Khác với những khu chợ dân sinh trong lòng thành phố, Hà Nội có một số khu chợ cóc tự phát mọc lên nơi những vỉa hè lớn. Những khu chợ này thường bắt đầu họp rất sớm, khoảng 4 - 5 giờ sáng và "đóng cửa" khi đã vãn khách, hoặc khi nắng lên, người dân chuẩn bị đi làm, thường vào khoảng 7 giờ sáng. Điều đặc biệt nhất, do họp ở vỉa hè, nên khi thoáng thấy các lực lượng chức năng đi tuần tra, nhắc nhở, các tiểu thương "chợ xổm" sẵn sàng cuốn hàng, chạy vụt đi.
Những khu chợ độc đáo này tô đậm thêm nét "văn hóa vỉa hè" vốn đã gắn bó với người Hà Nội từ lâu. Cũng đa dạng chẳng kém các chợ dân sinh khác, các khu chợ xổm bày bán đủ loại mặt hàng, từ quần áo, giày dép, thực phẩm cho đến đồ điện tử cũ... Chỉ khác là, những khách hàng, đa phần là người dân có thói quen dậy sớm tập thể dục, tiện thể tạt vào mua hàng.
Vỉa hè rộng xung quanh khu vực hầm chui Kim Liên biến thành một khu chợ sớm, khi trời mới tờ mờ sáng.
Trời đã vào đông, góc chợ bán quần áo rét "sida" tấp nập hơn những ngày thường.
Nhiều chị em phụ nữ tiện đường đi tập thể dục sáng quanh Công viên Thống Nhất tạt vào khu chợ này chọn đồ.
Những bộ nỉ thể thao mặc nhà...
... và áo khoác là những mặt hàng bán chạy nhất trong mùa này.
Phải dậy từ rất sớm đem hàng đến chợ, "xí" chỗ ngồi đẹp và rao bán hàng, người phụ nữ này không dám ăn mặc phong phanh như những khách hàng của mình.
Những quầy đồ điện tử trong chợ cũng được cánh mày râu chú ý.
Đủ loại hàng hóa lỉnh kỉnh: điều khiển TV, bật lửa, ví da, máy tính... được bày bán.
Cảnh mua bán tấp nập chẳng kém một khu chợ thực thụ.
Phần lòng đường ven cầu bộ hành (phía Công viên Thống Nhất) cũng được tận dụng để kinh doanh.
Buổi sớm, xe cộ lưu thông trên đường chưa nhiều nên những khách hàng của chợ xổm vô tư để xe dưới lòng đường.
Như một đặc trưng của chợ sẵn sàng chạy, hàng hóa luôn được bày trên những tấm bạt lớn, để khi có "động", người bán dễ dàng thu hồi hàng.
Cảnh chợ "xổm" ven bờ Hồ mỗi sáng sớm.
Phản thịt của cặp vợ chồng này đã được bán và thu gom gần hết, chỉ còn một ít giò chả.
Người phụ nữ này cũng thu dọn xong hàng của mình, chỉ trong vòng "một nốt nhạc". Họ kết thúc buổi sáng kinh doanh ngắn ngủi của mình. Người bán thực phẩm sẽ đổ mối nốt, hoặc đem hàng đi bán rong, người bán hàng hóa khác trở về nhà, tiếp tục cuộc mưu sinh, để sáng mai, họ lại gặp nhau ở những khu chợ nơi vỉa hè, và sẵn sàng... chạy.
Những khu chợ độc đáo này tô đậm thêm nét "văn hóa vỉa hè" vốn đã gắn bó với người Hà Nội từ lâu. Cũng đa dạng chẳng kém các chợ dân sinh khác, các khu chợ xổm bày bán đủ loại mặt hàng, từ quần áo, giày dép, thực phẩm cho đến đồ điện tử cũ... Chỉ khác là, những khách hàng, đa phần là người dân có thói quen dậy sớm tập thể dục, tiện thể tạt vào mua hàng.
Vỉa hè rộng xung quanh khu vực hầm chui Kim Liên biến thành một khu chợ sớm, khi trời mới tờ mờ sáng.
Cảnh nhộn nhịp mua bán này dễ khiến người ta liên tưởng đến những chợ phiên ở những vùng quê xa.
Nhiều chị em phụ nữ tiện đường đi tập thể dục sáng quanh Công viên Thống Nhất tạt vào khu chợ này chọn đồ.
Những bộ nỉ thể thao mặc nhà...
... và áo khoác là những mặt hàng bán chạy nhất trong mùa này.
Túi du lịch to có giá từ vài chục đến hơn trăm nghìn cũng là mặt hàng hút khách, vì nhiều người mua chúng để cất quần áo mùa hè.
Đủ loại hàng hóa lỉnh kỉnh: điều khiển TV, bật lửa, ví da, máy tính... được bày bán.
Cảnh mua bán tấp nập chẳng kém một khu chợ thực thụ.
Như một đặc trưng của chợ sẵn sàng chạy, hàng hóa luôn được bày trên những tấm bạt lớn, để khi có "động", người bán dễ dàng thu hồi hàng.
Cảnh chợ "xổm" ven bờ Hồ mỗi sáng sớm.
Theo Afamily/ trí thức trẻ