20 triệu nạn nhân của các đường dây buôn người
Malaysia đang được coi là một điểm đến và là nơi trung chuyển của các đường dây buôn người man rợ nhất thế giới, buôn bán phụ nữ, trẻ em và cả nam giới để cưỡng bức lao động và bóc lột tình dục.
Báo NST dẫn số liệu ước tính rằng, có hơn 20 triệu nạn nhân của nạn buôn người trên thế giới và không có quốc gia nào là không có sự xuất hiện của bàn tay tội ác này. Theo một thống kê trên tờ NST, 60% đường dây buôn bán người trên thế giới sử dụng Malaysia như một địa điểm để quá cảnh.
Tăng trưởng kinh tế và cơ hội việc làm tại Malaysia là một trong những lý do nạn nhân bị hấp dẫn đến đất nước này. Buôn bán người là hoạt động bất hợp pháp mang về siêu lợi nhuận với hàng tỷ USD mỗi năm, đặc biệt là ở những nơi có thị trường lao động giá rẻ. Nhóm tội phạm có thể thuyết phục hoặc đánh lừa công nhân nghèo, những người đang tuyệt vọng tìm việc làm, với những hứa hẹn về một cuộc sống tốt hơn. Với một mô típ khá giống nhau, các nạn nhân được hứa hẹn bố trí công việc có thu nhập cao, nhưng khi lọt vào tay bọn buôn người thì họ bị cưỡng bức, bóc lột làm việc và nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị biến thành nô lệ tình dục.
Ngoài ra, với vị trí địa lý có biên giới dài trên biển và đất liền với Thái Lan, Indonesia và Philippines đã khiến Malaysia là điểm chiến lược cho các mạng lưới buôn người. Đó cũng là lý do, nạn nhân của nạn buôn người ở Malaysia đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Đáng buồn thay, một số lượng đáng kể những phụ nữ trẻ, những người được tuyển dụng làm việc trong các nhà hàng, cửa hàng và khách sạn, đã bị ép vào hoạt động mại dâm. Không chỉ ở Kuala Lumpur, nạn mại dâm đang tràn lan ở hầu hết các khu vực đô thị và các điểm đến du lịch ở Malaysia.
Với mức độ gia tăng đến chóng mặt, nạn mại dâm ở Malaysia đã trở thành nổi tiếng như một “ngành công nghiệp”, bất chấp những nỗ lực của chính quyền để trấn áp nạn buôn người và du lịch tình dục. NST dẫn ước tính không chính thức cho biết, có khoảng 150.000 gái mại dâm ở Malaysia, chỉ riêng ở thung lũng Klang đã có khoảng 10.000 - 20.000 người.
46% nạn nhân biết nhà tuyển dụng
Theo điều tra của NST, các nhóm tội phạm có tổ chức lớn cũng đang đứng sau một số đường dây buôn bán người nước ngoài ở Malaysia. NST cũng dẫn những cáo buộc rằng, một số cơ quan, đơn vị tuyển dụng trong nước đã có sự gian lận, tham gia vào hoạt động của các đường dây cưỡng bức lao động và buôn bán người.
Điều tra của NST cũng cho thấy rằng, 46% các nạn nhân biết nhà tuyển dụng của họ. Những kẻ buôn người lợi dụng sự quen biết của những người cùng làng để xác định các gia đình dễ bị tổn thương về mặt kinh tế. Một số phụ huynh hoặc thành viên trong gia đình ở các nước nghèo bán phụ nữ trẻ và trẻ em để kiếm tiền sinh sống hoặc trả nợ. Những kẻ buôn người cũng có xu hướng hứa hẹn công việc được trả lương cao, cuộc hôn nhân với người chồng giàu hoặc gán nợ, hoặc cung cấp cho những khoan vay ưu đãi để cha mẹ có thể gán con hoặc đưa con cái ra làm “vật bảo đảm”.
Ngoài phụ nữ trẻ và trẻ em, nhóm mục tiêu khác bao gồm những người thuộc các gia đình nghèo và thu nhập thấp, người dân tộc thiểu số, người dân bản địa, người miền núi, người tị nạn, người di cư bất hợp pháp, những người có trình độ học vấn thấp và các em gái bỏ nhà lang thang.
