Năm 2015, Thu Phương đánh dấu "sự trở về" mạnh mẽ khi ngồi ghế nóng show truyền hình hot nhất: Giọng hát Việt. Thế nhưng, bên cạnh thành công, nữ ca sĩ đánh đổi không ít danh tiếng khi liên tục bị học trò trách cứ, tố giả tạo.
Không chỉ vậy, Thu Phương còn bị lôi vào câu chuyện so sánh, bàn luận có xứng làm diva thứ 5 của làng giải trí Việt hay không?
Có một thực tế rằng, dù Thu Phương nổi danh trong tâm tưởng nhiều thế hệ trước thì khi trở về VN, muốn thăng hoa sự nghiệp, không phải là điều đơn giản.
Chồng Thu Phương, cũng là quản lý của cô - Dũng Taylor, phải thẳng thắn thừa nhận điều này.
Cái giá phải trả của Phương, với tôi là sự công bằng!
- Khi anh đưa Thu Phương trở về, chọn Việt Nam là nơi thăng hoa sự nghiệp mạnh mẽ của vợ, anh muốn Thu Phương đứng ở vị trí số mấy?
Tôi chỉ muốn Thu Phương mãi là Thu Phương và đứng ở nơi khán giả dành cho cô ấy. Đừng đặt ra số má, vì khi một ngày nó không còn nữa, chúng ta sẽ thất vọng ê chề.
Miễn là chỗ nào còn nghe Phương hát, âm nhạc của Phương được chấp nhận là chúng tôi cứ tiếp tục đi trên con đường đó. Chúng tôi không phải lấn sân, lấn đất của ai cả. Âm nhạc là không biên giới.
Ở từng giai đoạn, chúng ta lại có nhiều cách nghĩ khác nhau. Mười mấy năm trước, khán giả hải ngoại không biết Thu Phương, khi đi diễn, có những nơi người ta hỏi cô này là ai? hát ở đâu? lâu chưa?
Điều này giống hệt bây giờ, khi về Việt Nam, nhiều khán giả 9x cũng hỏi Thu Phương nào vậy? Và họ phải gắn vô là: Thu Phương Giọng hát Việt thì mới biết.
Thành ra đừng sắp hạng cho Thu Phương. Bây giờ cô ấy đang phải bắt đầu lại giống như bài hát "Như chưa bắt đầu". Bao năm rời xa thị trường Việt Nam, giờ bắt đầu lại từ đầu hết.
Tôi chỉ nói với Phương, 1 ngày nào đó, khi nghe em hát mà anh không còn cảm thấy đam mê nữa, đó là lúc mình nên làm chuyện khác.
Hạnh phúc của Phương là được làm điều cô ấy đam mê. Bổn phận của tôi là tiếp gió cho cánh buồm theo đuổi đam mê đó.
Mối quan hệ của tôi và Thu Phương đặc biệt, không đơn thuần chỉ là cộng sinh kiểu ca sĩ - bầu sô nên tôi luôn đặt cảm xúc của cô ấy lên đầu. Đó là điều Phương được hơn những người ca sĩ khác.
- Đời sống rất công bằng giữa được và mất. Thu Phương mất gì khi anh vừa là chồng, là quản lý?
Khán giả ích kỷ lắm, ngoài việc nghe hát, họ còn luôn muốn sở hữu ca sĩ cho riêng mình. "Tôi muốn cô ấy thuộc về tôi, là của riêng tôi"- họ suy nghĩ như thế đó. Vì thế nhiều ca sĩ không bao giờ tuyên bố mối quan hệ của họ vì sợ mất fan.
Khi tôi ở cạnh Phương nhiều quá, cái mất của Phương phần nào hình ảnh. Nhưng họ quên mất một điều rằng, tôi là quản lý nhưng không đi theo kiểm soát, mà để hỗ trợ từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn.
Tôi là người Phương tin tưởng nhất và sự tin tưởng đó tạo nên sức mạnh cho cô ấy.
- 2015 có phải là năm thành công nhất của Thu Phương ở Việt Nam?
Với tư cách nhà quản lý, tôi chỉ có thể nói rằng, Phương được nhiều nhưng trả giá cũng rất lớn. Nhưng nếu không có sự trả giá, Phương không thấy trân trọng thành công đó.
