Dấm mẻ - gia vị truyền thống của dân tộc
Chị Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội) có thói quen sử dụng dấm mẻ cho những món nấu canh cá chua, giả cầy. “Mẻ có vị chua dịu, rất dễ ăn, giúp gia đình mình ăn ngon miệng hơn nên ai cũng hào hứng với những món có mẻ”, chị chia sẻ.
Mặc dù vị chua dịu của mẻ chua có công dụng tuyệt vời là thế nhưng ai trong gia đình vừa ốm dậy, chị nhất quyết không cho ăn món có dấm mẻ vì cho rằng: Mẻ rất độc, cấm kỵ với những người đang ốm hoặc vừa ốm dậy, sức khỏe còn yếu. Ăn mẻ vào sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, bệnh nặng thêm.
Giống như chị Lâm, chị Hạnh cũng rất hâm mộ các món ăn liên quan đến dấm mẻ, dấm bỗng, me sấu. Thời tiết chuyển sang hè được vài tuần nay cũng là khoảng thời gian gia đình chị chuộng những món ăn liên quan đến dấm mẻ nhất. “Dấm mẻ làm gia đình mình ăn cơm đỡ uể oải hơn, nhất là trong những ngày nắng nóng chán cơm này”, chị nói.
Không chỉ sử dụng dấm mẻ trong các món ăn thông thường, với nước rau ăn hàng ngày, chị Hạnh đều cho mẻ vào lọc để lấy nước ăn cùng cơm. Bất kể đó là rau lang, rau muống hay rau ngót, rau dền… cứ luộc là phải lọc nước với mẻ. Không biết có phải là do tưởng tượng hay không nhưng nước dấm mẻ làm cho chị cảm thấy thanh mát, khỏe khoắn hơn vào những ngày hè oi bức.
Chuyên gia nói gì về việc ăn dấm mẻ?
Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam), dấm mẻ chuẩn có màu trắng, mùi thơm, vị chua dịu. Thành phần tạo nên mẻ gồm con mẻ chứa nhiều các axit amin bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nấm men để lên men cơm, vi khuẩn lactic. Mẻ bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, tạo hương vị để chế biến món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.
“Mẻ giúp kích thích ăn ngon, tăng tiết dịch vị, đồng thời rất tốt cho tiêu hóa”, ông Đáng khẳng định.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, nhiều người không biết gây mẻ đúng cách, hoặc không ý thức được tác hại khi ăn mẻ được gây không đúng cách, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. “Mẻ lên men không đúng cách sẽ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn, có thể khiến người ăn phải dễ dàng mắc bệnh ung thư. Men làm nên nấm mốc ở mẻ thì không sao nhưng chỉ sợ là men có nhiễm nấm mốc trước rồi dùng để lên men dấm mẻ thì chắc chắn sẽ bị ung thư”, ông Đáng nói.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt nấm mốc lên men trong quá trình hình thành mẻ chua với việc nấm mốc hình thành trên cơm trước khi đưa vào làm mẻ. Nấm mốc lên men trong khi lên mẻ đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong khi nấm mốc mọc lên ở cơm trước khi làm mẻ lại là mầm mống gây nên bệnh ung thư. Khi mẻ bị nhiễm nấm mốc nguy hiểm sẽ có màu sắc lạ, không thơm, không có vị chua tự nhiên.
“Thêm vào đó, mặc dù có tác dụng giải nhiệt nhưng việc ăn quá nhiều dấm mẻ chua sẽ khiến cơ thể dư thừa axit lactic, gây đau bụng, tiêu chảy, không có lợi cho tiêu hóa. Bệnh nhân bị loét dạ dày, đau dạ dày, chảy máu dạ dày không nên lạm dụng những món ăn có dấm mẻ”, chuyên gia cảnh báo.
Nhiều người cho rằng, ăn dấm mẻ khi đang bị ốm sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Theo ông Đáng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế thì việc ăn dấm mẻ xong ốm hơn là do mình làm mẻ sai cách hoặc mua mẻ ở nơi chưa được đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Do đó, điều này phụ thuộc vào khâu chế biến thực phẩm có vệ sinh hay không chứ không phụ thuộc vào tính chất của dấm mẻ.
Ngoài dấm mẻ, những loại quả chua như me, chanh, sấu hay dấm bỗng cũng đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ông Đáng cũng cho rằng, nếu những loại này mà có nấm mốc trước khi sử dụng cũng sẽ có khả năng gây ung thư bình thường.
