Nhưng may mắn thay, chỉ một số ít người bị nhiễm những loại vi rút này – loại vi rút có khả năng phát triển thành bệnh ung thư.
1. Vi rút viêm gan siêu vi C
Viêm gan siêu vi C là một loại vi rút gây ra cả hai bệnh viêm gan cấp tính và mãn tính. Bệnh thường không có triệu chứng nhưng với nhiễm trùng gan mãn tính do viêm gan C sẽ gây xơ gan hoặc gây ra các vết sẹo ở gan. Khoảng 1-2% những người bị nhiễm loại vi rút này sẽ bị xơ gan và cuối cùng các tế bào gan có thể phát triển thành ung thư.
Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan C nên phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa nhiễm vi rút viêm gan C mà bạn cần nhớ là: Tiêm chủng đầy đủ; Không nhận máu không an toàn; Không dùng chung các dụng cụ tiêm chích, châm cứu, xăm mình, làm móng tay, dao cạo râu, bàn chải răng...
2. Vi rút viêm gan B
Trong khi viêm gan C là một loại vi rút RNA thì viêm gan B là loại vi rút DNA. Mặc dù là 2 loại vi rút khác nhau nhưng vi rút viêm gan B cũng gây ra sự nhiễm trùng tương tự như bệnh viêm gan C: viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan và ung thư tế bào gan.
Ung thư tế bào gan là một loại bệnh ung thư nguy hiểm. Chỉ điều trị được các tế bào gan bị ung thư bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hoặc cấy ghép gan.
3. Vi rút HPV
HPV là một loại virus DNA nhỏ gây ra mụn cóc sinh dục. Một số loại HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Hơn nữa, nhiễm HPV kéo dài cũng liên quan đến sự phát triển của các loại ung thư khác bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư da ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
Hiện nay, nhờ có kết quả xét nghiệm PAP mà chúng ta đã có thể phát hiện sớm ra bệnh để điều trị có hiệu quả cao đối với bệnh ung thư cổ tử cung.
4. Siêu vi rút bạch cầu T (HTLV-1)
Trên khắp thế giới, mỗi năm có từ 5 đến 25 triệu người bị nhiễm vi rút này. Tuy nhiên, chỉ có một số ít số bệnh nhân (khoảng 5%) là có xuất hiện các triệu chứng. HTLV-1 có khả năng kích thích đến các tế bào CD4, một tế bào vô tính bạch cầu. Hai mươi đến 30 năm sau khi bị nhiễm HTLV-1, tế bào T bệnh bạch cầu có thể phát triển.
Phương pháp hóa trị ban đầu có thể được sử dụng để điều trị cho người nhiễm loại vi rút này. Thời gian tồn tại còn lại của một người trưởng thành sau khi mắc bệnh bạch cầu là 8 tháng.
5. Vi rút Epstein-Barr (EBV)
EBV là một loại vi rút rất phổ biến. Mặc dù 95 % trong cơ thể của những người trưởng thành có virút EBV nhưng hầu hết các bệnh nhân nhiễm vi rút này đều là các trường hợp cận lâm sàng và chỉ có một số ít người mới mắc bệnh lâm sàng.
EBV có liên quan đến nhiều loại ung thư bao gồm B và T- tế bào lymphoma, ung thư vòm họng, bệnh Hodgkin.
6. Vi rút Herpes (HHV-8)
HHV-8 là họ vi rút lớn có cấu trúc DNA gây bệnh ở động vật bao gồm cả con người. Loại vi rút này gây ra một dạng ung thư có tên là Kaposi sarcoma – loại ung thư có ở những người AIDS. Tuy nhiên, ở những người có hệ thống miễn dịch tốt, vi rút HHV-8 lại hiếm khi ác tính.
Theo Afamily/trí thức trẻ