Nếu đi ngược thời gian, tôi vẫn ủng hộ Phương với quyết định trở về VN, ngồi ghế nóng Giọng hát Việt.
Phương còn nhiều khả năng hơn nữa, những gì mà khán giả thấy được, nghe được chỉ là 1 phần thôi. Chúng tôi trở về, vì thấy được nhiều tiềm năng ở Phương. Đáng tiếc, khi chưa làm được hết những thứ mong muốn đã bị gián đoạn, chi phối bởi các ồn ào xung quanh.
Nhưng các việc xảy ra đó thường lắm, ăn thua là cách chúng ta hành xử thôi. Tôi ủng hộ cách hành xử của Phương khi sự việc xảy ra.
Một Giáo sư khi dạy cho 10 học trò, chỉ có 2 người không hiểu thì không phải lỗi của Giáo sư. Nếu lớp có 5 người không hiểu, đó mới là lỗi Giáo sư. Thành ý của Phương rất tốt, rất hay nhưng có thể lâu chưa về Việt Nam nên cách ứng xử chưa tốt.
- Trong câu chuyện anh vừa nói đề cập tới 2 chữ trả giá...
Tôi tin vào được vào mất. Không có bình yên nào không xót xa. Chỉ có điều, đôi khi mình không thấy được cái giá người ta phải trả mà chỉ thấy hào quang sáng chói. Sự trả giá của Phương sau Giọng hát Việt, với tôi, nó là sự công bằng trong đời sống.
Nếu không có sự ồn ào, khán giả không thấy được sự trả giá của Phương là xa gia đình, xa các con. Đó là sự trả giá.
Tôi tiếc bởi sự ồn ào kia đã lấy đi cái hay, cái đẹp trong chương trình mà Phương có và muốn mang đến. Phương chưa nói hết được phần của Phương thì tiếng ồn ào đã lên. Phương chọn sự im lặng làm cách hành xử của mình, đó là sự mất mát.
- Cái giá Thu Phương phải trả, có đắt và có đáng không, theo nhận định của anh?
Cái gì xảy ra cũng có lý do riêng. Ở hải ngoại mười mấy năm cũng vậy, cuộc sống âm nhạc của Phương đều thăng trầm lên xuống chứ không bao giờ bằng phẳng.
Thành ra, sự cố chính là cách cô ấy được thử thách cần thiết. Tôi thà để điều đó là sự khởi đầu còn hơn là sau này chưa chắc mình đối phó được.
- Ở một khía cạnh khác - trong vai trò người chồng, chẳng lẽ anh không xót xa cho cú vấp của vợ?
Vị trí của tôi không cho phép biểu hiện ra sự xót xa đó. Còn dĩ nhiên, máu chảy ruột mềm, tay người nào đứt mà không đau?
Tôi nói không xót là hoàn toàn nói dối lòng. Nhưng tôi là quản lý thì phải chuyên nghiệp và không cho phép bộc lộ cảm xúc. Nó không phải điều để bày tỏ trước công chúng.
Trong khi Phương im lặng, tôi trực tính nên hay lên tiếng hộ, nhưng sau việc này, tôi cũng rút được kinh nghiệm rằng, người nên lên tiếng là Phương.
Những bài viết của tôi trên trang cá nhân không phải lời Phương phản biện, mà là cái xót xa của một người chồng. Đôi khi tôi không kiềm chế được nên bộc lộ ra.
Dũng Taylor chỉ nói ra sự thật và những gì muốn nói
- Việc thể hiện cảm xúc quá nhiều trên trang cá nhân của anh, khiến nhiều người cho rằng, chồng Thu Phương là 1 kẻ lắm lời, 1 người nhiều chuyện. Anh nghĩ họ nói đúng?
Tôi không sợ người ta nói gì về mình vì người ta không biết tôi thế nào. Tôi nói lên sự thật chứ không phải lấp liếm. Những người không thích tôi nói vì thấy không có lợi cho họ. Hoặc họ định kiến với tôi.
Tôi sợ, thì đã không phải là Dũng Taylor. Dũng Taylor chỉ nói ra sự thật và những gì muốn nói. Tôi nói để đi tìm những người đồng cảm xúc.
Điều tôi nói ra, 100 người đọc, chỉ cần 10 người chia sẻ, hiểu là đủ. Tôi không cần phải lấy đủ 90% số người còn lại kia. Tờ giấy trắng còn có 2 mặt, huống chi là quan điểm.
