Vào tối ngày 26/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đăng ký hiến nội tạng tại lễ phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng tổ chức tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.
Nghĩa cử này của bà nhận được nhiều sự ủng hộ từ dư luận. Và nếu bạn cũng như tôi - tò mò về quy trình hiến thân xác, nội tạng cho khoa học diễn ra như thế nào hãy cùng đọc bài viết dưới đây.
Quy trình, thủ tục hiến xác, nội tạng... đơn giản đến bất ngờ
Tại Việt Nam để được hiến xác, nội tạng phục vụ cho y học và nghiên cứu sau khi mất, bạn chỉ cần đăng ký với trường Đại học Y gần nhất với nơi bạn ở. Cụ thể, đó là các trường Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Huế, Đại học Y Dược TP. HCM hoặc các cơ quan nghiên cứu y học khác.
Với trường hợp hiến nội tạng để cấy ghép cho người bệnh, người hiến có thể đến bất kỳ cơ sở y tế có đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật cấy ghép mô tạng phức tạp.
Thủ tục hiến xác và nội tạng khá đơn giản. Bạn chỉ cần điền vào mẫu văn bản tình nguyện hiến tặng thân xác, rồi cùng 2 người làm chứng ký tên ở bên dưới.
Văn bản này sẽ được lấy dấu xác thực của địa phương. Một điểm lưu ý quan trọng đó là cả người hiến tặng và người làm chứng đều phải ở độ tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, trước khi hiến tặng thân xác, nội tạng, bạn phải trải qua một quy trình kiểm tra sức khỏe hết sức nghiêm ngặt.
Nếu đủ điều kiện, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp thẻ đăng ký hiến xác, hoặc thẻ hiến tạng cho bạn. Dựa vào thẻ này, việc hiến tặng sẽ được thực hiện ngay khi sau khi qua đời do gặp tai nạn, chết não, tim, hệ tuần hoàn đã ngừng hay không còn cơ hội hồi phục.
Cần lưu ý rằng, trong trường hợp người hiến nội tạng, xác qua đời vì những bệnh truyền nhiễm nặng hay có HIV, viêm gan, lao... cũng sẽ bị từ chối tiếp nhận vì không thể sử dụng để cấy ghép và gây nguy hiểm cho quá trình nghiên cứu.
Nếu người hiến gặp tai nạn giao thông hay tai nạn khác vẫn được tiếp nhận nếu thi thể còn tương đối nguyên vẹn, không bị dập nát nhiều.
Ngay cả tại nước ngoài, quy trình này cũng rất đơn giản. Ví dụ như tại Mỹ, người hiến chỉ cần điền vào mẫu đơn do Ban giải phẫu học của tiểu bang cung cấp. Trong trường hợp người chết khi còn sống chưa đăng ký, thân nhân của họ có thể làm thay.
Trên thực tế, hiến xác hay nội tạng đều dựa trên tinh thần tự nguyện nên sẽ không có chế độ bồi dưỡng nào bằng tiền hoặc hiện vật. Đồng thời do không có ràng buộc pháp lý, người hiến hoặc thân nhân có thể thay đổi quyết định bất kỳ lúc nào.
Chính vì vậy, trước khi điền vào mẫu đăng ký, người hiến sẽ được tư vấn kỹ càng, trong đó có việc thông báo cho gia đình và người thân để đảm bảo quá trình hiến xác không gặp phải cản trở.
Thân xác của bạn sau khi hiến sẽ được sử dụng như thế nào?
Thông thường, đối với các trường hợp hiến xác, thi thể sẽ được cơ sở y tế tiếp nhận ngay sau khi khâm liệm - thường là chỉ sau vài giờ.
Các thi thể sử dụng cho nghiên cứu sẽ được ướp trong forrmaldehyde để không bị phân hủy. Mỗi thi thể này sẽ được bảo quản trong hàng chục năm và được sử dụng cho các bác sĩ mới thực tập mổ.
Những thi thể mắc bệnh nan y cũng có thể phục vụ cho giới khoa học nghiên cứu, nhằm tìm ra các phương thuốc cứu sống hàng triệu người khác. Trong khi đó, người có nội tạng khỏe mạnh sẽ được sử dụng để cấy ghép cho các bệnh nhân khác.