Điều tra của tờ báo cũng cho thấy rằng, nạn tham nhũng là một trong những móc xích của đường dây buôn bán người, bắt đầu từ việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao và cất dấu nạn nhân để khai thác bóc lột. Nạn tham nhũng trong việc cấp các giấy tờ, thủ tục đã khiến cho việc di chuyển nạn nhân trong và giữa các quốc gia dễ dàng mà không bị phát hiện. Khi nạn nhân được đưa đến điểm đến, việc nhận hối lộ để bao che cho việc cư trú bất hợp pháp, không có thị thực cũng đã tiếp tay cho các hoạt động phạm pháp sau đó.
Một số quan chức thực thi pháp luật đã bị cáo buộc tại tòa án rằng họ đã nhận hối lộ để cho phép người nhập cư bất hợp pháp vào Malaysia. Mặc dù Malaysia đã thực hiện một số bước đáng chú ý để bảo vệ các nạn nhân của nạn buôn người, tuy nhiên những chính sách đó chưa thực sự mạnh tay nên nạn buôn người vẫn không giảm. Theo NST, các chuyên gia đã khuyến nghị Chính phủ Malaysia cần thực hiện các chính sách nghiêm ngặt hơn để siết chặt hoạt động buôn người dã man này.
Đại sứ quán Việt Nam làm việc với cảnh sát Malaysia
Chiều 6.1, bà Trần Vân Hà – Trưởng phòng Truyền thông (Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH) cho biết, Cục cũng chưa tiếp nhận thêm bất cứ thông tin mới nào liên quan tới danh sách, địa chỉ hay thân nhân của 136 phụ nữ Việt Nam được giải cứu tại Malaysia. Trong ngày 6.1 Đại sứ quán Việt Nam đã làm việc với cảnh sát Malaysia để xác minh rõ danh tính, cũng như việc có hay không việc các cô gái này bị mua bán, lừa gạt, ép phải bán dâm tại hộp đêm trên đường P. Ramlee ở thủ đô Kuala Lumpur.
Trước câu hỏi có hay không việc một số trong các cô gái này đã được đưa sang Malaysia làm việc qua các công ty lao động, sau đó bị dụ dỗ, lừa đảo phải đi bán dâm, bà Hà từ chối trả lời và nói cho rằng chưa có bất cứ căn cứ hay kết quả điều tra nào chứng tỏ điều này.
Malaysia đang được coi là một điểm đến và là nơi trung chuyển của các đường dây buôn người man rợ nhất thế giới, buôn bán phụ nữ, trẻ em và cả nam giới để cưỡng bức lao động và bóc lột tình dục.
Báo NST dẫn số liệu ước tính rằng, có hơn 20 triệu nạn nhân của nạn buôn người trên thế giới và không có quốc gia nào là không có sự xuất hiện của bàn tay tội ác này. Theo một thống kê trên tờ NST, 60% đường dây buôn bán người trên thế giới sử dụng Malaysia như một địa điểm để quá cảnh.
Một chiến dịch truy quét mại dâm của cảnh sát Malaysia.
Tăng trưởng kinh tế và cơ hội việc làm tại Malaysia là một trong những lý do nạn nhân bị hấp dẫn đến đất nước này. Buôn bán người là hoạt động bất hợp pháp mang về siêu lợi nhuận với hàng tỷ USD mỗi năm, đặc biệt là ở những nơi có thị trường lao động giá rẻ. Nhóm tội phạm có thể thuyết phục hoặc đánh lừa công nhân nghèo, những người đang tuyệt vọng tìm việc làm, với những hứa hẹn về một cuộc sống tốt hơn. Với một mô típ khá giống nhau, các nạn nhân được hứa hẹn bố trí công việc có thu nhập cao, nhưng khi lọt vào tay bọn buôn người thì họ bị cưỡng bức, bóc lột làm việc và nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị biến thành nô lệ tình dục.
Ngoài ra, với vị trí địa lý có biên giới dài trên biển và đất liền với Thái Lan, Indonesia và Philippines đã khiến Malaysia là điểm chiến lược cho các mạng lưới buôn người. Đó cũng là lý do, nạn nhân của nạn buôn người ở Malaysia đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Đáng buồn thay, một số lượng đáng kể những phụ nữ trẻ, những người được tuyển dụng làm việc trong các nhà hàng, cửa hàng và khách sạn, đã bị ép vào hoạt động mại dâm. Không chỉ ở Kuala Lumpur, nạn mại dâm đang tràn lan ở hầu hết các khu vực đô thị và các điểm đến du lịch ở Malaysia.
