“Tôi có nên cạo lông nách?” – Đó là một câu hỏi mà Xieo Meili, một nhà hoạt động vì quyền phụ nữ tại Trung Quốc luôn tự hỏi. “Các cô gái thường lo âu về lông nách như thể nó là biểu hiện của việc ở bẩn, thiếu văn minh. Nhưng chúng ta cần được tự do để lựa chọn có cho lông nách mọc tự nhiên trên cơ thể.” – Bà Xiao nói.
Bà Xiao Meili đã phát động một cuộc thi "khoe" lông nách trên Wibo với mong muốn những người phụ nữ sẽ được tự do hơn với cơ thể mình chứ không còn bị bó buộc bởi những quan niệm xã hội lỗi thời nữa.
Theo bà Xiao Meili: Khổng Tử đã từng nói rằng cơ thể, lông tóc, da thịt là do cha mẹ ban tặng, chúng ta không nên gây tổn thương đến chúng. Bà cũng nói rằng, trước đây người Trung Quốc coi lông nách của phụ nữ tượng trưng cho sự bí ẩn, quyến rũ. “Năm 1930, một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng đã phải nuôi lông nách để được đóng phim” – Bà Xiao dẫn chứng.
Tuy nhiên, nhiều người không ủng hộ cuộc thi này của bà Xiao. Hàng nghìn người đã tham gia vào cuộc tranh luận có nên cạo lông nách hay không.
Li Tingting, một nhà hoạt động vì nữ quyền khác, đã đăng bức ảnh bán khỏa thân của cô để khoe lông nách kèm theo thông điệp: “Trừng phạt bạo lực gia đình và tình yêu lông nách”. Cô Li cũng là người mới bị bắt gần đây vì tổ chức biểu tình nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình.
“Tôi nghĩ cuộc thi này rất có ý nghĩa. Thị trường hiện nay tràn ngập các sản phẩm cạo lông dành cho phụ nữ. Chúng ta cần suy nghĩ xem tại sao phụ nữ lại có nghĩa vụ cạo lông nách?” - Cô Li nói thêm
“Phụ nữ chúng ta cần giải phóng tư tưởng và cơ thể. Đàn ông Trung Quốc có thể cởi trần đi lại trên đường suốt ngày, tại sao phụ nữ lại không thể? Đối với tôi, cơ thể là chiến trường.” – Cô Li khẳng định.
Người Trung Quốc thường quan niệm, để lông nách là bẩn và không văn minh....
Bà Xiao Meili đã phát động một cuộc thi "khoe" lông nách trên Wibo với mong muốn những người phụ nữ sẽ được tự do hơn với cơ thể mình chứ không còn bị bó buộc bởi những quan niệm xã hội lỗi thời nữa.
Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng: Hãy để lông nách mọc tự nhiên vì đó là của cha mẹ ban tặng.
Theo bà Xiao Meili: Khổng Tử đã từng nói rằng cơ thể, lông tóc, da thịt là do cha mẹ ban tặng, chúng ta không nên gây tổn thương đến chúng. Bà cũng nói rằng, trước đây người Trung Quốc coi lông nách của phụ nữ tượng trưng cho sự bí ẩn, quyến rũ. “Năm 1930, một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng đã phải nuôi lông nách để được đóng phim” – Bà Xiao dẫn chứng.
Cuộc thi khoe lông nách của bà Xiao Meili thu hút nhiều người tham gia.
Tuy nhiên, nhiều người không ủng hộ cuộc thi này của bà Xiao. Hàng nghìn người đã tham gia vào cuộc tranh luận có nên cạo lông nách hay không.
“Cuộc thi này có ý nghĩa gì vậy? Chẳng ai bắt tôi phải cạo lông nách cả. Tôi làm điều này chỉ vì tôi muốn thế thôi.” – Một phụ nữ viết trên Weibo. “Để lông nách hoặc không cạo râu đều là bất lịch sự, cho dù là nam hay nữ.” – Một người khác bình luận.
“Tôi là một sinh viên đại học. Tôi thích lông nách của tôi. Tôi ủng hộ lông nách tự nhiên, tự tin và bình đẳng.” – Một nữ sinh viên đăng ảnh cô tựa vào giường ký túc, khoe cánh tay của mình kèm lời chú thích.
Nữ sinh đại học ủng hộ lông nách tự nhiên, tự tin và bình đẳng.
Li Tingting, một nhà hoạt động vì nữ quyền khác, đã đăng bức ảnh bán khỏa thân của cô để khoe lông nách kèm theo thông điệp: “Trừng phạt bạo lực gia đình và tình yêu lông nách”. Cô Li cũng là người mới bị bắt gần đây vì tổ chức biểu tình nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình.
Bức ảnh của nhà hoạt động nữ quyền Li Tingting.
“Tôi nghĩ cuộc thi này rất có ý nghĩa. Thị trường hiện nay tràn ngập các sản phẩm cạo lông dành cho phụ nữ. Chúng ta cần suy nghĩ xem tại sao phụ nữ lại có nghĩa vụ cạo lông nách?” - Cô Li nói thêm
“Phụ nữ chúng ta cần giải phóng tư tưởng và cơ thể. Đàn ông Trung Quốc có thể cởi trần đi lại trên đường suốt ngày, tại sao phụ nữ lại không thể? Đối với tôi, cơ thể là chiến trường.” – Cô Li khẳng định.
Theo Trí Thức Trẻ