùng. Cả nhà đi đến Li-băng, hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Những vết thương vẫn còn ám ảnh Mohamad đến bây giờ. Cậu bé không thể ăn uống bình thường, mỗi khi mở miệng là một lần đau đớn.
“Khi tôi nhìn thấy bé sau vụ nổ, người thằng bé đầy các mảnh vỡ. Tôi chỉ nhìn thấy đôi mắt con tôi. Khi tôi rửa mặt, tôi nhận ra da mặt bé chảy ra, đặc biệt là xung quanh mắt trái.” – Cô Aziza, mẹ của Mohamad kể lại.
Thời điểm đó, Mohmad mới 10 tháng tuổi. Bệnh viện trong vùng đã bị pháo kích còn bác sĩ làng thì chỉ giúp đỡ được phần nào. Từ đó đến nay, Mohamad đã trải qua 2 lần phẫu thuật. Càng lớn, Mohamad càng phải điều trị liên tục để “kéo dài” lớp da bên ngoài của mình.
Ngôi nhà của Mohamad, sau vụ tấn công, chỉ còn là đống đổ nát. Không có tiền thuê nhà, không có tiền mua thức ăn, cả gia đình lâm vào bước đường cùng. Cả nhà đi đến Li-băng, hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cậu bé mặc chiếc áo xanh, thỉnh thoảng lại khóc vì da mặt bị đau.
Không có tiền, không có phương hướng điều trị, gia đình Mohamad cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Các bác sĩ ở Lebanon cho biết da của Mohamad sẽ cần phải phẫu thuật nhiều từ giờ đến lúc trưởng thành. Chi phí sẽ khá tốn kém. Nhưng bên cạnh nỗi đau về thể xác, ám ảnh tinh thần cũng khiến cậu bé 4 tuổi khổ sở. “Đôi khi thằng bé tỉnh dậy nửa đêm vì sợ. Nó sợ pháo kích, sợ súng, sợ tính nổ. Chúng tôi không muốn về nhà nữa. Ở đó thật tồi tệ.” – Cô Aziza nói.
Câu chuyện đau khổ của gia đình Mohamad chỉ là một trong số hàng trăm nghìn trường hợp khác tại Lebanon. Đây là quốc gia có hơn 1 triệu người Syria đang tị nạn. 70% số người tị nạn đều nghèo khổ. Một số người may mắn có thể sống trong nhà xe, những cửa hàng bỏ hoang. Nhưng phần lớn là ngủ ngoài đường, với những túp lều, những chiếc giường từ gỗ, nhựa. Chỉ một cơn gió hơi mạnh cũng đủ để đánh sập những căn nhà tạm bợ.
Hình ảnh Mohamad trước và sau vụ công kích. Cậu bé bị kẹt trong đống đổ nát,
khuôn mặt bỏng nặng, đầy máu.
Khi đêm xuống, gió lạnh, 20 người có thể đốt lửa và quây quần bên nhau ngủ cho ấm. Một số người nghĩ ra cách đốt rác. Những em nhỏ dưới 18 tuổi có thể đến lớp học tạm để các nhân viên tình nguyện dạy đọc, dạy viết,…
Cậu bé Mohamad đã phẫu thuật căng da 2 lần. Nhưng càng lớn, bé càng đau đớn
và phẫu thuật tiếp. Gia đình không biết sẽ làm gì để kiếm tiền.
Issa Ali, 37 tuổi, cùng vợ Amina, 25 tuổi, phải rời quê nhà Syria đi tị nạn. Cả gia đình nghỉ ngơi trên một chiếc đệm nhỏ trải trên nền bê tông lạnh ngắt. Cả nhà họ bị ảnh hưởng trong một cuộc công kích tại Syria. Đạn pháo từ xe tăng quân đội đã bắt nhầm vào nhà khiến một con trai 7 tuổi của Ali tử vong. Hai người con gái khác của ông bị thương.
Bé Nour kể rằng, bé chứng kiến anh mình bị đạn pháo bắn tan thành từng mảnh. Còn em gái Doha bị mù mắt trái, thủng dạ dày. Cả gia đình Ali quyết định rời đi vì quê hương bây giờ quá nguy hiểm. Không tiền, không việc làm, gia đình không biết phải làm gì để thay nhãn cầu cho Doha.
Nhưng cuộc sống vẫn cứ phải tiếp diễn, ít nhất tại trại tị nạn, họ sẽ không lo về bom đạn.
Hàng chục nghìn gia đình tị nạn đang phải đối mặt với mùa đông
khắc nghiệt sắp tới lại Lebanon.
Những gia đình tị nạn thường không có việc làm, không có thu nhập. Ngoài việc được viện
trợ nhu yếu phẩm hàng ngày, họ không có tiền để chữa bệnh cho em bé bị thương tật.
Gia đình Issa Ali tại trại tị nạn. Xe tăng quân đội bắn nhầm nhà anh tại Syria khiến
con trai và em họ anh thiệt mạng. Cả gia đình phải bỏ sang Lebanon tị nạn.
Con trai của Ali bị đạn pháo bắn trúng, tan thành từng mảnh….
…một con gái Ali bị hỏng mắt, gãy tay.
Najieh sống cùng 6 người con trong trại tị nạn, 3 người con bị khuyết tật và cần chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên cô không có tiền.
Theo Trí Thức Trẻ