Dầu trong nồi có mùi cháy khét trong lúc nấu ăn, đừng vội làm điều này kẻo gia đình gặp họa-1
Nhiều người đang nấu ăn, dầu trong nồi bốc mùi cháy khét, liền vội đổ một muôi nước vào chảo để làm nguội. Kết quả là chảo dầu bốc cháy và ngọn lửa bốc cao vài mét, nguy cơ bị bỏng, cháy nổ cao.

Dầu trong nồi có mùi cháy khét trong lúc nấu ăn, đừng vội làm điều này kẻo gia đình gặp họa-2
Các bạn có biết, hầu hết các vụ hỏa hoạn khi làm bếp đều bắt nguồn từ việc đun sôi dầu ăn hoặc chất béo quá lâu, khiến chúng bắt lửa. Tuy nhiên, việc dập lửa bằng nước lúc này cũng là một trong những nguyên nhân khiến vụ hỏa hoạn còn dữ dội và thảm khốc hơn rất nhiều.

Dầu trong nồi có mùi cháy khét trong lúc nấu ăn, đừng vội làm điều này kẻo gia đình gặp họa-3
Nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C kết hợp nhiệt độ sôi của dầu khoảng 300 độ C. Khi cho nước vào chảo dầu, nước nặng hơn dầu, chìm xuống đáy chảo. Dầu trong chảo phun ra ngoài, hòa lẫn không khí tạo thành khí dễ cháy, khiến ngọn lửa bốc cao, gây cháy nổ, bỏng da...

Dầu trong nồi có mùi cháy khét trong lúc nấu ăn, đừng vội làm điều này kẻo gia đình gặp họa-4
Các loại dầu ăn thông thường có nhiệt độ sôi rơi vào khoảng 200 đến 300 độ C, trong đó điểm bắt lửa (flash point - nhiệt độ đủ để cháy) của dầu thực vật chúng ta vẫn thường sử dụng khi làm bếp là 330 độ C.

Dầu trong nồi có mùi cháy khét trong lúc nấu ăn, đừng vội làm điều này kẻo gia đình gặp họa-5
Trong khi đó, nhiệt độ sôi của nước chỉ là 100 độ C, tức là nhỏ hơn từ 2 đến 3 lần so với dầu. Và điều này có ý nghĩa gì? Đó là việc đổ nước vào dầu đang sôi sẽ khiến nước ngay lập tức chuyển hóa hơi, chuyển từ dạng lỏng sang thể khí.

Dầu trong nồi có mùi cháy khét trong lúc nấu ăn, đừng vội làm điều này kẻo gia đình gặp họa-6
Nếu lượng nước đổ vào chỉ là một vài giọt, nước sẽ hóa hơi ngay lập tức, hoặc sẽ "nổi bập bềnh" nhờ vào hiệu ứng Leidenfrost (một phần nước hóa hơi tạo thành một lớp cách nhiệt bảo vệ nước).

Dầu trong nồi có mùi cháy khét trong lúc nấu ăn, đừng vội làm điều này kẻo gia đình gặp họa-7
Tuy nhiên, nếu một lượng lớn nước đổ vào dầu như trong thí nghiệm trên, sẽ không có làn hơi nào đủ để bảo vệ nước cả. Nước sẽ chìm xuống dưới (do nước nặng hơn dầu), đồng thời ngay lập tức hóa hơi, kéo theo đó là sự tăng đột ngột của thể tích và áp suất. Quá trình sẽ khiến toàn bộ khối chất lỏng bùng nổ, dầu văng khắp nơi cực kỳ nguy hiểm.

Theo Sức Khỏe Đời Sống