Những ngày vừa qua, dư luận không khỏi bàng hoàng sau khi xem clip các bảo mẫu ở Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP.HCM) dùng dép, tay,… đánh trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn. Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân là nơi tiếp nhận, nuôi dưỡng và bảo trợ cho hơn 20 trẻ em ở độ tuổi từ 3- 6 tuổi nhiễm HIV/AIDS, và một số trẻ chậm phát triển, có thể trạng yếu ở độ tuổi lớn hơn. Sau khi xảy ra sự việc, năm bảo mẫu hành hạ trẻ HIV tại trung tâm đã bị đình chỉ để làm rõ vấn đề.
Một vụ bạo hành trẻ em khác xảy ra vào tháng 7/2014 tại trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương (phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM), nơi chăm sóc, dạy dỗ những em nhỏ bị tự kỷ. Tại trường có hơn 30 em học sinh tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ, có 3 cô giáo và 3 bảo mẫu.
Hai bảo mẫu Đông Phương và Thiên Lý nhận mức hình phạt 3 năm tù
về tội hành hạ, đánh đập trẻ em.
Tại đây, các bảo mẫu đã dùng roi sắt, móc treo quần áo đánh vào lưng và đầu các em. Trong lúc ăn cơm, do ăn chậm nên nhiều em bị cô giáo đánh tới tấp vào đầu, quát tháo khiến các em sợ tiểu cả ra quần.
Một cô giáo tát học sinh tự kỉ.
Các bảo mẫu và giáo viên dạy trẻ ở trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương đa số không có bằng cấp, sau khi xem xét cơ quan chức năng đã buộc đóng cửa trường học, xem xét truy tố hình sự đối với các giáo viên và bảo mẫu có hành vi đánh đập trẻ em.
Vụ bảo mẫu đánh đập trẻ em khác xảy ra tại cơ sở mầm non tư thục Phương Anh (đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) vào tháng 12/2013 làm rúng động dư luận. Cơ sở mầm non Phương Anh do bà Lê Thị Đông Phương (31 tuổi) làm chủ và cơ sở còn một bảo mẫu tên Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi) .
Theo những hình ảnh trong video được đăng trên báo Tuổi Trẻ cho thấy, hai cô bảo mẫu đã có những hành động túm cổ, bóp mạnh vào đầu, ghì chặt các em xuống đất, dùng tay đập mạnh hàng chục cái vào sống lưng, đầu và hông khi các bé bị nôn, ói lúc ăn. Những hành động tát bôm bốp vào mặt các bé xảy ra liên tục khi các bảo mẫu cho các bé ăn...
Theo những hình ảnh trong video được đăng trên báo Tuổi Trẻ cho thấy, hai cô bảo mẫu đã có những hành động túm cổ, bóp mạnh vào đầu, ghì chặt các em xuống đất, dùng tay đập mạnh hàng chục cái vào sống lưng, đầu và hông khi các bé bị nôn, ói lúc ăn. Những hành động tát bôm bốp vào mặt các bé xảy ra liên tục khi các bảo mẫu cho các bé ăn...
Sáng ngày 20/1/2014, HĐXX tuyên phạt bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý cùng chung mức án 3 năm tù khi xem xét mức độ hành vi phạm tội của hai bị cáo là như nhau. Ngoài ra, Phương phải có trách nhiệm bồi thường cho những cháu bé bị thương tích nặng mỗi bé 20 triệu đồng.
về tội hành hạ, đánh đập trẻ em.
Chúng ta có thể thấy rằng, trẻ em bị bạo hành không chỉ chịu những đau đớn về thể chất mà còn chịu vô số những tác động ở khía cạnh về tinh thần. Bàn về vấn đề này, Thạc sĩ Tâm lí học Đào Lê Hòa An (Giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM) nói: "Khi bảo mẫu dùng những lời lẽ dọa nạt, đánh đập, hành hạ trẻ vì những điều hết sức vô lý sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Những sự chấn thương về mặt tâm lý thông qua những lời nói, qua những cách áp đặt thì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trong tâm hồn của đứa trẻ".
Theo thạc sĩ Hòa An, có bốn yếu tố vàng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển lên nhân cách của một đứa trẻ, thứ nhất đó là yếu tố được di truyền nó đóng vai trò là tiền đề cho sự phát triển và nhân cách, thứ hai là yếu tố về giáo dục đóng vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển lên nhân cách, thứ ba là yếu tố về môi trường, môi trường đóng vai trò là điều kiện cho sự phát triển và nhân cách và thứ tư là yếu tố về hoạt động và giao tiếp của đứa bé.
Không khó để có thể nhận thấy những đứa trẻ bị bạo hành sẽ bị một hiện tượng gọi là sang chấn về tâm lý có nghĩa là trong giấc mơ, trong quá trình sinh hoạt bình thường, trẻ bị ám ảnh, trẻ hình dung ra là sẽ có người sẽ luôn làm hại cho mình từ thời nhỏ đến khi lớn lên. Như vậy là chấn thương về mặt tâm lý là điều chắc chắn sẽ xảy ra đối với những đứa trẻ bị bạo hành một cách tàn nhẫn khi các em còn nhỏ.
Theo Trí thức trẻ