Dùng kính hiển vi soi son môi: Bạn có biết đang quẹt gì lên miệng hàng ngày?

Có ai đó từng nói rằng trung bình đàn ông nuốt khoảng 2,7 kg son trong khi đó phụ nữ chỉ nuốt khoảng 1,7 kg son trong suốt cuộc đời. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc son môi gồm những gì dưới kính hiển vi?


Một tài khoản TikTok đã thử soi son môi bằng kính hiển vi

Son môi hay các loại mỹ phẩm thường gặp khác đều chứa thành phần hóa học rất đa dạng, một số thành phần có thể gây hại nhưng ngược lại, có những thành phần lại rất an toàn. 

Thành phần thường thấy trong một thỏi son môi:

1. Sáp (Wax)

Sáp là thành phần giúp tạo khuôn cho son đồng thời giúp tạo độ bóng, trơn và độ bám cho môi. Một số tên gọi các loại sáp tự nhiên phổ biến dùng để làm son hiện nay như sáp ong, sáp Carnauba, sáp Candelila và sáp mỡ cừu (được tiết ra bởi các tuyến lông của cừu hoặc một số loại động vật khác).

2. Dầu (Oil)

Bên cạnh sáp thì một thành phần quan trọng khác của thỏi son là dầu. Loại dầu được sử dụng phổ biến nhất là dầu thầu dầu (Castor oil) hoặc một số loại dầu khác như dầu ô liu, dầu khoáng, dầu thực vật, ngoài ra còn có lanolin và coca butter…

Dầu giúp làm mềm thỏi son hoặc làm mềm da môi sau khi bôi son, đồng thời tạo độ bóng. Ngoài ra, dầu còn có nhiệm vụ hòa tan những loại chất tạo màu trong son hoặc các chất hòa tan khác.  

Dùng kính hiển vi soi son môi: Bạn có biết đang quẹt gì lên miệng hàng ngày?-1
Dầu và sáp là 2 yếu tố quan trọng, chiếm khoảng 60% – 65% trọng lượng của thỏi son. 

3. Chất tạo màu 

Các chất tạo màu mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với một thỏi son bởi nó quyết định màu sắc, vẻ đẹp của đôi môi sau khi thoa son. Chất tạo màu bao gồm bột màu và sơn dạng lỏng.

Tùy vào màu sắc mong muốn của thỏi son mà người ta sẽ sử dụng các chất tạo màu với nguồn gốc khác nhau.  Điển hình nhất là chất tạo màu cho son đỏ, còn gọi là Carminic Acid, có nguồn gốc từ một loại bọ cánh kiến đỏ sống trên cây xương rồng. Nó được điều chế bằng cách đun sôi loài côn trùng này trong dung dịch amoniac hoặc natri carbonat, sau đó thêm vào phèn (muốn nhôm kali ngậm nước).

4. Cồn và mùi hương nhân tạo

Cồn được dùng làm chất dung môi giữa sáp và dầu dùng để làm son. Trong khi, các loại mùi hương nhân tạo dùng để che đi mùi hương của các thành phần chất hóa học. 

5. Chất bảo quản và chất chống ô xi hóa

Các chất này được cho vào son để làm tăng hạn sử dụng và giúp ngăn chặn tình trạng son cũ và có mùi hôi.

Ngoài ra, son môi còn chứa một lượng nhỏ các chất làm mềm như Vitamin E (Tocopherol), bơ hạt mỡ (Shea butter) và cây lô hội để tăng độ dưỡng ẩm cho son môi. Những thành phần khác như jojoba oil, chamomile oil và chất tạo màu hữu cơ chiết xuất từ củ nghệ, củ cải đường (beetroot) đều thường được tìm thấy trong nhiều thỏi son. 

Dùng kính hiển vi soi son môi: Bạn có biết đang quẹt gì lên miệng hàng ngày?-2

Một số chất trong son môi cần lưu ý:

– Tar Colors (màu tổng hợp): màu tổng hợp hữu cơ này sẽ cho màu sắc bắt mắt hơn so với màu thiên nhiên (có trong các loại son organic), lên màu đẹp bền và màu sắc đa dạng, có lợi hơn về kinh phí. Mặc dù chưa được chứng minh về sự nguy hiểm (vì loại màu này được sử dụng khá rộng rãi trong cả thực phẩm lẫn mỹ phẩm), nhưng đối với các bà bầu hay mẹ đang trong thời gian cho con bú thường bị khuyến cáo không nên sử dụng son môi thông thường trong giai đoạn nhạy cảm này. Hãy đọc trên bảng thành phần, nếu xuất hiện các kí hiệu như Red 202, Blue 1, Yellow 4…. thì đây chính là màu tổng hợp.

– Một số loại Parabens: là thành phần được dùng làm chất bảo quản, có thể gây kích ứng đôi với da nhạy cảm, gây lão hóa da, phá vỡ hệ nội tiết và là nguyên nhân gây ung thư, NẾU DÙNG QUÁ LIỀU LƯỢNG CHO PHÉP. Trong khi các sản phẩm hiện nay hàm lượng Paraben đều rất thấp (o.01 – 0.3%) so với hàm lượng cho phép là 25%. Vì thế cũng đừng quá lo lắng khi nhìn thấy Parabens nằm ở cuối bảng thành phần nhé.

– Lead (chì): Tất cả các son môi đều chứa một hàm lượng chì nhất định, nhưng trong mức cho phép thì sẽ không có hại cho sức khỏe (không vượt quá 20pmm, khoảng 20 miligram). Theo như báo cáo của Toiletry and Fragrance Association (CTFA) “hàm lượng chì trung bình của một người phụ nữ khi tiếp xúc với mỹ phẩm ít hơn 1.000 lần so với lượng chì hấp thụ từ quá trình ăn, uống và hít thở” đặc biệt là sống ở các trung tâm thủ đô như HCM hay HN. Cho nên là “tẩy chay” son cũng không giảm được lượng chì mà chúng ta hấp thụ vào người mỗi ngày.

Buu
Theo Vietnamnet


son môi

Tin tức mới nhất