Tôi lớn lên bên Mỹ và được đào tạo ở bên đó. Tôi luôn có trách nghiệm với câu nói của mình chứ không phải nói cho sướng. Tôi nói ra, người trong nghề biết Dũng Taylor nói đúng hay sai.
- Ngoài Giọng hát Việt, Thu Phương còn vướng thêm vào câu chuyện tranh cãi liệu có xứng đứng là Diva thứ 5 trong làng nhạc Việt. Bản thân anh nghĩ sao trước vấn đề này?
Mọi người làm việc đều vì 1 mục tiêu nào đó, nhưng mục tiêu của Thu Phương không phải là danh hiệu Diva gì đó. Vì thế, đừng gán vào.
Đối với Phương, lấy được gì trong lòng khán giả mới là quan trọng. Phương muốn là Diva, thì ngày xưa đâu có hát đôi với Huy MC?
Muốn làm Diva, cô ấy phải solo 1 mình cho người ta thấy chứ? Còn khi chọn song ca, hát cặp, hát nhạc nước ngoài thì rõ ràng mục tiêu của người đó khác hẳn rồi.
Khi Phương qua hải ngoại cũng vậy, tôi chưa bao giờ nghe Phương nói phải trở thành cái này, cái kia, mà mỗi lần hát xong, Phương chỉ nói, chưa lấy được hết cảm xúc trong cái bài này, bài kia.
Phương hay khóc khi hát, đó là cảm xúc đáng quý của 1 người nghệ sỹ. Tôi thấy sự thăng hoa, đam mê trong đó. Đấy mới là mục tiêu của cô ấy, mục tiêu chạm tới đỉnh cao cảm xúc của chính mình và khán giả.
Còn mấy chuyện khác tôi không quan tâm. Danh hiệu hay cái gì đó người ta đưa cho mình, cũng có thể lấy lại. Chỉ có những thứ là của mình mới còn mãi.
Nhưng có 1 điều tôi vẫn nói Thu Phương phải sửa, đó là chiều khán giả nhiều quá. 1 chương trình đã định hình, lên kịch bản rồi nhưng khi hát, Phương bỏ hết, đi theo cảm xúc của cô ấy và khán giả.
Cô ấy có thể xóa hết kịch bản, chiều theo yêu cầu khán giả ngay lúc đó. Những người biên tập, đạo diễn rất sợ điều đó. Tôi hy vọng Phương sửa tính này, nhưng chắc Phương sẽ không làm được. Khó lắm.
- Thời kỳ đỉnh cao nhất của Thu Phương đến chưa hay vụt qua mất rồi, theo anh?
Sông có khúc, người có lúc. Cuộc sống giống như 1 chai rượu vang, năm tháng càng lâu, độ nồng độ ngon của chai rượu tốt hơn.
Những vấp ngã, va chạm trong cuộc sống làm âm nhạc của Phương bay cao hơn nữa. Một người khác hát "Giữ lại hạnh phúc" mà Tú Dưa viết, có thể hay hơn chưa chắc sâu sắc, cảm xúc hơn Phương.
Chỉ khi con người ta trải nghiệm thứ cảm xúc "mất đi hạnh phúc" thì lời ca mới sâu sắc như thế.
Ca sĩ là người kể câu chuyện của nhạc sĩ, nếu không hiểu hết, chưa có kinh nghiệm làm sao chạm tới cảm xúc khán giả được. Một ca sĩ hát bài "10 năm tình cũ" mà chỉ mới 20 tuổi, thử hỏi làm sao đủ hay - dù có kỹ thuật cao siêu đi nữa.
Thu Phương còn vấp ngã, còn va chạm thì vẫn chưa thể đạt tới đỉnh điểm.
- Ít nhiều suy nghĩ của Dũng Taylor về showbiz Việt?
Tôi chẳng biết gì cả. Tôi ở hải ngoại 40 năm mới dám nói hiểu 1 chút về môi trường giải trí bên đó. Tôi rời VN lúc 13 tuổi, thứ tôi biết bây giờ chỉ là thạo Tiếng Việt, chứ không thạo showbiz.
