Thức ăn đóng gói hút chân không được trưng bày trong khoang tàu Mặt Trăng của NASA (Ảnh: Jason Connolly/AFP/Getty Images).
Khi ở trên mặt đất, nhà du hành vũ trụ Leland Melvin là một người có sở thích ăn uống. Trong hai chuyến bay lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), ông vẫn ăn uống khá ngon miệng. Ông cho biết "đôi khi bạn có thể mất vị giác khi ở trong không gian, nhưng tôi không bị như vậy".
Thức ăn của các nhà du hành cũng có cả một quá trình được cải tiến kể từ những ngày đầu con người vươn ra khỏi Trái Đất.
Các bữa ăn của nhà du hành Melvin trên ISS khá đa dạng, từ yến mạch ăn với đường nâu và nước cam cho đến thịt bò và pho mát. Chỉ có điều mọi thứ đều đóng sẵn trong túi nhỏ.
Trong những năm qua, NASA đã đầu tư để nâng cao chất lượng bữa ăn cho các nhà du hành vũ trụ của họ. Trong cuốn sách "Đuổi theo không gian" của mình, nhà du hành Melvin viết rằng "ăn uống ngon lành, đủ chất và khỏe mạnh mà điều thiết yếu để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao."
Vì thế thức ăn ngon miệng rất có ích.
Đảm bảo đồ ăn không nhiễm khuẩn và sẵn sàng phục vụ trên không gian
Nhà du hành Leland Melvin cùng phi hành đoàn NASA STS-129 đang dùng bữa tại nhà bếp trên Trạm Vũ trụ quốc tế (Ảnh: NASA).
Thỉnh thoảng các nhà du hành phải ở lại trên ISS hàng tháng trời. Vì thế thức ăn phải luôn tươi ngon. Ổn định nhiệt là một quá trình bảo quản thực phẩm bằng nhiệt. Sấy khô và đông khô cũng là một cách giữ cho đồ ăn không bị hỏng.
Ở Phòng thí nghiệm Hệ thống Thực phẩm không gian Houston, các kỹ thuật viên NASA tiến hành đông lạnh thực phẩm đã chế biến ở nhiệt độ khoảng -400C. Sau đó thực phẩm được cất trong khoang chân không, nơi nhiệt biến đá thành hơi nước. Khoang chứa này hút ra càng nhiều nước càng tốt.
Đông khô có thể kìm hãm quá trình phát triển của vi khuẩn và làm cho thức ăn nhẹ hơn nhiều. Phương pháp này cũng giúp bảo quản chất dinh dưỡng và dễ dàng bổ sung nước trở lại cho đồ ăn.
Để bảo quản tốt hơn nữa, thực phẩm còn được chiếu xạ để tiêu diệt vi khuẩn.
Tôm cay, mỳ gà tây và bánh ngọt sô cô la
Do thiếu trọng lực trong không gian nên cơ thể phải mất một thời gian mới đạt được sự cân bằng trọng lực. Thay vì chảy xuống dạ dày, chất lỏng có thể đọng lại trong khoang mũi.
Nhà du hành đã nghỉ hưu Mike Massimino kể rằng "vị giác của bạn hơi bị kém đi vì bạn sẽ có cảm giác no".
Nhiều nhà du hành thèm ăn sốt tabasco và nhiều món ăn khác mà không cần ngửi. Mặc dù Melvin không bị mất vị giác, ông vẫn thích ăn nhất là món tôm cay. Ông cho biết đa phần ông thấy rất ngon mỗi khi ăn món này, cũng như khi ăn món mì gà và bánh ngọt sô cô la.
Ông cũng rất thích chia sẻ đồ ăn với các nhà du hành đến từ các nước khác, như là ăn cua đóng hộp của những người bạn Nga trên Trạm, hoặc cùng nhau chia đôi chiếc bánh mì vào thời gian vui vẻ. Nhưng thực ra đó chỉ là bánh mì tượng trưng có tên gọi như vậy, vì bánh mì hay rơi vãi vụn bánh nên các nhà du hành thường ăn bánh ngô.
Dụng cụ bàn ăn phù hợp tạo nên sự khác biệt hoàn toàn
Nhà du hành Leland Melvin đang nhìn một giọt nước trôi lơ lửng trong boong tàu con thoi Atlantis (Ảnh: NASA).
Khi không có trọng lực, bạn cần có cách phù hợp để giữ cho đồ ăn khỏi bay lung tung. Băng dán trên túi thức ăn có thể dính túi vào khay và các bề mặt khác.
Năm 2013, NASA đăng một đoạn video trong đó nhà du hành Chris Hadfield đang nếm một trong những món ăn yêu thích của nhà du hành Melvin, đó là bánh ngọt sô cô la.
Trong đoạn băng đó, bạn có thể thấy tất cả những dụng cụ bàn ăn cần thiết cho các bữa ăn trong không gian. Hadfield dùng kéo cắt miệng túi thức ăn, cầm một chiếc thìa cán dài để múc một miếng bánh ra rồi đưa nó vào miệng.
Ông ăn bánh và uống cà phê cùng lúc. Một chiếc ống hút có van có thể đóng và mở để giữ cho cà phê không trôi ra ngoài giữa các hụm ông uống.
Đôi khi các nhà du hành cũng có trò vui với đồ ăn. Kênh YouTube của Melvin có một đoạn video ông đang cố gắng tạo ra những bong bóng nước trên ISS. Nhà du hành Daniel Tani cho kẹo M&M vào bong bóng đó rồi Melvin húp bong bóng có hạt kẹo đó ở trong.
Hiện nay, các nhà du hành của NASA có khoảng 200 túi thức ăn các loại để lựa chọn. Để chuẩn bị cho những chuyến tham quan thương mại vào không gian, các đầu bếp được gắn sao Michelin cũng đang tìm cách đa dạng hóa các bữa ăn để phục vụ hành khách tốt hơn.
Theo Dân Trí