Cậu bé Xing Mie năm nay lên 8 tuổi, trong một lần cùng bố đi ngang một nhà hàng sang trọng bậc nhất Thượng Hải, liền nói với bố rằng mình muốn vào ăn thử. Cũng vì đã quá lâu chưa đưa con trai đi ăn ở bên ngoài mà chỉ ăn những món ăn đạm bạc ở nhà, người bố đã quyết định dốc hết hầu bao của mình đưa con trai vào ăn.

Bước vào nhà hàng, ông gọi cho con trai của mình món tôm hùm đắt nhất. Nghe đến số tiền quá lớn cậu con trai bé nhỏ giật mình, liền bảo bố: “Bố ơi tại sao con tôm nhỏ thế này lại đắt đến thế”. Người bố nghe được liền đáp: “Con cứ ăn đi, lát rồi bố sẽ giải thích”.

Đợi đứa con của mình ăn xong, ông bố mới nói: “Con thấy tôm hùm này có đặc điểm gì khác với các loại tôm còn lại?”. Cậu bé đáp: “Nó có nhiều gai góc, vỏ cũng dày hơn, càng cũng khỏe hơn muốn ăn cũng rất khó, nhưng từng thớ thịt ở bên trong rất ngon”.

Từng thớ thịt ở bên trong rất ngon, nhưng bên ngoài lại đầy gai góc con biết tại sao không? Là bởi vì thịt của nó rất ngon, nếu không biết cách tự bảo vệ mình bằng một vỏ đầy gai góc nó sẽ bị loài khác ăn thịt dễ dàng.

Con người cũng vậy, để đạt được những gì mình mong muốn, những gì tinh túy nhất họ phải trải qua một chặng đường dài rèn luyện gian khổ, chống chọi với bão tố bên ngoài, không có ai là dễ dàng đạt được thành công. Bữa ăn hôm nay con hãy nhớ lấy điều này nhé!”, người bố tâm sự.


Bài học đằng sau món tôm hùm của ông bố gây bão. (Ảnh minh họa).

Ngay sau khi câu chuyện này được chia sẻ rộng rãi, dân mạng đã dành không ngớt lời khen dành cho ông bố nghèo khó, dù nghèo nhưng vẫn giữ được tinh thần, nhân cách.

"Nghe xong câu chuyện này thực sự khiến mình phải ngẫm nghĩ về cách dạy con, hóa ra từ câu chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống", bạn H.K cho biết.

"Thực sự ông bố này rất tuyệt vời, dạy con không phải là cầm tay chỉ con từng chút một, mà là chỉ cho con lối đi, dẫn đường cho con. Ngẫm lại thì đến một lúc nào đó con trẻ cũng phải tự đi trên đôi chân của chính mình", bạn Q.P bình luận.

Thông qua câu chuyện của ông bố, các bậc làm cha làm mẹ cũng có thể đúc rút ra được những bài học khiến con trẻ đối mặt với những khó khăn thử thách. Cha mẹ cũng nên hiểu rằng, mục đích của việc này là giúp con học cách đối diện với khó khăn và chiến thắng khó khăn, bồi dưỡng khả năng chịu đựng thất bại của con.

Đây không chỉ là giáo dục lối sống, giáo dục tâm lý… mà còn bao gồm bồi dưỡng khả năng tự lập, lòng dũng cảm, ý chí và khả năng chịu đựng của con. Chỉ có những đứa trẻ trưởng thành trong khó khăn, gian khổ mới có khả năng sinh tồn và đứng vững trong xã hội.

Theo Helino