Tôi vẫn đang cọ xát, học hỏi và lắng nghe nhiều hơn. Nhiều khi, ở trong nước, những gì tôi nói mà họ thấy khác quá, họ cho rằng tôi dở hơi.
Không chỉ vậy, Thu Phương còn bị lôi vào câu chuyện so sánh, bàn luận có xứng làm diva thứ 5 của làng giải trí Việt hay không?
Có một thực tế rằng, dù Thu Phương nổi danh trong tâm tưởng nhiều thế hệ trước thì khi trở về VN, muốn thăng hoa sự nghiệp, không phải là điều đơn giản.
Chồng Thu Phương, cũng là quản lý của cô - Dũng Taylor, phải thẳng thắn thừa nhận điều này.
Cái giá phải trả của Phương, với tôi là sự công bằng!
- Khi anh đưa Thu Phương trở về, chọn Việt Nam là nơi thăng hoa sự nghiệp mạnh mẽ của vợ, anh muốn Thu Phương đứng ở vị trí số mấy?
Tôi chỉ muốn Thu Phương mãi là Thu Phương và đứng ở nơi khán giả dành cho cô ấy. Đừng đặt ra số má, vì khi một ngày nó không còn nữa, chúng ta sẽ thất vọng ê chề.
Miễn là chỗ nào còn nghe Phương hát, âm nhạc của Phương được chấp nhận là chúng tôi cứ tiếp tục đi trên con đường đó. Chúng tôi không phải lấn sân, lấn đất của ai cả. Âm nhạc là không biên giới.
Ở từng giai đoạn, chúng ta lại có nhiều cách nghĩ khác nhau. Mười mấy năm trước, khán giả hải ngoại không biết Thu Phương, khi đi diễn, có những nơi người ta hỏi cô này là ai? hát ở đâu? lâu chưa?
Điều này giống hệt bây giờ, khi về Việt Nam, nhiều khán giả 9x cũng hỏi Thu Phương nào vậy? Và họ phải gắn vô là: Thu Phương Giọng hát Việt thì mới biết.
Thành ra đừng sắp hạng cho Thu Phương. Bây giờ cô ấy đang phải bắt đầu lại giống như bài hát "Như chưa bắt đầu". Bao năm rời xa thị trường Việt Nam, giờ bắt đầu lại từ đầu hết.
Tôi chỉ nói với Phương, 1 ngày nào đó, khi nghe em hát mà anh không còn cảm thấy đam mê nữa, đó là lúc mình nên làm chuyện khác.
Hạnh phúc của Phương là được làm điều cô ấy đam mê. Bổn phận của tôi là tiếp gió cho cánh buồm theo đuổi đam mê đó.
Mối quan hệ của tôi và Thu Phương đặc biệt, không đơn thuần chỉ là cộng sinh kiểu ca sĩ - bầu sô nên tôi luôn đặt cảm xúc của cô ấy lên đầu. Đó là điều Phương được hơn những người ca sĩ khác.
- Đời sống rất công bằng giữa được và mất. Thu Phương mất gì khi anh vừa là chồng, là quản lý?
Khán giả ích kỷ lắm, ngoài việc nghe hát, họ còn luôn muốn sở hữu ca sĩ cho riêng mình. "Tôi muốn cô ấy thuộc về tôi, là của riêng tôi"- họ suy nghĩ như thế đó. Vì thế nhiều ca sĩ không bao giờ tuyên bố mối quan hệ của họ vì sợ mất fan.
Khi tôi ở cạnh Phương nhiều quá, cái mất của Phương phần nào hình ảnh. Nhưng họ quên mất một điều rằng, tôi là quản lý nhưng không đi theo kiểm soát, mà để hỗ trợ từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn.
Tôi là người Phương tin tưởng nhất và sự tin tưởng đó tạo nên sức mạnh cho cô ấy.
- 2015 có phải là năm thành công nhất của Thu Phương ở Việt Nam?
Với tư cách nhà quản lý, tôi chỉ có thể nói rằng, Phương được nhiều nhưng trả giá cũng rất lớn. Nhưng nếu không có sự trả giá, Phương không thấy trân trọng thành công đó.
Nếu đi ngược thời gian, tôi vẫn ủng hộ Phương với quyết định trở về VN, ngồi ghế nóng Giọng hát Việt.
