Một cuộc nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng phân mèo sẽ đóng vai trò "không thể ngờ đến" trong cuộc chiến chống ung thư buồng trứng, nhờ vào một loài kí sinh sống trong phân mèo.
Toxoplasma gondii (T.gondii), loại kí sinh trùng có thể tìm thấy trong chất thải mèo và thịt ôi thiu, là một trong những kí sinh trùng phổ biến nhất thế giới. Thực tế là rất nhiều người bị nhiễm bệnh do kí sinh trùng này gây ra, với các triệu chứng giống bệnh cúm.
Bất ngờ thay, giờ đây các nhà khoa học ở Anh vừa phát hiện rằng một số protein đặc biệt được tiết ra từ kí sinh trùng này có thể khiến hệ thống miễn dịch ở loài chuột có khả năng chống lại các khối u nang buồng trứng đã hình thành.
Một trong số các phương pháp chống lại ung thư đó là tận dụng hệ miễn dịch của chính cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, bởi lẽ hệ thống miễn dịch có hiện tượng dung nạp miễn dịch (khả năng ngăn ngừa tế bào bạch huyết không tấn công các tế bào của chính cơ thể), nên nó gặp khó khăn trong việc xác định được tế bào nào có hại.
Trong một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Y Geisel tại Dartmouth, Hanover, New Hampshire (Anh) được đăng trên tạp chí PLOS Genetics, các nhà khoa học dựa vào các kết quả trước đó để kết luận rằng vắc-xin từ kí sinh T.gondii có thể chữa khỏi nhiều loại khối u ung thư trên cơ thể chuột.
Nghiên cứu cũng chỉ ra những protein nào kí sinh trùng tiết ra và những trình tự phản ứng miễn dịch nào cần thiết để ngăn chặn hiện tượng dung nạp miễn dịch đối với các tế bào ung thư.
Cụ thể là, các nhà khoa học đã xóa bỏ những gen tiết ra một số protein tác hiệu (tức là các nguyên tử được kí sinh trùng giải phóng vào tế bào vật chủ để thay đổi hệ thống miễn dịch trong quá trình nhiễm bệnh) ở một số kí sinh trùng T.gondii và tiêm những con kí sinh trùng này vào các con chuột bị ung thư buồng trứng ác tính.
Kết quả, khi so sánh giữa hai loại kí sinh trùng, những kí sinh trùng T.gondii mà tiết ra các protein trên có thể giúp gia tăng sự phát triển của các phản ứng chống ung thư của cơ thể vật chủ, và làm tăng khả năng sống sót của con chuột bị ung thư buồng trứng.
Các loài kí sinh và vi khuẩn đang được nghiên cứu để thay đổi hệ miễn
dịch theo hướng tích cực.
Sử dụng các vi sinh vật gây bệnh để ngăn chặn hiện tượng dung nạp miễn dịch là một hướng đi mới mẻ và có thể là chìa khóa để giải quyết căn bệnh ung thư trong tương lai. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu khả năng này ở vi khuẩn Listeria monocytogenes để điều trị ung thư tuyến tụy.
Giáo sư ngành Vi trùng học và Miễn dịch học David Bzik nói rằng: “Các kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng những protein tác hiệu đặc trưng mà được tiết ra bởi T.gondii cả trước và sau khi thâm nhập tế bào vật chủ đểu kích hoạt và điều khiển sự phát triển của các phản ứng chống ung thư mạnh mẽ”.
“Vì lẽ đó, việc theo dõi và tìm hiểu các trình tự phản ứng của tế bào vật chủ được chi phối bởi các protein tác hiệu này có thể hé lộ các cơ chế quan trọng kiểm soát hệ thống miễn dịch trước bệnh lây nhiễm và đồng thời xác định các vi sinh vật thuộc loài có vú tương tự để có thể đặt ra nhiều liệu pháp hiệu quả hơn chống lại các khối ung thư ác tính”.
Toxoplasma gondii có thể mở ra hi vọng cho việc điều trị ung thư buồng trứng.
Toxoplasma gondii (T.gondii), loại kí sinh trùng có thể tìm thấy trong chất thải mèo và thịt ôi thiu, là một trong những kí sinh trùng phổ biến nhất thế giới. Thực tế là rất nhiều người bị nhiễm bệnh do kí sinh trùng này gây ra, với các triệu chứng giống bệnh cúm.
Kí sinh trùng T.gondii trong phân mèo từ trước vẫn được biết đến là nguyên
nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Bất ngờ thay, giờ đây các nhà khoa học ở Anh vừa phát hiện rằng một số protein đặc biệt được tiết ra từ kí sinh trùng này có thể khiến hệ thống miễn dịch ở loài chuột có khả năng chống lại các khối u nang buồng trứng đã hình thành.
Một trong số các phương pháp chống lại ung thư đó là tận dụng hệ miễn dịch của chính cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, bởi lẽ hệ thống miễn dịch có hiện tượng dung nạp miễn dịch (khả năng ngăn ngừa tế bào bạch huyết không tấn công các tế bào của chính cơ thể), nên nó gặp khó khăn trong việc xác định được tế bào nào có hại.
Trong một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Y Geisel tại Dartmouth, Hanover, New Hampshire (Anh) được đăng trên tạp chí PLOS Genetics, các nhà khoa học dựa vào các kết quả trước đó để kết luận rằng vắc-xin từ kí sinh T.gondii có thể chữa khỏi nhiều loại khối u ung thư trên cơ thể chuột.
Nghiên cứu cũng chỉ ra những protein nào kí sinh trùng tiết ra và những trình tự phản ứng miễn dịch nào cần thiết để ngăn chặn hiện tượng dung nạp miễn dịch đối với các tế bào ung thư.
Cụ thể là, các nhà khoa học đã xóa bỏ những gen tiết ra một số protein tác hiệu (tức là các nguyên tử được kí sinh trùng giải phóng vào tế bào vật chủ để thay đổi hệ thống miễn dịch trong quá trình nhiễm bệnh) ở một số kí sinh trùng T.gondii và tiêm những con kí sinh trùng này vào các con chuột bị ung thư buồng trứng ác tính.
Kết quả, khi so sánh giữa hai loại kí sinh trùng, những kí sinh trùng T.gondii mà tiết ra các protein trên có thể giúp gia tăng sự phát triển của các phản ứng chống ung thư của cơ thể vật chủ, và làm tăng khả năng sống sót của con chuột bị ung thư buồng trứng.
Các loài kí sinh và vi khuẩn đang được nghiên cứu để thay đổi hệ miễn
dịch theo hướng tích cực.
Giáo sư ngành Vi trùng học và Miễn dịch học David Bzik nói rằng: “Các kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng những protein tác hiệu đặc trưng mà được tiết ra bởi T.gondii cả trước và sau khi thâm nhập tế bào vật chủ đểu kích hoạt và điều khiển sự phát triển của các phản ứng chống ung thư mạnh mẽ”.
“Vì lẽ đó, việc theo dõi và tìm hiểu các trình tự phản ứng của tế bào vật chủ được chi phối bởi các protein tác hiệu này có thể hé lộ các cơ chế quan trọng kiểm soát hệ thống miễn dịch trước bệnh lây nhiễm và đồng thời xác định các vi sinh vật thuộc loài có vú tương tự để có thể đặt ra nhiều liệu pháp hiệu quả hơn chống lại các khối ung thư ác tính”.
Theo Trí Thức Trẻ