Sau nghiên cứu, thi thể sẽ được hỏa thiêu và chuyển tro cốt về cho người thân mai táng. Hoặc không, nhân thân của người hiến tạng có thể uỷ quyền cho nhân viên bệnh viện rải tro cốt người thân trên biển; chôn dưới lòng đất một cách trang trọng nhất.
Ở một số nước như Mỹ, bạn còn có thể chọn cách lưu trữ thân thể của mình ở... bảo tàng. Một số hãng xe của nước này cũng sử dụng tử thi để kiểm nghiệm độ an toàn của xe khi gặp tai nạn giao thông.
Vì sao nên hiến tặng thân xác, nội tạng?
Nếu được hỏi vì sao bạn nên hiến tặng thân xác, nội tạng cho y học - nhiều người sẽ ngay lập tức trả lời rằng, việc làm này sẽ đem đến cơ hội cứu sống cho rất nhiều người khác.
Thật vậy, theo Thư viện Y học quốc gia Mỹ, một người hiến tặng các cơ quan nội tạng và mô của mình có thể cứu sống hoặc cải thiện cuộc sống của tới 50 người khác. Những cơ quan nội tạng có thể được lưu trữ bao gồm thận, quả tim, phổi, tuyến tụy, ruột, da, giác mạc...
Được biết, tại Việt Nam hiện vẫn còn trên 16.000 người bệnh đang mòn mỏi chờ ghép tạng và hơn 6.000 người mù đang chờ ghép giác mạc.
Những bệnh nhân này đang hàng ngày, hàng giờ phải đấu tranh với bệnh tật, nhưng rất ít người trong số họ có cơ may được ghép tạng vì số người hiến quá khan hiếm.
Hi vọng rằng, với lời kêu gọi mọi người ủng hộ phong trào hiến tặng nội tạng, mô sống và thân xác này sẽ có nhiều người nữa được cứu sống hơn.
Nghĩa cử này của bà nhận được nhiều sự ủng hộ từ dư luận. Và nếu bạn cũng như tôi - tò mò về quy trình hiến thân xác, nội tạng cho khoa học diễn ra như thế nào hãy cùng đọc bài viết dưới đây.
Quy trình, thủ tục hiến xác, nội tạng... đơn giản đến bất ngờ
Tại Việt Nam để được hiến xác, nội tạng phục vụ cho y học và nghiên cứu sau khi mất, bạn chỉ cần đăng ký với trường Đại học Y gần nhất với nơi bạn ở. Cụ thể, đó là các trường Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Huế, Đại học Y Dược TP. HCM hoặc các cơ quan nghiên cứu y học khác.
Với trường hợp hiến nội tạng để cấy ghép cho người bệnh, người hiến có thể đến bất kỳ cơ sở y tế có đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật cấy ghép mô tạng phức tạp.
Thủ tục hiến xác và nội tạng khá đơn giản. Bạn chỉ cần điền vào mẫu văn bản tình nguyện hiến tặng thân xác, rồi cùng 2 người làm chứng ký tên ở bên dưới.
Văn bản này sẽ được lấy dấu xác thực của địa phương. Một điểm lưu ý quan trọng đó là cả người hiến tặng và người làm chứng đều phải ở độ tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, trước khi hiến tặng thân xác, nội tạng, bạn phải trải qua một quy trình kiểm tra sức khỏe hết sức nghiêm ngặt.
Nếu đủ điều kiện, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp thẻ đăng ký hiến xác, hoặc thẻ hiến tạng cho bạn. Dựa vào thẻ này, việc hiến tặng sẽ được thực hiện ngay khi sau khi qua đời do gặp tai nạn, chết não, tim, hệ tuần hoàn đã ngừng hay không còn cơ hội hồi phục.
Cần lưu ý rằng, trong trường hợp người hiến nội tạng, xác qua đời vì những bệnh truyền nhiễm nặng hay có HIV, viêm gan, lao... cũng sẽ bị từ chối tiếp nhận vì không thể sử dụng để cấy ghép và gây nguy hiểm cho quá trình nghiên cứu.