Phương còn nhiều khả năng hơn nữa, những gì mà khán giả thấy được, nghe được chỉ là 1 phần thôi. Chúng tôi trở về, vì thấy được nhiều tiềm năng ở Phương. Đáng tiếc, khi chưa làm được hết những thứ mong muốn đã bị gián đoạn, chi phối bởi các ồn ào xung quanh.
Nhưng các việc xảy ra đó thường lắm, ăn thua là cách chúng ta hành xử thôi. Tôi ủng hộ cách hành xử của Phương khi sự việc xảy ra.
Một Giáo sư khi dạy cho 10 học trò, chỉ có 2 người không hiểu thì không phải lỗi của Giáo sư. Nếu lớp có 5 người không hiểu, đó mới là lỗi Giáo sư. Thành ý của Phương rất tốt, rất hay nhưng có thể lâu chưa về Việt Nam nên cách ứng xử chưa tốt.
- Trong câu chuyện anh vừa nói đề cập tới 2 chữ trả giá...
Tôi tin vào được vào mất. Không có bình yên nào không xót xa. Chỉ có điều, đôi khi mình không thấy được cái giá người ta phải trả mà chỉ thấy hào quang sáng chói. Sự trả giá của Phương sau Giọng hát Việt, với tôi, nó là sự công bằng trong đời sống.
Nếu không có sự ồn ào, khán giả không thấy được sự trả giá của Phương là xa gia đình, xa các con. Đó là sự trả giá.
Tôi tiếc bởi sự ồn ào kia đã lấy đi cái hay, cái đẹp trong chương trình mà Phương có và muốn mang đến. Phương chưa nói hết được phần của Phương thì tiếng ồn ào đã lên. Phương chọn sự im lặng làm cách hành xử của mình, đó là sự mất mát.
- Cái giá Thu Phương phải trả, có đắt và có đáng không, theo nhận định của anh?
Cái gì xảy ra cũng có lý do riêng. Ở hải ngoại mười mấy năm cũng vậy, cuộc sống âm nhạc của Phương đều thăng trầm lên xuống chứ không bao giờ bằng phẳng.
Thành ra, sự cố chính là cách cô ấy được thử thách cần thiết. Tôi thà để điều đó là sự khởi đầu còn hơn là sau này chưa chắc mình đối phó được.
- Ở một khía cạnh khác - trong vai trò người chồng, chẳng lẽ anh không xót xa cho cú vấp của vợ?
Vị trí của tôi không cho phép biểu hiện ra sự xót xa đó. Còn dĩ nhiên, máu chảy ruột mềm, tay người nào đứt mà không đau?
Tôi nói không xót là hoàn toàn nói dối lòng. Nhưng tôi là quản lý thì phải chuyên nghiệp và không cho phép bộc lộ cảm xúc. Nó không phải điều để bày tỏ trước công chúng.
Trong khi Phương im lặng, tôi trực tính nên hay lên tiếng hộ, nhưng sau việc này, tôi cũng rút được kinh nghiệm rằng, người nên lên tiếng là Phương.
Những bài viết của tôi trên trang cá nhân không phải lời Phương phản biện, mà là cái xót xa của một người chồng. Đôi khi tôi không kiềm chế được nên bộc lộ ra.
Dũng Taylor chỉ nói ra sự thật và những gì muốn nói
- Việc thể hiện cảm xúc quá nhiều trên trang cá nhân của anh, khiến nhiều người cho rằng, chồng Thu Phương là 1 kẻ lắm lời, 1 người nhiều chuyện. Anh nghĩ họ nói đúng?
Tôi không sợ người ta nói gì về mình vì người ta không biết tôi thế nào. Tôi nói lên sự thật chứ không phải lấp liếm. Những người không thích tôi nói vì thấy không có lợi cho họ. Hoặc họ định kiến với tôi.
Tôi sợ, thì đã không phải là Dũng Taylor. Dũng Taylor chỉ nói ra sự thật và những gì muốn nói. Tôi nói để đi tìm những người đồng cảm xúc.
Điều tôi nói ra, 100 người đọc, chỉ cần 10 người chia sẻ, hiểu là đủ. Tôi không cần phải lấy đủ 90% số người còn lại kia. Tờ giấy trắng còn có 2 mặt, huống chi là quan điểm.