Chị Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội) có thói quen sử dụng dấm mẻ cho những món nấu canh cá chua, giả cầy. “Mẻ có vị chua dịu, rất dễ ăn, giúp gia đình mình ăn ngon miệng hơn nên ai cũng hào hứng với những món có mẻ”, chị chia sẻ.
Mặc dù vị chua dịu của mẻ chua có công dụng tuyệt vời là thế nhưng ai trong gia đình vừa ốm dậy, chị nhất quyết không cho ăn món có dấm mẻ vì cho rằng: Mẻ rất độc, cấm kỵ với những người đang ốm hoặc vừa ốm dậy, sức khỏe còn yếu. Ăn mẻ vào sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, bệnh nặng thêm.
Giống như chị Lâm, chị Hạnh cũng rất hâm mộ các món ăn liên quan đến dấm mẻ, dấm bỗng, me sấu. Thời tiết chuyển sang hè được vài tuần nay cũng là khoảng thời gian gia đình chị chuộng những món ăn liên quan đến dấm mẻ nhất. “Dấm mẻ làm gia đình mình ăn cơm đỡ uể oải hơn, nhất là trong những ngày nắng nóng chán cơm này”, chị nói.
Không chỉ sử dụng dấm mẻ trong các món ăn thông thường, với nước rau ăn hàng ngày, chị Hạnh đều cho mẻ vào lọc để lấy nước ăn cùng cơm. Bất kể đó là rau lang, rau muống hay rau ngót, rau dền… cứ luộc là phải lọc nước với mẻ. Không biết có phải là do tưởng tượng hay không nhưng nước dấm mẻ làm cho chị cảm thấy thanh mát, khỏe khoắn hơn vào những ngày hè oi bức.
Dấm mẻ là gia vị truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Chuyên gia nói gì về việc ăn dấm mẻ?
Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam), dấm mẻ chuẩn có màu trắng, mùi thơm, vị chua dịu. Thành phần tạo nên mẻ gồm con mẻ chứa nhiều các axit amin bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nấm men để lên men cơm, vi khuẩn lactic. Mẻ bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, tạo hương vị để chế biến món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.
“Mẻ giúp kích thích ăn ngon, tăng tiết dịch vị, đồng thời rất tốt cho tiêu hóa”, ông Đáng khẳng định.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, nhiều người không biết gây mẻ đúng cách, hoặc không ý thức được tác hại khi ăn mẻ được gây không đúng cách, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. “Mẻ lên men không đúng cách sẽ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn, có thể khiến người ăn phải dễ dàng mắc bệnh ung thư. Men làm nên nấm mốc ở mẻ thì không sao nhưng chỉ sợ là men có nhiễm nấm mốc trước rồi dùng để lên men dấm mẻ thì chắc chắn sẽ bị ung thư”, ông Đáng nói.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt nấm mốc lên men trong quá trình hình thành mẻ chua với việc nấm mốc hình thành trên cơm trước khi đưa vào làm mẻ. Nấm mốc lên men trong khi lên mẻ đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong khi nấm mốc mọc lên ở cơm trước khi làm mẻ lại là mầm mống gây nên bệnh ung thư. Khi mẻ bị nhiễm nấm mốc nguy hiểm sẽ có màu sắc lạ, không thơm, không có vị chua tự nhiên.
PGS.TS Trần Đáng khẳng định ăn dấm mẻ rất tốt nhưng phải chú ý cách làm đúng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, tránh ung thư. (Ảnh: TN)
“Thêm vào đó, mặc dù có tác dụng giải nhiệt nhưng việc ăn quá nhiều dấm mẻ chua sẽ khiến cơ thể dư thừa axit lactic, gây đau bụng, tiêu chảy, không có lợi cho tiêu hóa. Bệnh nhân bị loét dạ dày, đau dạ dày, chảy máu dạ dày không nên lạm dụng những món ăn có dấm mẻ”, chuyên gia cảnh báo.
Nhiều người cho rằng, ăn dấm mẻ khi đang bị ốm sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Theo ông Đáng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế thì việc ăn dấm mẻ xong ốm hơn là do mình làm mẻ sai cách hoặc mua mẻ ở nơi chưa được đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Do đó, điều này phụ thuộc vào khâu chế biến thực phẩm có vệ sinh hay không chứ không phụ thuộc vào tính chất của dấm mẻ.
Ngoài dấm mẻ, những loại quả chua như me, chanh, sấu hay dấm bỗng cũng đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ông Đáng cũng cho rằng, nếu những loại này mà có nấm mốc trước khi sử dụng cũng sẽ có khả năng gây ung thư bình thường.
Theo Trí thức trẻ