Ngày 21/12, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ tổ chức trưng bày chuyên đề
Ngày 21/12, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ tổ chức trưng bày chuyên đề "Vàng son nhung gấm" - Trang phục cung đình triều Nguyễn (1802-1945).
Trưng bày giới thiệu đến công chúng 70 hiện vật với nhiều sưu tập đa dạng nhằm tôn vinh sức sáng tạo, sự khéo léo của người Việt và đem đến ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa, xã hội và thẩm mỹ từ các tác phẩm nghệ thuật độc đáo này.
Trưng bày giới thiệu đến công chúng 70 hiện vật với nhiều sưu tập đa dạng nhằm tôn vinh sức sáng tạo, sự khéo léo của người Việt và đem đến ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa, xã hội và thẩm mỹ từ các tác phẩm nghệ thuật độc đáo này.
Bộ sưu tập trang phục với 24 hiện vật gốc là các loại hoàng bào, phụng bào của vua và hoàng hậu, áo của hoàng thái tử, công chúa cùng các loại quan phục. Trong hình là chiếc hoàng bào được xác định là áo của vua Đồng Khánh (1886-1888), thuộc loại áo mặc trong các lễ thường triều với dòng chứ Hán Đồng Khánh ngự lãm.
Bộ sưu tập trang phục với 24 hiện vật gốc là các loại hoàng bào, phụng bào của vua và hoàng hậu, áo của hoàng thái tử, công chúa cùng các loại quan phục. Trong hình là chiếc hoàng bào được xác định là áo của vua Đồng Khánh (1886-1888), thuộc loại áo mặc trong các lễ thường triều với dòng chứ Hán Đồng Khánh ngự lãm.
Những chiếc áo của vua và hoàng thái tử đều được thêu hình tượng rồng, linh vật đứng đầu trong tứ linh (long, lân, quy, phượng). Dưới thời phong kiến, rồng được xem là biểu tượng của vương quyền gắn liền với hình ảnh vua. Các hình tượng phi long (rồng bay), hồi long hướng nhật (rồng quay đầu về hướng mặt trời)... được thêu bằng chỉ bóng, chỉ kim tuyến, mắt rồng đính đá quý.
Những chiếc áo của vua và hoàng thái tử đều được thêu hình tượng rồng, linh vật đứng đầu trong tứ linh (long, lân, quy, phượng). Dưới thời phong kiến, rồng được xem là biểu tượng của vương quyền gắn liền với hình ảnh vua. Các hình tượng phi long (rồng bay), hồi long hướng nhật (rồng quay đầu về hướng mặt trời)... được thêu bằng chỉ bóng, chỉ kim tuyến, mắt rồng đính đá quý.
Áo của thái tử chỉ được thêu con mãng, một biến thể thứ cấp của rồng.
Áo của thái tử chỉ được thêu con mãng, một biến thể thứ cấp của rồng.
Áo hoàng hậu (phụng bào) được thiết kế đơn giản hơn với nhiều hoa văn khác nhau.
Áo hoàng hậu (phụng bào) được thiết kế đơn giản hơn với nhiều hoa văn khác nhau.
Chiếc rương đựng long bào sơn son của các vua triều Nguyễn cũng được chạm khắc tinh xảo hình rồng, thếp vàng.
Chiếc rương đựng long bào sơn son của các vua triều Nguyễn cũng được chạm khắc tinh xảo hình rồng, thếp vàng.
Xung quanh trưng bày áo các quan văn, võ triều Nguyễn, trong đó áo Đại triều của quan văn nhị phẩm được trưng bày trang trọng.
Xung quanh trưng bày áo các quan văn, võ triều Nguyễn, trong đó áo Đại triều của quan văn nhị phẩm được trưng bày trang trọng.
Quy chế áo mũ (cồn miện) của quan triều Nguyễn từ nhị phẩm trở lên: mũ miện trước và sau đều có 6 lưu, mỗi lưu 5 dây thái tảo, 6 tựa xâu bởi 6 hạt châu chất liệu ngọc. Xung quanh miện bản quấn đồng khắc hoa văn mây rủ.