Tôi lớn lên bên Mỹ và được đào tạo ở bên đó. Tôi luôn có trách nghiệm với câu nói của mình chứ không phải nói cho sướng. Tôi nói ra, người trong nghề biết Dũng Taylor nói đúng hay sai.
- Ngoài Giọng hát Việt, Thu Phương còn vướng thêm vào câu chuyện tranh cãi liệu có xứng đứng là Diva thứ 5 trong làng nhạc Việt. Bản thân anh nghĩ sao trước vấn đề này?
Mọi người làm việc đều vì 1 mục tiêu nào đó, nhưng mục tiêu của Thu Phương không phải là danh hiệu Diva gì đó. Vì thế, đừng gán vào.
Đối với Phương, lấy được gì trong lòng khán giả mới là quan trọng. Phương muốn là Diva, thì ngày xưa đâu có hát đôi với Huy MC?
Muốn làm Diva, cô ấy phải solo 1 mình cho người ta thấy chứ? Còn khi chọn song ca, hát cặp, hát nhạc nước ngoài thì rõ ràng mục tiêu của người đó khác hẳn rồi.
Khi Phương qua hải ngoại cũng vậy, tôi chưa bao giờ nghe Phương nói phải trở thành cái này, cái kia, mà mỗi lần hát xong, Phương chỉ nói, chưa lấy được hết cảm xúc trong cái bài này, bài kia.
Phương hay khóc khi hát, đó là cảm xúc đáng quý của 1 người nghệ sỹ. Tôi thấy sự thăng hoa, đam mê trong đó. Đấy mới là mục tiêu của cô ấy, mục tiêu chạm tới đỉnh cao cảm xúc của chính mình và khán giả.
Còn mấy chuyện khác tôi không quan tâm. Danh hiệu hay cái gì đó người ta đưa cho mình, cũng có thể lấy lại. Chỉ có những thứ là của mình mới còn mãi.
Nhưng có 1 điều tôi vẫn nói Thu Phương phải sửa, đó là chiều khán giả nhiều quá. 1 chương trình đã định hình, lên kịch bản rồi nhưng khi hát, Phương bỏ hết, đi theo cảm xúc của cô ấy và khán giả.
Cô ấy có thể xóa hết kịch bản, chiều theo yêu cầu khán giả ngay lúc đó. Những người biên tập, đạo diễn rất sợ điều đó. Tôi hy vọng Phương sửa tính này, nhưng chắc Phương sẽ không làm được. Khó lắm.
- Thời kỳ đỉnh cao nhất của Thu Phương đến chưa hay vụt qua mất rồi, theo anh?
Sông có khúc, người có lúc. Cuộc sống giống như 1 chai rượu vang, năm tháng càng lâu, độ nồng độ ngon của chai rượu tốt hơn.
Những vấp ngã, va chạm trong cuộc sống làm âm nhạc của Phương bay cao hơn nữa. Một người khác hát "Giữ lại hạnh phúc" mà Tú Dưa viết, có thể hay hơn chưa chắc sâu sắc, cảm xúc hơn Phương.
Chỉ khi con người ta trải nghiệm thứ cảm xúc "mất đi hạnh phúc" thì lời ca mới sâu sắc như thế.
Ca sĩ là người kể câu chuyện của nhạc sĩ, nếu không hiểu hết, chưa có kinh nghiệm làm sao chạm tới cảm xúc khán giả được. Một ca sĩ hát bài "10 năm tình cũ" mà chỉ mới 20 tuổi, thử hỏi làm sao đủ hay - dù có kỹ thuật cao siêu đi nữa.
Thu Phương còn vấp ngã, còn va chạm thì vẫn chưa thể đạt tới đỉnh điểm.
- Ít nhiều suy nghĩ của Dũng Taylor về showbiz Việt?
Tôi chẳng biết gì cả. Tôi ở hải ngoại 40 năm mới dám nói hiểu 1 chút về môi trường giải trí bên đó. Tôi rời VN lúc 13 tuổi, thứ tôi biết bây giờ chỉ là thạo Tiếng Việt, chứ không thạo showbiz.
Tôi vẫn đang cọ xát, học hỏi và lắng nghe nhiều hơn. Nhiều khi, ở trong nước, những gì tôi nói mà họ thấy khác quá, họ cho rằng tôi dở hơi.
Theo Trí Thức Trẻ