Khán giả yêu mến dòng phim hành động tốc độ hẳn khó quên được cái chết tang tóc và bất ngờ của ngôi sao diện ảnh Paul Walker khi anh này vẫn đang thực hiện dang dở phần phim thứ 7 của serie điện ảnh ăn khách Fast and Furious.
Bỏ qua những đau thương và nuối tiếc, điều mà nhà sản xuất Universal phải đối mặt là tìm được người thay thế hay chí ít sẽ phải làm cho khán giả nguôi ngoai và “tạm quên” đi sự thật rằng Paul Walker đã mất, còn vai diễn của anh thì vẫn còn sống mãi. Vậy các nhà làm phim Hollywood đã làm gì để xử lý những tình huống tương tự như thế này.
Cậy nhờ công nghệ CGI
Cách mà đạo diễn James Wan và các cộng sự xử lý phần hình ảnh của Paul Walker trong những cảnh phim được thực hiện sau khi nam diễn viên đã qua đời
Không chỉ “cậy nhờ” đến các kỹ xảo điện ảnh tân tiến, đạo diễn James Wan từng tiết lộ mình và nhà sản xuất đã phải thống nhất về việc viết lại kịch bản, đảm bảo giữ được hình ảnh của Paul và tôn trọng cái chết của anh.
Fast 7 đã sử dụng đến công nghệ đồ họa máy tính CGI phi thường để tái hiện khuôn mặt của Paul Walker thông qua các chỉ số chính xác ngoài đời thực được thống kê trong một ngân hàng dữ liệu ảo, kèm theo đó Universal cũng quyết định mời một nam diễn viên có gương mặt gần giống Paul Walker nhất để thực hiện một số cảnh quay còn dang dở của anh.
Trường hợp gần nhất nhà làm phim phải tìm cách xử lý tình huống diễn viên chết trước khi bộ phim “đóng máy” phải kể tới việc Lucasfilm phải xứ trí việc nữ diễn viên Carrie Fisher qua đời trong khi họ vẫn muốn sử dụng hình ảnh của Công chúa Leia – nhân vật vốn gắn liền với Carrie Fisher.
Vai diễn công chúa Leia của Carrie Fisher
Gia đình nữ diễn viên mà đại diện là cha và em trai của Carrie Fisher đã đồng ý cho Disney và Lucasfilm sử dụng hình ảnh được dựng bằng kỹ thuật số của bà cho các cảnh quay gần đây trong Rogue One: A Star War Story (2016) và tới đây sẽ là Chiến tranh giữa các vì sao phần 9 dự kiến ra mắt 2019.
Một ví dụ điển hình trong việc tái hiện lại hình ảnh của diễn viên quá cố nhằm tiếp tục thực hiện bộ phim dang dở phải kể đến việc nhà sản xuất bộ phim Gladiator (2000) mà cụ thể là giám đốc hiệu ứng hình ảnh Rob Harvey đã phải tìm cách phục dựng và tái hiện lại hình ảnh của nam diễn viên Oliver Reed bằng việc sử dụng những đoạn quay cũ trước khi qua đời của Reed.
Hình ảnh thực của Oliver Reed…
…và hình của cố diễn viên sau khi được tái tạo bằng công nghệ máy tính.
Các nhà làm phim Hollywood đã sử dụng công nghệ CGI, viết tắt của cụm từ Computer-generated imagery, tạm dịch là công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính. Ứng dụng này cho phép nhà làm phim phục dựng hay mô phỏng lại gần như hoàn hảo gương mặt của diễn viên trong các cảnh quay khó, độ nguy hiểm cao hay trong trường hợp diễn viên đã qua đời.
Rob Harvey với thành công trong việc tái hiện hình ảnh “giả mà như thật” của diễn viên Oliver Reed đã giành giải Oscar cho việc đi tiên phong trong việc đưa các diễn viên quá cố…từ cõi chết trở về và xuất hiện rất có hồn trong phim, từ hình ảnh đến giọng nói.
Sử dụng diễn viên đóng thế
Lý Tiểu Long chỉ được phục dựng ở mức trung bình trong bộ phim dang dở cuối đời
Một huyền thoại võ thuật trong làng điện ảnh là Lý Tiểu Long cũng đã được các nhà làm phim Hollywood tái hiện trên màn ảnh của bộ phim Enter the Dragon (Long tranh hổ đấu) mặc dù ông đã qua đời vào tháng 7/1973 trước đó.
Ngoài việc sử dụng diễn viên đóng thế có vóc dáng giống Lý Tiểu Long, thì công nghệ kỹ xảo ngày đó gần như đã phải bó tay và nhà sản xuất phim buộc phải thay đổi kịch bản và phần cuối của phim gần như không có sự xuất hiện của huyền thoại này.
Cảnh phim "chất" nhất của Lý Tiểu Long trong bộ phim cuối cùng trong sự nghiệp "Enter the Dragon"
Cái chết của kiều nữ Marilyn Monroe từng khiến bộ phim cô đang đóng dở phải bỏ cuộc nửa chừng
Cùng chung “số phận” hẩm hiu của các bộ phim chịu cảnh dở dang vì cái chết của diễn viên phải kể đến Something’s Got to Give bỏ dở khi nữ diễn viên xinh đẹp Marilyn Monroe qua đời.
Nam diễn viên Brandon Lee – con trai duy nhất của ý Tiểu Long chết bất ngờ tại trường quay cũng khiến cho đoàn làm phim The Crow cũng tìm cách thuê người đóng thế anh trong những cảnh phim còn lại.
Phó thác cho hợp đồng bảo hiểm
Đối với các nhà làm phim Hollywood, bằng công nghệ làm phim hàng đầu của mình họ đã hạn chế được tối đa những ảnh hưởng của việc bất ngờ phải dừng việc sản xuất phim khi diễn viên qua đời.
Trong một số trường hợp, trước khi bấm máy họ đã mua gói bảo hiểm điện ảnh cao ngất để chi trả hay đền bù cho những sửa đổi cần thiết. Dù có thể dừng việc quay bộ phim lại nhưng hầu hết các nhà sản xuất sẽ “cố đấm ăn xôi”, tiếp tục khắc phục và ra mắt bộ phim vì gần như doanh thu sẽ cao hơn những gì họ đã phải chi trả.
Paul Walker thật (bên trái) và hình ảnh tái tạo lại từ công nghệ CGI (bên phải)
Tuy nhiên, dù công nghệ có xuất sắc tới đâu thì cũng khó có thể tái hiện được diễn xuất và biểu cảm của các diễn viên hàng đầu. Một ví dụ dễ nhớ cho thấy, nam diễn viên đóng thế Paul Walker trong Fast 7 là 2 cậu em trai của anh là Caleb và Cody, dù có cả sự hỗ trợ của công nghệ CGI nhưng hình ảnh của Paul Walker “ảo” trong phim vẫn rất thô cứng và không tạo được nhiều ấn tượng với khán giả.
Những cảnh phim Fast 7 sử dụng đến công nghệ CGI trong việc tái tạo hình ảnh của Paul Walker:
Theo Dân việt