Với mức độ gia tăng đến chóng mặt, nạn mại dâm ở Malaysia đã trở thành nổi tiếng như một “ngành công nghiệp”, bất chấp những nỗ lực của chính quyền để trấn áp nạn buôn người và du lịch tình dục. NST dẫn ước tính không chính thức cho biết, có khoảng 150.000 gái mại dâm ở Malaysia, chỉ riêng ở thung lũng Klang đã có khoảng 10.000 - 20.000 người.
46% nạn nhân biết nhà tuyển dụng
Theo điều tra của NST, các nhóm tội phạm có tổ chức lớn cũng đang đứng sau một số đường dây buôn bán người nước ngoài ở Malaysia. NST cũng dẫn những cáo buộc rằng, một số cơ quan, đơn vị tuyển dụng trong nước đã có sự gian lận, tham gia vào hoạt động của các đường dây cưỡng bức lao động và buôn bán người.
Điều tra của NST cũng cho thấy rằng, 46% các nạn nhân biết nhà tuyển dụng của họ. Những kẻ buôn người lợi dụng sự quen biết của những người cùng làng để xác định các gia đình dễ bị tổn thương về mặt kinh tế. Một số phụ huynh hoặc thành viên trong gia đình ở các nước nghèo bán phụ nữ trẻ và trẻ em để kiếm tiền sinh sống hoặc trả nợ. Những kẻ buôn người cũng có xu hướng hứa hẹn công việc được trả lương cao, cuộc hôn nhân với người chồng giàu hoặc gán nợ, hoặc cung cấp cho những khoan vay ưu đãi để cha mẹ có thể gán con hoặc đưa con cái ra làm “vật bảo đảm”.
Ngoài phụ nữ trẻ và trẻ em, nhóm mục tiêu khác bao gồm những người thuộc các gia đình nghèo và thu nhập thấp, người dân tộc thiểu số, người dân bản địa, người miền núi, người tị nạn, người di cư bất hợp pháp, những người có trình độ học vấn thấp và các em gái bỏ nhà lang thang.
Điều tra của tờ báo cũng cho thấy rằng, nạn tham nhũng là một trong những móc xích của đường dây buôn bán người, bắt đầu từ việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao và cất dấu nạn nhân để khai thác bóc lột. Nạn tham nhũng trong việc cấp các giấy tờ, thủ tục đã khiến cho việc di chuyển nạn nhân trong và giữa các quốc gia dễ dàng mà không bị phát hiện. Khi nạn nhân được đưa đến điểm đến, việc nhận hối lộ để bao che cho việc cư trú bất hợp pháp, không có thị thực cũng đã tiếp tay cho các hoạt động phạm pháp sau đó.
Một số quan chức thực thi pháp luật đã bị cáo buộc tại tòa án rằng họ đã nhận hối lộ để cho phép người nhập cư bất hợp pháp vào Malaysia. Mặc dù Malaysia đã thực hiện một số bước đáng chú ý để bảo vệ các nạn nhân của nạn buôn người, tuy nhiên những chính sách đó chưa thực sự mạnh tay nên nạn buôn người vẫn không giảm. Theo NST, các chuyên gia đã khuyến nghị Chính phủ Malaysia cần thực hiện các chính sách nghiêm ngặt hơn để siết chặt hoạt động buôn người dã man này.
Đại sứ quán Việt Nam làm việc với cảnh sát Malaysia
Chiều 6.1, bà Trần Vân Hà – Trưởng phòng Truyền thông (Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH) cho biết, Cục cũng chưa tiếp nhận thêm bất cứ thông tin mới nào liên quan tới danh sách, địa chỉ hay thân nhân của 136 phụ nữ Việt Nam được giải cứu tại Malaysia. Trong ngày 6.1 Đại sứ quán Việt Nam đã làm việc với cảnh sát Malaysia để xác minh rõ danh tính, cũng như việc có hay không việc các cô gái này bị mua bán, lừa gạt, ép phải bán dâm tại hộp đêm trên đường P. Ramlee ở thủ đô Kuala Lumpur.
Trước câu hỏi có hay không việc một số trong các cô gái này đã được đưa sang Malaysia làm việc qua các công ty lao động, sau đó bị dụ dỗ, lừa đảo phải đi bán dâm, bà Hà từ chối trả lời và nói cho rằng chưa có bất cứ căn cứ hay kết quả điều tra nào chứng tỏ điều này.
Theo Dân Việt