Quy chế áo mũ (cồn miện) của quan triều Nguyễn từ nhị phẩm trở lên: mũ miện trước và sau đều có 6 lưu, mỗi lưu 5 dây thái tảo, 6 tựa xâu bởi 6 hạt châu chất liệu ngọc. Xung quanh miện bản quấn đồng khắc hoa văn mây rủ.
Áo Thường triều của quan võ nhất, nhị phẩm cũng được thêu rồng.
Áo Thường triều của quan võ nhất, nhị phẩm cũng được thêu rồng.
Nữ phục cung đình nhà Nguyễn.
Nữ phục cung đình nhà Nguyễn.
Tuy được bảo quản tốt, một số chiếc long bào, phụng bào hay lễ phục bá quan cũng đang bị thời gian và tác động của môi trường làm hư hỏng một số chi tiết.
Tuy được bảo quản tốt, một số chiếc long bào, phụng bào hay lễ phục bá quan cũng đang bị thời gian và tác động của môi trường làm hư hỏng một số chi tiết.
Phần trưng bày mũ miện giới thiệu 4 chiếc mũ, trong đó 2 chiếc đã được phát hiện qua khai quật khảo cổ từ trước năm 1975 được xác định là của Đô thống chế Thần sách Lê Văn Phong - em trai Tả quân Lê Văn Duyệt ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), và Thiên vương Thống chế tại Biên Hòa (Đồng Nai).
Phần trưng bày mũ miện giới thiệu 4 chiếc mũ, trong đó 2 chiếc đã được phát hiện qua khai quật khảo cổ từ trước năm 1975 được xác định là của Đô thống chế Thần sách Lê Văn Phong - em trai Tả quân Lê Văn Duyệt ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), và Thiên vương Thống chế tại Biên Hòa (Đồng Nai).
Năm 2014, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã phục nguyên 2 chiếc mũ này và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng. Ngoài ra còn có mũ Xuân Thu do Vũ Kim Lộc sưu tập.
Năm 2014, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã phục nguyên 2 chiếc mũ này và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng. Ngoài ra còn có mũ Xuân Thu do Vũ Kim Lộc sưu tập.
Những vật dụng trong cung đình nhà Nguyễn được sơn son thếp vàng với các loại đồ đựng trang sức như rương, hòm, hộp tráp, bằng nhiều chất liệu quý.
Những vật dụng trong cung đình nhà Nguyễn được sơn son thếp vàng với các loại đồ đựng trang sức như rương, hòm, hộp tráp, bằng nhiều chất liệu quý.
Chiếc trấn phong bằng gỗ tạo mỹ thuật bằng kỹ thuật sơn thếp, kéo sợi vàng tạo hoa văn điển hình của hoàng gia thời Nguyễn.
Chiếc trấn phong bằng gỗ tạo mỹ thuật bằng kỹ thuật sơn thếp, kéo sợi vàng tạo hoa văn điển hình của hoàng gia thời Nguyễn.
Nhóm trang sức với 16 hiện vật là các loại trâm cài bằng ngọc, trâm bạc, vòng tay và nhẫn vàng đính đá quý được chế tác cầu kỳ, đẹp mắt.
Nhóm trang sức với 16 hiện vật là các loại trâm cài bằng ngọc, trâm bạc, vòng tay và nhẫn vàng đính đá quý được chế tác cầu kỳ, đẹp mắt.
Hai chiếc vòng bằng vàng ròng của hoàng gia.
Hai chiếc vòng bằng vàng ròng của hoàng gia.
Bên cạnh đó, tại buổi lễ, ban tổ chức cũng trưng bày một số hiện vật do các tổ chức, cá nhân hiến tặng bảo tàng thời gian gần đây. Trưng bày chuyên đề này được mở cửa phục vụ công chúng từ ngày 21/12 đến hết tháng 3/2017 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (số 2, Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1).
Bên cạnh đó, tại buổi lễ, ban tổ chức cũng trưng bày một số hiện vật do các tổ chức, cá nhân hiến tặng bảo tàng thời gian gần đây. Trưng bày chuyên đề này được mở cửa phục vụ công chúng từ ngày 21/12 đến hết tháng 3/2017 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (số 2, Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1).