Những điều kiêng kỵ trong ngày tết ở 3 miền không nên làm tránh điềm xấu cả năm là những phong tục mà ông bà ta ngày xưa khuyên nhủ nên hạn chế làm để cầu một năm mới gặp nhiều thuận lợi và may mắn cho cả gia đình. Tết đền xuân về là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi bên nhựng người thân yêu nhất, thế nên ngoài những giá trị truyền thống phong tục tập quán được lưu trữ, gìn giữ và phát huy thì cũng cần lưu ý tới những việc làm không may mắn để tránh điềm giữ không may xảy ra.

Nhiều người quan niệm rằng, đó là thói mê tín dị đoan không có căn cứ nhưng thật sự nó rất cần thiết, được ông bà chiêm nghiệm, đúc kết và lưu truyền qua nhiều thế hệ thì chắc chắn không sai chạy vào đâu được. Vậy ờ hai miền nam bắc có những điều kiêng lỵ khác nhau không nên làm như thế nào trong 3 ngày tết cổ truyền?

tet-dau-nam
 Những ngày TẾT không nên đi chúc tết

Không đi chúc Tết sáng mùng 1

Người Việt Nam thường tránh đi chúc Tết sáng đầu năm vì không muốn xông đất nhà người khác. Với người Việt Nam người xông đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả gia đình trong một năm. Ngày mồng một Tết người Việt Nam thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân.

Kiêng ăn món xui

Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới.

Kiêng mua đồ xui

Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, mua gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng bởi nó là món hàng đầu tiên gia chủ mang về nhà. Món hàng mua đầu năm được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Món hàng này mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn thực dụng. Đầu năm kiêng mua dao, thớt, chày, cối… Người ta hay mua muối ngay sáng sớm mùng 1 với hàm ý cả năm đậm đà, ý vị.

Đi chùa đầu năm


 Đi chùa đầu năm cần chú ý tác phong, quần áo ăn mặc

Khi đến chùa chiền, phải giữ thái độ nghiêm túc, đi lại và nói năng nhẹ nhàng, cư xử đúng mực. Nếu đi thành nhóm không cười đùa, trêu chọc nhau phá vỡ sự thanh tịnh, tôn nghiêm nơi cửa Phật. Dùng từ ngữ trang nghiêm, không nói hỗn láo, văng tục...

Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.

Khi đi lễ chùa, điều đầu tiên cần chú ý là thái độ nghiêm túc, sự thành tâm. Còn việc sắm lễ không có quy định chung nào, tùy theo hoàn cảnh gia đình và bản thân để có cách sắm lễ phù hợp. Theo truyền thống, lễ vật khi đi chùa là hương, hoa tươi, quả, oản, xôi chè...Tuyệt đối khi đi đến đền chùa không mang đồ mặn như thịt bò, thịt lợn, giò, chả...

Không xuất hành ngày mùng 5

Ngày mồng Năm là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường không xuất hànhđầu năm vào ngày này. Dân gian có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba; đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”, người Việt tin rằng mùng 5 không thích hợp cho các cuộc du xuân lấy lộc.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Theo Khỏe & Đẹp