Nếu người hiến gặp tai nạn giao thông hay tai nạn khác vẫn được tiếp nhận nếu thi thể còn tương đối nguyên vẹn, không bị dập nát nhiều.
Trên thực tế, hiến xác hay nội tạng đều dựa trên tinh thần tự nguyện nên sẽ không có chế độ bồi dưỡng nào bằng tiền hoặc hiện vật. Đồng thời do không có ràng buộc pháp lý, người hiến hoặc thân nhân có thể thay đổi quyết định bất kỳ lúc nào.
Chính vì vậy, trước khi điền vào mẫu đăng ký, người hiến sẽ được tư vấn kỹ càng, trong đó có việc thông báo cho gia đình và người thân để đảm bảo quá trình hiến xác không gặp phải cản trở.
Thân xác của bạn sau khi hiến sẽ được sử dụng như thế nào?
Thông thường, đối với các trường hợp hiến xác, thi thể sẽ được cơ sở y tế tiếp nhận ngay sau khi khâm liệm - thường là chỉ sau vài giờ.
Thi hài được sử dụng để tập mổ
Các thi thể sử dụng cho nghiên cứu sẽ được ướp trong forrmaldehyde để không bị phân hủy. Mỗi thi thể này sẽ được bảo quản trong hàng chục năm và được sử dụng cho các bác sĩ mới thực tập mổ.
Những thi thể mắc bệnh nan y cũng có thể phục vụ cho giới khoa học nghiên cứu, nhằm tìm ra các phương thuốc cứu sống hàng triệu người khác. Trong khi đó, người có nội tạng khỏe mạnh sẽ được sử dụng để cấy ghép cho các bệnh nhân khác.
Xác chết được lưu trữ trong bảo tàng
Sau nghiên cứu, thi thể sẽ được hỏa thiêu và chuyển tro cốt về cho người thân mai táng. Hoặc không, nhân thân của người hiến tạng có thể uỷ quyền cho nhân viên bệnh viện rải tro cốt người thân trên biển; chôn dưới lòng đất một cách trang trọng nhất.
Một số hãng xe của Mỹ sử dụng xác người để kiểm nghiệm độ an toàn khi xảy ra tai nạn
Ở một số nước như Mỹ, bạn còn có thể chọn cách lưu trữ thân thể của mình ở... bảo tàng. Một số hãng xe của nước này cũng sử dụng tử thi để kiểm nghiệm độ an toàn của xe khi gặp tai nạn giao thông.
Vì sao nên hiến tặng thân xác, nội tạng?
Nếu được hỏi vì sao bạn nên hiến tặng thân xác, nội tạng cho y học - nhiều người sẽ ngay lập tức trả lời rằng, việc làm này sẽ đem đến cơ hội cứu sống cho rất nhiều người khác.
Thật vậy, theo Thư viện Y học quốc gia Mỹ, một người hiến tặng các cơ quan nội tạng và mô của mình có thể cứu sống hoặc cải thiện cuộc sống của tới 50 người khác. Những cơ quan nội tạng có thể được lưu trữ bao gồm thận, quả tim, phổi, tuyến tụy, ruột, da, giác mạc...
Anh Michale Stapf (27 tuổi) người Đức đã phải mòn mỏi chờ đợi thận ghép trong
7 năm ròng rã
7 năm ròng rã
Được biết, tại Việt Nam hiện vẫn còn trên 16.000 người bệnh đang mòn mỏi chờ ghép tạng và hơn 6.000 người mù đang chờ ghép giác mạc.
Những bệnh nhân này đang hàng ngày, hàng giờ phải đấu tranh với bệnh tật, nhưng rất ít người trong số họ có cơ may được ghép tạng vì số người hiến quá khan hiếm.
Hi vọng rằng, với lời kêu gọi mọi người ủng hộ phong trào hiến tặng nội tạng, mô sống và thân xác này sẽ có nhiều người nữa được cứu sống hơn.
Theo Kênh 14/ Trí thức trẻ