Bạn đang tự hỏi điều ước này là sao vậy? Một đứa trẻ ước thành chiếc điện thoại? Nghe ra ngây thơ và cũng hài hước đó chứ, vì sao lại nhói đau? Nhưng hãy đọc câu chuyện từng gây bão với cộng đồng mạng ở Nhật Bản này đã nhé:
“Tối nọ, một cặp vợ chồng trẻ cùng mệt rã người ngồi ở phòng khách. Người vợ là giáo viên tiểu học, cô phải chấm nốt những bài viết của học sinh về điều mà chúng ước muốn. Người chồng ngồi cạnh vợ, với chiếc điện thoại thông minh sẵn trong tay, cuối cùng anh cũng có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài.
Ngay khi nghĩ mình đã xong việc, người vợ mới nhận ra vẫn còn một bài làm bị bỏ sót, và trong đó viết rằng:
Ước muốn của con là được trở thành chiếc điện thoại, vì bố mẹ con rất yêu những chiếc điện thoại. Mẹ và bố chỉ chú ý đến điện thoại và thỉnh thoảng còn quên hẳn con.
Khi bố mẹ đi làm về mệt mỏi, họ sẽ dành thời gian với chiếc điện thoại chứ không phải với con. Dù đang làm việc gì quan trọng, điện thoại chỉ cần reo một tiếng, bố mẹ cũng sẽ nhấc máy ngay. Nhưng họ không làm thế với con, kể cả khi con khóc.
Mẹ và bố chơi trò chơi trên điện thoại chứ không phải chơi với con. Khi họ nói chuyện với ai đó trên điện thoại, dù con có đang rất hứng thú với chuyện gì và muốn kể thì họ cũng chỉ suỵt và bảo con ra chỗ khác.
Đó là lý do vì sao con ước trở thành chiếc điện thoại. Khi đó, có lẽ bố mẽ cũng sẽ yêu con như chiếc điện thoại.
Đôi mắt người vợ đẫm ướt, cô đưa tờ giấy bài làm cho chồng. Anh đọc nhanh và hỏi tên cậu học sinh nào lại có bài làm buồn đến như vậy. Đến lúc ấy, người vợ mới nhận ra bài làm này đến từ đâu, nó đã được để vào khi cô không chú ý. ‘Không phải của học sinh đâu,’ cô nói. ‘Của con trai chúng ta đấy!’"
Có khả năng đây chỉ là một câu chuyện sáng tác, nhưng là một sáng tác quá gần với thực tế, và tác động mạnh mẽ không thay đổi.
Người lớn chúng ta thường đánh giá thấp trẻ con, cứ nghĩ các bé còn quá nhỏ và không biết gì, nhưng trẻ con có thể nhận ra việc chúng bị lờ đi, và càng nghiêm trọng hơn khi người đã lờ chúng đi chính là bố mẹ của chúng. Sự tổn thương ấy dù gây ra do vô tình thì cũng có thể để lại những vết sẹo sâu, khiến con nhớ mãi và thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cách mà bé lớn lên.
Vậy nên, câu chuyện này chỉ là một sáng tác đi chăng nữa thì cũng quá đủ và xứng đáng để chúng ta suy nghĩ lại, đặt điện thoại xuống và toàn tâm chơi với con, dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi chứ, phải không những người làm cha mẹ?
“Tối nọ, một cặp vợ chồng trẻ cùng mệt rã người ngồi ở phòng khách. Người vợ là giáo viên tiểu học, cô phải chấm nốt những bài viết của học sinh về điều mà chúng ước muốn. Người chồng ngồi cạnh vợ, với chiếc điện thoại thông minh sẵn trong tay, cuối cùng anh cũng có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài.
Ngay khi nghĩ mình đã xong việc, người vợ mới nhận ra vẫn còn một bài làm bị bỏ sót, và trong đó viết rằng:
Ước muốn của con là được trở thành chiếc điện thoại, vì bố mẹ con rất yêu những chiếc điện thoại. Mẹ và bố chỉ chú ý đến điện thoại và thỉnh thoảng còn quên hẳn con.
Khi bố mẹ đi làm về mệt mỏi, họ sẽ dành thời gian với chiếc điện thoại chứ không phải với con. Dù đang làm việc gì quan trọng, điện thoại chỉ cần reo một tiếng, bố mẹ cũng sẽ nhấc máy ngay. Nhưng họ không làm thế với con, kể cả khi con khóc.
Mẹ và bố chơi trò chơi trên điện thoại chứ không phải chơi với con. Khi họ nói chuyện với ai đó trên điện thoại, dù con có đang rất hứng thú với chuyện gì và muốn kể thì họ cũng chỉ suỵt và bảo con ra chỗ khác.
Đó là lý do vì sao con ước trở thành chiếc điện thoại. Khi đó, có lẽ bố mẽ cũng sẽ yêu con như chiếc điện thoại.
(Ảnh: Internet)
Đôi mắt người vợ đẫm ướt, cô đưa tờ giấy bài làm cho chồng. Anh đọc nhanh và hỏi tên cậu học sinh nào lại có bài làm buồn đến như vậy. Đến lúc ấy, người vợ mới nhận ra bài làm này đến từ đâu, nó đã được để vào khi cô không chú ý. ‘Không phải của học sinh đâu,’ cô nói. ‘Của con trai chúng ta đấy!’"
Có khả năng đây chỉ là một câu chuyện sáng tác, nhưng là một sáng tác quá gần với thực tế, và tác động mạnh mẽ không thay đổi.
Người lớn chúng ta thường đánh giá thấp trẻ con, cứ nghĩ các bé còn quá nhỏ và không biết gì, nhưng trẻ con có thể nhận ra việc chúng bị lờ đi, và càng nghiêm trọng hơn khi người đã lờ chúng đi chính là bố mẹ của chúng. Sự tổn thương ấy dù gây ra do vô tình thì cũng có thể để lại những vết sẹo sâu, khiến con nhớ mãi và thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cách mà bé lớn lên.
Vậy nên, câu chuyện này chỉ là một sáng tác đi chăng nữa thì cũng quá đủ và xứng đáng để chúng ta suy nghĩ lại, đặt điện thoại xuống và toàn tâm chơi với con, dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi chứ, phải không những người làm cha mẹ?
Theo Trí thức trẻ