Người đàn ông Julian Santana Barrera đã tạo ra một đảo búp bê cũ rất rùng rợn dọc những dòng kênh tại quận Xochimilco ở thành phố Mexico City, Mexico. Ông qua đời vào 2001 và hiện hòn đảo này là điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách.


Đồi Chữ thập là một địa điểm hành hương của người theo đạo Cơ đốc ở Litva có từ những năm 1830. Khu vực này được cho là bao gồm ít nhất 100.000 cây thánh giá lớn nhỏ khác nhau. Những người yếu bóng vía được khuyên không nên đến đây một mình vào ban đêm.


Đảo Hashima ở Nhật Bản được sử dụng như một khu khai thác than từ năm 1887 đến 1974, với dân số có lúc lên tới 5.259. Sau khi than được thay thế bằng xăng dầu tại Nhật từ những năm 1960, Hashima đã bị bỏ hoang và trở thành “đảo ma”.


Khu rừng Aokigahara nằm gần chân núi Phú Sĩ ở Nhật Bản là nơi liên quan đến ma quỷ trong truyền thuyết nước này. Đây là địa điểm có người tự tử cao thứ hai trên thế giới sau cầu Cổng vàng ở Mỹ.


Hầm mộ ở Paris (Pháp) bao hồm hệ thống đường hầm chằng chịt dài 280km cháy khắp thành phố, chứa hài cốt của khoảng 6 triệu người. Hệ thống này đã được làm nơi trú ẩn cho người dân trong chiến tranh thế giới thứ hai và ngày nay được mở cửa cho du khách tham quan.


Thị trấn Prypiat nằm gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine trở nên hoang phế không một bóng người sau khi thảm họa hạt nhân xảy ra vào năm 1986.


Thị trấn Oradour-sur-Glane ở Pháp đã trở thành phế tích và không có người sống, sau khi dân cư sống tại đây bị tàn sát bởi phát xít Đức chiến tranh thế giới thứ hai.


North Yunga có biệt danh là “con đường chết” ở Bolivia, được xây dựng dọc sườn núi bởi các tù nhân người Paraguay vào những năm 1930. Con đường hải chiều dài 60km nhưng chỉ rộng hơn 3m là nỗi ám ảnh của người đi xe mô tô. Cho đến nay, hàng nghìn người chết do gặp tai nạn trên cung đường này.


Nhà thờ Sedlec Ossuary ở CH Czech chứa hài cốt của hơn 70.000 nghìn người và thu hút khoảng 200.000 du khách mỗi năm. Hài cốt của những người đã chết được sử dụng để trang trí trong nhà thờ khiến du khác có cảm giác rợn rợn khi vào bên trong.


Bảo tàng Toul Sleng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia từng là một trường trung học trước khi được chuyển thành nhà tù khét tiếng dưới chế độ Khmer Đỏ. Hơn 20.000 người bị giam giữ, tra tấn và giết hại tại nhà tù này từ năm 1975 đến năm 1979. Hiện nay, khu vực này đã trở thành bảo tàng để du khách tham quan.


Hòn đảo Poveglia gần thành phố Venice ở Italia từng chứng kiến hàng chục người chết khi dịch hạch bùng phát ở châu Âu. Một ngôi nhà được xây dựng trên hòn đảo này dành cho người tâm thần vào năm 1922. Bác sĩ tại bệnh viện này được cho là đã giết hại nhiều bệnh nhân trước khi hóa điên và tự tử.


Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, 173 người đã thiệt mạng bởi bom đạn trong khi trú ẩn dưới ga tàu điện ngầm Bethnal Green ở London, Anh. Nơi đây hiện vẫn là nỗi ảm ảnh của nhiều người khi các nhân viên tàu điện cho biết họ thỉnh thoảng nghe thấy tiếng trẻ em và phụ nữ than khóc.


Hơn 90.000 lao động  và 16.000 tù nhân khổ sai đã bỏ mạng trong khi xây dựng tuyến đường sắt dài 415km nối giữa thủ đô Bangkok của Thái Lan với Myanmar. Hệ thống đường ray này con được gọi với tên khác là “con đường chết chóc”.


Khách sạn Stanley ở bang Colorado của Mỹ là một trong những địa điểm đáng sợ nhất thế giới. Nhiều khách và nhân viên của khách sạn cho biết họ từng nghe tiếng trẻ em chơi đùa ngoài hành lang vào đêm khuya hay tiếng đàn piano từ phòng khiêu vũ.


Nghĩa trang Stull ở thành phố Douglas thuộc bang Kansas của Mỹ được cho là nơi gặp gỡ của những nhóm huyền bí. Vào dịp Hallowe'en, những người tò mò lại đổ về nghĩa trang này, gây phiền phức cho người dân địa phương.


Cây cầu Overtoun ở Scotland là nơi diễn ra một hiện tượng kỳ lạ khi hàng chục con chó bị ngã xuống nước khi đi qua cầu. Nguyên nhân sau đó được giải thích là do mùi nước tiểu của chồn ở phía dưới cầu khiến thu hút cho nhảy xuống.


Đồi Pendle ở Lancashire, Anh, được cho là nơi ma ám khi hàng loạt cái chết bí ẩn xảy ra ở đây. Ngày nay, địa điển này là nơi hấp dẫn đối với những người thích săn ma quỷ và du khách vào dịp Hallowe’en.

Theo Dân Việt