Chen chúc từ sáng sớm chờ khám bệnh
Những ngày này, tại các tỉnh miền Nam, số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh và dịch có diễn biến phức tạp. Đáng lưu ý hơn là năm nay có nhiều trẻ nhũ nhi mắc bệnh sốt xuất huyết.
Các bà mẹ chật vật chờ đến lượt khám bệnh cho con
Chị Phạm Vũ Bích Hạnh đang đưa con đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 tâm sự : “Tôi ở miền Tây lên, con tôi được gần 2 tuổi. Bé bị sốt xuất huyết, khám và điều trị ở đây gần cả tuần rồi. Tôi mong con lành bệnh nhanh mà về nhà. chứ ở đây mỗi ngày hàng trăm cặp vợ chồng đưa con lên khám bệnh, nhiều bé bị sốt xuất huyết lắm. Bệnh viện thì nhỏ, người khám bệnh thì đông, một chiếc giường nằm 3 - 4 em bé, nhìn mà xót. Hết bệnh sốt xuất huyết thì có đứa lây bệnh sởi, vậy là phải ở lại điều trị thêm. Phụ huynh thì cứ trải chiếu ở hành lang nằm để tiện bề chăm sóc con”.
Nhiều trẻ nhỏ bị mắc sốt xuất huyết
Những ngày này, các bệnh viện nhi luôn chật kín bệnh nhân
Mệt mỏi chờ đợi đến số để vào khám
TS.BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, từ đầu năm đến nay có 4.500 ca sốt xuất huyết nhập viện, tăng 47% so với các năm. Riêng trong tháng 9/2015 có hơn 850 ca, trong đó 50 - 60% là bệnh nhi đến từ TP. HCM và các vùng lân cận. Hiện khoa sốt xuất huyết của bệnh viện chỉ có 80 giường, nhưng số bệnh nhi lên tới gần 170 em, phải "gửi" sang các khoa khác.
Đáng lưu ý là năm nay có nhiều bé nhũ nhi bị sốt xuất huyết, nhiều trường hợp bị sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp nặng, biểu hiện tái sốc nhiều lần, rối loạn đông máu nặng, xuất huyết tiêu hóa...
Ngủ nghỉ vạ vật ở hành lang sau một ngày dài chăm sóc bệnh cho con
Nhiều bệnh nhi phải trải chiếu nằm hành lang
Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân
Đề cập đến vấn đề giảm dịch bệnh sốt xuất huyết và nâng cao ý thức người dân phòng bệnh, Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, hiện nay, chưa có vaccine để phòng bệnh sốt suất huyết. Mặt khác, cái khó hiện nay là người dân chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phòng bệnh đúng cách, phần lớn người dân thành phố có thói quen không ngủ màn. Chính vì thế, Bộ Y Tế đang phối hợp với chính quyền các địa phương, ra sức tuyên truyền cách phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ngoài ra, ông cũng đưa ra lưu ý với các phụ huynh, khi phát hiện con em mình bị sốt xuất huyết thì không nên tự ý điều trị, mua thuốc mà cần phải đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, tránh tình trạng đông máu khó chữa dẫn đến tử vong.
Bệnh nhi và người nhà tận dụng hết các khoảng trống của hành lang, chỉ chừa lối đi vào thang máy
Để phòng tránh bệnh, các bác sĩ hướng dẫn: giống như tất cả các bệnh lây truyền, các phương pháp bảo hộ cá nhân như mang tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nơi có mật độ véc tơ truyền bệnh cao có tác dụng tốt nhất. Hằng tuần, người dân cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... là những nơi muỗi thích đẻ trứng.
Ngoài ra, người dân cũng nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày cũng như tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Những ngày này, tại các tỉnh miền Nam, số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh và dịch có diễn biến phức tạp. Đáng lưu ý hơn là năm nay có nhiều trẻ nhũ nhi mắc bệnh sốt xuất huyết.
Các bà mẹ chật vật chờ đến lượt khám bệnh cho con
Chị Phạm Vũ Bích Hạnh đang đưa con đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 tâm sự : “Tôi ở miền Tây lên, con tôi được gần 2 tuổi. Bé bị sốt xuất huyết, khám và điều trị ở đây gần cả tuần rồi. Tôi mong con lành bệnh nhanh mà về nhà. chứ ở đây mỗi ngày hàng trăm cặp vợ chồng đưa con lên khám bệnh, nhiều bé bị sốt xuất huyết lắm. Bệnh viện thì nhỏ, người khám bệnh thì đông, một chiếc giường nằm 3 - 4 em bé, nhìn mà xót. Hết bệnh sốt xuất huyết thì có đứa lây bệnh sởi, vậy là phải ở lại điều trị thêm. Phụ huynh thì cứ trải chiếu ở hành lang nằm để tiện bề chăm sóc con”.
Nhiều trẻ nhỏ bị mắc sốt xuất huyết
Những ngày này, các bệnh viện nhi luôn chật kín bệnh nhân
Mệt mỏi chờ đợi đến số để vào khám
TS.BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, từ đầu năm đến nay có 4.500 ca sốt xuất huyết nhập viện, tăng 47% so với các năm. Riêng trong tháng 9/2015 có hơn 850 ca, trong đó 50 - 60% là bệnh nhi đến từ TP. HCM và các vùng lân cận. Hiện khoa sốt xuất huyết của bệnh viện chỉ có 80 giường, nhưng số bệnh nhi lên tới gần 170 em, phải "gửi" sang các khoa khác.
Đáng lưu ý là năm nay có nhiều bé nhũ nhi bị sốt xuất huyết, nhiều trường hợp bị sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp nặng, biểu hiện tái sốc nhiều lần, rối loạn đông máu nặng, xuất huyết tiêu hóa...
Ngủ nghỉ vạ vật ở hành lang sau một ngày dài chăm sóc bệnh cho con
Nhiều bệnh nhi phải trải chiếu nằm hành lang
Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân
Đề cập đến vấn đề giảm dịch bệnh sốt xuất huyết và nâng cao ý thức người dân phòng bệnh, Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, hiện nay, chưa có vaccine để phòng bệnh sốt suất huyết. Mặt khác, cái khó hiện nay là người dân chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phòng bệnh đúng cách, phần lớn người dân thành phố có thói quen không ngủ màn. Chính vì thế, Bộ Y Tế đang phối hợp với chính quyền các địa phương, ra sức tuyên truyền cách phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ngoài ra, ông cũng đưa ra lưu ý với các phụ huynh, khi phát hiện con em mình bị sốt xuất huyết thì không nên tự ý điều trị, mua thuốc mà cần phải đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, tránh tình trạng đông máu khó chữa dẫn đến tử vong.
Bệnh nhi và người nhà tận dụng hết các khoảng trống của hành lang, chỉ chừa lối đi vào thang máy
Để phòng tránh bệnh, các bác sĩ hướng dẫn: giống như tất cả các bệnh lây truyền, các phương pháp bảo hộ cá nhân như mang tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nơi có mật độ véc tơ truyền bệnh cao có tác dụng tốt nhất. Hằng tuần, người dân cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... là những nơi muỗi thích đẻ trứng.
Ngoài ra, người dân cũng nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày cũng như tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Theo Tri Thức Trẻ