Nói đến nàng công chúa mà hoàng đế Càn Long cưng sủng, yêu chiều nhất, rất nhiều người sẽ nghĩ tới Hạ Tử Vi và Tiểu Yến Tử, thế nhưng đây là những nàng công chúa hư cấu, không phải nhân vật tồn tại trong dòng lịch sử.

Thực tế, nàng công chúa mà hoàng đế Càn Long sủng ái nhất, chính là Thập công chúa (Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa). Càn Long từng cảm thán, Thập công chúa nếu là nam nhi, chắc chắn ông sẽ để nàng kế vị ngôi vua của mình. Từ điểm này có thể thấy, Càn Long cực kỳ yêu thích cô con gái này.

Sử sách ghi chép, khi Thập công chúa sinh ra, Càn Long đã 65 tuổi. Tuổi già có con gái, Càn Long cực kỳ yêu thương, sủng ái. Thân mẫu của Thập công chúa là Đôn tần cũng nhờ phúc của con gái, được tấn phong lên thành Đôn Phi.

Được cả Càn Long và Gia Khánh sủng ái, mỹ nhân này cuối cùng lại rơi vào bi kịch-1

Đôn Phi được sủng sinh kiêu, đánh chết một cung nữ. Theo lẽ thường, Đôn Phi phải bị giáng cấp, đưa Thập công chúa cho phi tần khác nuôi. May mắn Thập công chúa còn nhỏ, dính mẹ, Đôn Phi mới thoát được một kiếp.

Sau, Thập công chúa càng lớn càng được yêu thương. Nàng không chỉ lanh lợi, xinh đẹp, còn có tri thức, hiểu lễ nghĩa, tinh thông cưỡi ngựa, bắn cung, có nhiều nét tương tự Càn Long thời trẻ. Điều này khiến Càn Long thêm yêu chiều, thiên vị nàng.

Bên cạnh đó, Thập công chúa còn rất được lòng các hoàng tử, đi đâu cũng được bảo vệ. Ngay cả Dung Phi (Hàm Hương công chúa) cũng cưng chiều nàng. Trước khi chết, Dung Phi còn di chúc lại, đem phần lớn châu báu của mình tặng cho Thập công chúa.

Thế nhưng, dù là công chúa được cưng sủng đến tận trời, Thập công chúa vẫn phải lấy chồng. Khi đủ 15 tuổi, Thập công chúa được gả cho Phong Thân Ân Đức, con trai Hòa Thân. Điều này khiến Gia Khánh đế (lúc này vẫn đang làm hoàng tử) vô cùng phẫn nộ.

Được cả Càn Long và Gia Khánh sủng ái, mỹ nhân này cuối cùng lại rơi vào bi kịch-2

Sau khi kết hôn, Thập công chúa và Phong Thân Ân Đức ân ái hòa hợp, cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng chuyện vui ngắn chẳng tày gang, không lâu sau khi về nhà chồng, Thập công chúa phát hiện cha chồng Hòa Thân ăn hối lộ cực nhiều.

Biết không khuyên được cha chồng, Thập công chúa đành khuyên chồng không nên can thiệp vào những chuyện trong nhà, tránh khỏi sau này liên lụy.

Không ngoài dự đoán, sau khi Càn Long băng hà, Gia Khánh kế vị, bắt đầu khai đao với Hòa Thân. Ngay lập tức, toàn bộ phủ Hòa Thân bị phong tỏa, xét nhà, không ai trốn được.

Gia Khánh đế vốn muốn giết toàn bộ cửu tộc nhà Hòa Thân, cuối cùng nhờ Thập công chúa cầu xin, Gia Khánh quyết định cho Hòa Thân chết toàn thây, đặc xá cho Phong Thân Ân Đức.

Đáng tiếc, Phong Thân Ân Đức không biết tốt xấu, cùng với thị thiếp gian díu, qua mặt Thập công chúa, sinh hạ một con gái.

Biết chuyện, Gia Khánh đế cực kỳ tức giận, tước bỏ mọi danh vị của Phong Thân Ân Đức, giam lỏng tại nhà, một thời gian sau lại cử đi phục vụ khổ sai trong quân đội.

Được cả Càn Long và Gia Khánh sủng ái, mỹ nhân này cuối cùng lại rơi vào bi kịch-3

Chẳng bao lâu sau thì Phong Thân Ân Đức ngã bệnh rồi qua đời, Thập công chúa trở thành góa phụ. Vì lễ chế nhà Thanh, Thập công chúa không thể tái giá.

Cũng vì thế, mặc dù Gia Khánh đế, sau là cả Đạo Quang đế đều rất quan tâm, săn sóc thế nhưng tinh thần sa sút, cuộc sống cô độc, Thập công chúa dần dần mất đi sức sống, hàng ngày đều trải qua bi ai, thống khổ, tâm hồn không lúc nào được thanh thản. Cuối cùng, Thập công chúa trút hơi thở cuối cùng trong lẻ loi hiu quanh, hưởng thọ 49 tuổi.

Theo Dân Việt